Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

Câu 1: Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.

* Vai trò của giống trong chăn nuôi:

- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi: trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.

- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ: tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra l à 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 đến 4%, giống bò Sin là 4 đến 4,5%.

-Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.

* Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi:

- Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc;

- Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau;

- Có tính di truyền ổn định;

- Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

Câu 2: Cho biết một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

* Một số phương pháp chế biến thức ăn:

- Cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh.

- Nghiền nhỏ: thức ăn hạt.

- Xử lý nhiệt: thức ăn có chất độc hại, khó tiêu (hạt đậu, đỗ.)

- Đường hóa hoặc ủ lên men: thức ăn giàu tinh bột.

- Kiềm hóa: thức ăn có nhiều xơ như rơm rạ.

- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.

* Một số phương pháp dự trữ thức ăn: thường sử dụng 2 phương pháp sau:

- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, than.

- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.

Câu 3: Thế nào là thức ăn giàu protein, giàu gluxit, thức ăn thô? Mỗi loại cho 01 ví dụ?

- Thức ăn giàu protein: Có hàm lượng protein >14%. Ví dụ: Thịt, cá, các cây, hạt họ đậu, .

- Thức ăn giàu gluxit: có hàm lượng gluxit >50%.Ví dụ: Ngô, khoai, sắn, .

- Thức ăn thô: Có hàm lượng xơ >30%.Ví dụ: Cỏ, rơm, .

 

doc 2 trang sontrang 4140
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập môn công nghệ học kì II
Năm học 2020 - 2021
Câu 1: Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
* Vai trò của giống trong chăn nuôi:
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi: trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ: tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra l à 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 đến 4%, giống bò Sin là 4 đến 4,5%.
-Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
* Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi:
- Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc;
- Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau;
- Có tính di truyền ổn định;
- Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.
Câu 2: Cho biết một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
* Một số phương pháp chế biến thức ăn:
- Cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh.
- Nghiền nhỏ: thức ăn hạt.
- Xử lý nhiệt: thức ăn có chất độc hại, khó tiêu (hạt đậu, đỗ...)
- Đường hóa hoặc ủ lên men: thức ăn giàu tinh bột.
- Kiềm hóa: thức ăn có nhiều xơ như rơm rạ.
- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.
* Một số phương pháp dự trữ thức ăn: thường sử dụng 2 phương pháp sau:
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, than...
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.
Câu 3: Thế nào là thức ăn giàu protein, giàu gluxit, thức ăn thô? Mỗi loại cho 01 ví dụ?
- Thức ăn giàu protein: Có hàm lượng protein >14%. Ví dụ: Thịt, cá, các cây, hạt họ đậu, .... 
- Thức ăn giàu gluxit: có hàm lượng gluxit >50%.Ví dụ: Ngô, khoai, sắn, ...
- Thức ăn thô: Có hàm lượng xơ >30%.Ví dụ: Cỏ, rơm, ...
Câu 4: Vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin, những điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
- Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
- Vắc xin tác dụng bằng cách tạo cho cơ thể có được khả năng miễn dịch với mầm bệnh tương ứng.
Ví dụ: Vắc xin tả lợn được chế từ virus gây ra dịch tả lợn.
Câu 5: Nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi là gì? Hãy nêu các cách làm có thể để phòng bệnh cho vật nuôi. 
- Nguyên nhân gây ra bệnh cho vật nuôi:
 + Do yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền.
 + Do yếu tố bên ngoài: Tác động vật lí (chấn thương, nhiệt độ), tác động hóa học (ngộ độc), tác động sinh học (kí sinh trùng, vi sinh vật)
- Các phương pháp phòng trị bệnh:
 + Tiêm vắc xin
 + Cách li vật nuôi bệnh
 + Vệ sinh môi trường sạch sẽ
 + Cho vật nuôi ăn đủ chất
 + Báo cán bộ thú y khi có vật nuôi bệnh.
Câu 6: Một số phương pháp sản xuất thức ăn như sau: 
a) Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
	b) Trồng nhiều rau xanh, cỏ cho vật nuôi. 
	c) Nuôi và khai thác cá.
	d) Trồng và lấy hạt các cây họ đậu.
 Em hãy phân loại các phương pháp trên thuộc nhóm nào? 
Trả lời:
a) Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit
b) Phương pháp sản xuất thức ăn thô
c) Phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
d) Phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
Câu 7: Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng mực nước nuôi thủy sản.
* Cải tạo nước ao :
- Mục đích : tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn , oxi , nhiệt độ cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt.
- Biện pháp : thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh 
* Cải tạo đất đáy ao :
- Mục đích : nâng cao chất lượng ao hồ nuôi thủy sản.
- Biện pháp : tăng cường bón phân hữu cơ, vét bớt bùn đảm bảo lớp bùn 5 – 10 cm là vừa.
Cây 8: Tại sao phải coi trọng phương pháp phòng bệnh cho động vật, thủy sản.
Vì phòng bệnh cho động vật, thủy sản là tạo điều kiện cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm bệnh, khi thủy sản bị nhiễm bệnh việc chủa trị rất khó khăn tốn kém.
Câu 9: Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một số phương pháp bảo quản mà em biết.
* Bảo quản sản phẩm thủy sản để hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
 Phương pháp bảo quản:
- Ướp muối. VD: cá sau khi mổ ruột, móc mang, đánh vảy (cá nước ngọt). Rửa sạch rồi xếp 1 lớp cá, 1 lớp muối, có thể bảo quản một ngày đêm. Muốn bảo quản lâu thì phải tăng thêm lượng muối.
- Làm khô là tách nước ra khỏi cơ thể bằng cách : phơi khô (sử dụng năng lượng mặt trời),sấy khô: dùng nhiệt của than,củi, điện.
- Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:
+ đảm bảo chất lượng của tôm cá ,không bị nhiễm bệnh
+ Nơi bảo quả phải đảm bảo yêu câu về kĩ thuật : Nhiệt ,độ ẩm
* Chế biến sản phẩm thủy sản để tăng già trị sử dụng thực phẩm đòng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Phương pháp chế biến:
-Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm...
-Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_cong_nghe_lop_7_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_20.doc