Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Ngoan

Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Ngoan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức, kĩ năng:

a. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại. Lấy được VD minh họa.

 - Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

 - Nêu và giải thích được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

b. Kĩ năng:

- Hình thành, phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

 a. Các phẩm chất: - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

 - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt

b. Các năng lực chung: NL ra quyết định , NL so sánh, NL tự học, NL giải quyết vấn đề

c. Các năng lực chuyên biệt: NL tri thức , NL nghiên cứu khoa học, NL quan sát tự nhiên

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: hình 1/ sgk

2. Học sinh: kẻ bảng mục III, SGK, đồ dùng học tập

 

doc 43 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2021-2022 - Phạm Thị Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/ 2021
Ngày dạy: 6/9/ 2021
Tiết 1
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức, kĩ năng: 
a. Kiến thức: 
- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại. Lấy được VD minh họa.
 - Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
 - Nêu và giải thích được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
b. Kĩ năng: 
- Hình thành, phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: 
 a. Các phẩm chất: - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.
 - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt 
b. Các năng lực chung: NL ra quyết định , NL so sánh, NL tự học, NL giải quyết vấn đề
c. Các năng lực chuyên biệt: NL tri thức , NL nghiên cứu khoa học, NL quan sát tự nhiên
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: hình 1/ sgk
2. Học sinh: kẻ bảng mục III, SGK, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Hoạt động Khởi động:
- GV yêu cầu: Hãy vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về trồng trọt để trả lời câu hỏi sau: 
1. Trong nông nghiệp có những loại cây trồng nào? Kể tên những sản phẩm cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở địa phương em và nước ta.
2. Trồng trọt có vai trò như thế nào?
3. Làm thế nào để trồng trọt đạt kết quả?
4. Đất trồng là gì ? Kể tên các loại đất trồng mà em biết ?
5. Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng ?
- HS tiếp nhận
- HS suy nghĩ thảo luận trả lời
- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn
Hs trình bày theo ý hiểu của mình.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp ở nước ta. Vậy trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 để hiểu rõ vấn đề này .
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 
 B. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế.
- Mục tiêu: Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại. Lấy được VD minh họa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND cần đạt
- GV: Giới thiệu hình 1 SGK cho học sinh.
- GV yêu cầu: Quan sát Hình 1- SGK trang 5 em và các bạn trong nhóm hãy thảo luận: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Cho ví dụ về cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp? Liên hệ với nông nghiệp địa phương?
- GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
Tích hợp: Trồng trọt có vai trò rất lớn trong điều hòa không khí và cải tạo môi trường.
- HS: lắng nghe.
- HS: Quan sát 
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung:
Cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn...
 Cây thực phẩm: Bắp cải, su hào, cà rốt...
 Cây công nghiệp: Bạch đàn, keo, cà phê, cao su....
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt
- Mục tiêu: Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành Trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND cần đạt
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
- GV? Em hãy cho biết đâu là nhiệm vụ của trồng trọt?
- GV? Tại sao 3 không phải là nhiệm vụ của trồng trọt?
- GV: Kết luận
-HS: Nghiên cứu 6 nội dung trình bày mục II SGK
- HS:1 đến 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung nêu được 1, 2, 4, 5, 6.
- HS: Trả lời được nội dung 3 là nhiệm vụ của chăn nuôi
- Sản xuất nhiều lúa, ngô, đủ ăn, dự trữ, xuất khẩu
- Trồng rau, đậu, làm thức ăn
- Trồng mía cung cấp nguyên liệu, cây ăn quả.
- Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu công nghiệp.
- Trồng cây chè, cà phê, xuất khẩu
Hoạt động 3 . Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt. 
- Mục tiêu: Nêu và giải thích được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ND cần đạt
- GV thông báo viết lên bảng: Sản lượng cây trồng trong 1 năm = năng xuất cây trồng/vụ/đơn vị diện tích x Số vụ trong năm x diện tích đất trồng trọt
? Em hãy đề xuất, làm thế nào làm thế nào để tăng năng xuất cây trồng trong vụ? Làm thế nào để có đc nhiều vụ trong năm ? Làm thế nào để tăng diện tích đất canh tác?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
- HS: Làm việc cá nhân tự do đề xuất
- Dự kiến: Khai hoang lấn biển, dùng giống ngắn ngày, sử dụng kt tiên tiến...
- Hs trình bày kết quả 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Khai hoang, lấn biển để tăng diện tích
- Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ
- Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất.
 C. Hoạt động luyện tập : 
- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi
Câu 1: Hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV theo dõi
- Hs trả lời nhanh.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi và mở rộng 
- Đọc phần ghi nhớ SGK/7.
- Tìm hiểu xem ở địa phương em trồng trọt có vai trò, nhiệm vụ quan trọng như thế nào ?
Ngày soạn: 20 /10/2020
Ngày dạy: 14-28/10/2020
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
(Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
Tên chủ đề: PHÂN BÓN
 Số tiết: 03
Tuần: từ tuần 7 đến tuần 9.
Tiết: từ tiết 6 đến tiết 8
I.LÍ DO XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
Phân bón có vai trò cực kì quan trọng trong trồng trọt giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Vì vậy khi sử dụng phân bón cần nắm rõ cách sử dụng , tính chất của từng loại phân, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng tôi xây dựng chủ đề phân bón.
II. LỰA CHỌN NỘI DUNG XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ
 Hệ thống kiến thức:
Bài 1: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt (1 tiết)
Bài 2: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường (1 tiết)
Bài 3: TH- Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường (1 tiết)
III. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ NĂNG LỰC CẦN ĐẠT
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ:
a) Kiến thức: Kể ra được một số loại phân bón dùng trong sản xuất gia đình, ở địa phương và tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất
- Biết được cách bón phân và sử dụng bảo quản một số loại phân bón thông thường
- Trình bày được mọt số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân Lân, phân Đạm, Kali, Vôi.
- Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi dạng phân bón để giữ chất lượng cho chúng
b) Kỹ năng: Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng qua quan sát hình thái bên ngoài. 
- Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân thường dùng
- Thực hiện đúng quy trình, thực hiện tốt từng thao tác trong quy trình để xác định đúng tên, loại phân
c) Thái độ: Có ý thức thu gom, xử lí các nguồn rác thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo môi trường và làm nguồn phân hữu cơ.
- Ý thức bảo quản,và sử dụng phân bón hợp lí để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
2. Năng lực cần phát triển
a) Năng lực chung:- Năng lực giải quyết vấn đề: Thu gom, xử lí các nguồn rác thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo môi trường và làm nguồn phân hữu cơ.
- Năng lực tư duy: Lập được sơ đồ phân chia các nhóm phân thường dùng ( Phân vô cơ, hữu cơ, vi sinh )
b) Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực địa: Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng từng loại phân để bón từng thời kì hiệu quả
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CỦA TỪNG NỘI DUNG 
Nội dung
chủ đề
Các mức độ kiến thức
Kiến thức kỹ năng
cần hướng tới
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Nội dung1: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Kể ra được một số loại phân bón dùng trong sản xuất 
- Tác dụng của chúng đối với cây trồng và đất
- Phân biệt được tên các nhóm phân bón
- Vân dụng cách bón phân hợp lí 
NL tư duy: Lập được sơ đồ phân chia các nhóm phân thường dùng
 ( Phân vô cơ, hữu cơ, vi sinh)
- Nâng cao hiệu quả bón phân đối với đất, năng suất và chất lượng nông sản
Nội dung2: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
- Trình bày cách bảo quản phù hợp để đảm bảo các loại phân
- Dựa vào tính chất của phân mà bón hiệu quả
- Phân biệt thời gian, loại phân cho bón lót và bón thúc - So sánh được ưu và nhược các cách bón phân
- Vận dụng xử lí các nguồn rác thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo môi trường và làm nguồn phân hữu cơ.
NL giải quyết vấn đề: Xử lí chất thải làm phân bón
- Dựa vào tính chất từng loại phân để bảo quản giữ được chất lượng phân bón
Nội dung3-TH: Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường
- Nắm được các quy trình thực hành nhận biết các loại phân
- Thực hiện đúng quy trình, thực hiện tốt từng thao tác trong quy trình để xác định đúng tên, loại phân
V. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Mức độ nhận biết:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Loại phân nào gọi là phân đa nguyên tố
 A. Phân đạm B. Phân Urê C. Phân Lân D. Phân NPK 
2.Phân bón gồm mấy nhóm chính? 
 A. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh C. Phân hữa cơ, phân hoá học, phân vi sinh 
 B. Đạm, lân, Kali D. Cây xanh, đạm, vi lượng . 
3. Cách bón phân nào sau đây tiết kiệm được phân bón?
 A. Bón theo hốc B. Bón vải C. Bón theo hàng D. Phun lên lá 
4. Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót: 
 A. Phân hữu cơ, phân xanh , phân đạm
 B. Phân xanh, phân kali, phân N P K
 C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng, supe lân
 D. Phân NPK, phân lân, phân xanh, phân vi sinh
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Hãy sắp xếp các loại phân sau vào từng nhóm thích hợp: Phân trâu, bò, Phân Supe Lân, Phân xanh, Phân Kali, cây bèo dâu, Phân NPK, Phân Urê, khô dầu dừa
+ Phân hữu cơ: .
+ Phân hóa học: . ..
+ Phân vi sinh: .
Câu 2: Cho các từ: a- Bón lót; b- bón vãi; c- bón thúc; d- bón theo hốc. Điền các từ đó vào các câu sau:
 .bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cho cây con khi mới mọc rễ là phấn phân trong thời gian sinh trưởng của vây nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kì, tạo điều kiện cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
A. a-b-c-d
B. b-c-d-a
C. b-a-b-c
D. a-a-c-c
Ô chữ có 9 chữ cái: Đây là loại phân thành phần có nhiều dinh dưỡng nhưng ở dạng khó tiêu cây không sử dụng được ngay.
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Em có thể làm gì để tạo ra phân bón hữu cơ. Cần bảo quản như thế nào để giữ chất lượng phân và giảm ô nhiễm môi trường? 
Câu 2: Nêu tác dụng của phân bón? Em hiểu như thế nào là bón phân hợp lí?
VI. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Năng lực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Năng lực giải quyết vấn đề: Tận dụng rác thải à phân bón
Năng lực tư duy: Lập được sơ đồ phân chia các nhóm phân thường dùng 
( Phân vô cơ, hữu cơ, vi sinh )
Nội dung 1- Bài 1: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt (1 tiết) 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động khởi động: Xác định tình huống xuất phát-đề xuất vấn đề cần giải quyết
Phân bón có vai trò cực kì quan trọng trong trồng trọt giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Vì vậy khi sử dụng phân bón cần nắm rõ cách sử dụng , tính chất của từng loại phân, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng tôi xây dựng chủ đề phân bón.
- ở địa phương em đã sử dụng những loại phân nào để bón cho cây
- Gia đình em tận dụng nguồn phân bón từ đâu?
- HS thảo luận GV theo dõi, hỗ trợ
- HS đại diện trong cặp trả lời, HS khác bổ sung
- GV chọn câu trả lời có tình huống để chuyển tiếp sang hoạt động hình thành kiến thức.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về phân bón. (15 ph )
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu h/s tìm hiểu các loại phân bón ở địa phương thường dùng , xác định chất dinh dưỡng trong pphân bón 
- Quan sát sơ đồ và phân biệt các nhóm phân 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh đọc và quan sát sơ đồ 2/sgk hoàn thành phiếu bài tập sgk/16
+ Giáo viên giải thích thêm về phân đa ngiyên tố(NPK) ngoài các chất trên , còn có nhóm các nguyên tốt vi lượng như: Cu, Fe, Zn, 
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yêu cầu các nhóm h/s thảo luận hoàn thành vào phiếu bài tập: sắp xếp tên các phân bón vào nhóm cho thích hợp
à Qua ý kiến hiểu biết của h/s
 -> yêu cầu h/s rút ra kết luận?
*Kết luận nội dung chính và đáng giá kết quả thực hiện n/v
- Giáo viên nhận xét và bổ sung và kết luận chung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của phân bón( 20 p)
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 6 a,b,c SGK và trả lời câu hỏi:
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi: 
+ Phân bón có ảnh hưởng thế nào đến đất, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản?
+ Vậy bón phân cho đất càng nhiều càng tốt phải không? Vì sao?
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện nhóm báo cáoà Nhóm kháclắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
*Kết luận nội dung chính và đáng giá kết quả thực hiện n/v
- Qua kết quả học sinh nhận xét lẫn nhauàGV nhận xét, đánh giá và kết luận 
- Học sinh đọc mục I và trả lời:
à Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
à Vì phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
à Đó là đạm, lân, kali.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát sơ đồ 2/sgk và hoàn thànhphiếu bài tập
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảngbài tập
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
à Phân bón chia làm 3 nhóm chính, 
+Phân hữu cơ: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn và khô dầu.
+Phân hóa học: phân lân, phân đạm, phân kali, phân đa lượng, phân vi lượng.
+Phân vi sinh: phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đồng, vi sinh vật chuyển hóa lân.
- Học sinh quan sát hình và nhận nhiệm vụ
- Đại diện nhóm trả lờià học sinh nhận xét lẫn nhau
à Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
àKhông, vì khi bón phân quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân nhất là phân hóa học thì năng suất cây trồng không những không tăng mà có khi còn giảm.
1. Phân bón là gì?
- Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.
- Phân bón chia làm 3 nhóm: 
+ Phân hữu cơ
+ Phân hoá học
+ Phân vi sinh
* Bài tập.
+ Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m.
+ Phân hoá học : c, d, h, n.
+ Phân vi sinh: i
II. Tác dụng của phân bón.
- Phân bón làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản và tăng độ phì nhiêu cho đất. 
- Bón phân quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng không những không tăng mà còn giảm
Năng lực tự học: Tìm cách bảo quản phân hợp lí, đảm bảo chất lượng phân 
Nội dung 2: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường 
Hoạt động 1: Giới thiệu một số cách bón phân. (12 ph )
*Khởi động:
- Giáo viên yêu cầu h/s nêu đặc điểm của từng loại phân đã học -> Giáo viên đặt vấn đề: Những loại phân này cần sử dụng và bảo quản như thế nào để có hiệu quả cao?
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho hs đọc thông tin sgk và quan sát hình: 7,8,9,10 trả lời 2 câu hỏi
+ Thời kì bón phân cho cây 
+ Cách bón?
+ Ưu và nhược điểm từng cách bón?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên cho hs liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương cho biệt ý kiến cá nhân về cách bón phân
- Cho h/s làm việc nhóm:Từng cá nhân trình bày kết quả trả lời câu hỏi. Thư kí nhóm tập hợp và thống nhất
à Từ ý kiến h/s giáo viên ghi nhận và yêu cầu học sinh hoàn thành vào bảng xác định thời gian và mục đích bón cho từng thời kì?
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện nhóm báo cáoà Nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
*Kết luận nội dung chính và đáng giá kết quả thực hiện n/v
- Qua kết quả học sinh nhận xét lẫn nhauàGV nhận xét, đánh giá và kết luận
Hoạt động 2: Giới thiệu một số cách sử dụng các loại bón phân thông thường. (10 ph )
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho học sinh dựa vào đặc điểm của phân để xác định cách bón trong phiếu bài tập
* Nội dung phiếu bài tập.
Tên phân bón 
Đặc điểm
Cách
sử dụng
?
?
?
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân: dựa vào những kiến thức ở địa phương suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi trên
- Cho h/s làm việc nhóm:Từng cá nhân trình bày kết quả trả lời câu hỏi. Thư kí nhóm tập hợp và thống nhất
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
à Mời đại diện nhóm lên báo cáo và nhóm khác nhận xét.
*Kết luận nội dung chính và đáng giá kết quả thực hiện n/v
- Qua ý kiến thảo luận của học sinh -> giáo viên bổ sung và kết luận chung: Khi bón phân cần chú ý đến đặc điểm của từng loại phân mà có cách sử dụng phù hợp.
*Hoạt động 4: Giới thiệu cách bảo quản các loại bón phân thông thường.(10 p )
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III và liên hệ thực tế về cách bảo quản các loại phân 
+ Đối với phân hóa học
+ Đối với phân chuồng 
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân: dựa vào những kiến thức ở địa phương suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi trên
1. Cách nhận biết nhóm phân tan hoặc không tan à Hoà tan vào nước
2. Phân biệt nhóm phân hoà tan à Đốt lên than củi
3. Phân biệt trong nhóm phân không hoà tan à Quan sát màu sắc
- Giáo viên kết luận và giảng thêm: Qua đó ta thấy rằng tùy vào từng loại phân mà có cách bảo quản cho thích hợp.
- Dựa vào kiến thức cũ đã học sinh và nêu lên ý kiến cá nhận và nhận xét lẫn nhau nêu lên hiểu biết
- H/S liên hệ thực tế xác định thời gian bón cho từng thời kì: 
+ Thời kì bón?
+ Thời gian và mục đích bón?
- H/S ghi kết luận
* Theo hàng ( hình 7)
+ Ưu: 1 và 9
+ Nhược: 3
* Theo hốc ( hình 8)
+ Ưu: 1 và 9
+ Nhược: 3
* Bón vãi: ( hình9)
+ Ưu: 6 và 9.
+ Nhược : 4
* Phun trên lá: ( hình 10)
+ Ưu: 1,2,5.
+ Nhược: 8.
à Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Phân hữu cơ: bón lót.
+ Phân N,P,K : bón thúc
+ Phân lân: bón lót, bón thúc.
- Học sinh lắng nghe.
à Cần chú ý đến đặc điểm của từng loại phân mà có cách sử dụng phù hợp.
+ Phân hóa học:
- Ñöïng trong chum, vaïi saønh ñaäy kín hoaëc bao goùi nilon.
- Ñeå nôi cao raùo, thoaùng maùt.
- Khoâng ñeå laãn loän caùc loaïi phaân vôùi nhau.
+ Phân chuồng: Bảo quản tại chuồng nuôi hoặc ủ thành đóng dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
I. Cách bón phân: 
* Thời kì bón
- Người ta chia ra làm 2 thời kì bón phân cho cây:
 + Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng
 + Bón thúc là bón trong thời gian sinh trưởng của cây.
* Cách bón:
- Bón vãi.
- Bón hốc.
- Bón theo hàng.
- Bón phun lên lá.
II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường
* Cách sử dụng:
- Khi sử dụng cần chú ý đặc điểm và tính chất của phân bón.
III. Baûo quaûn caùc loaïi phaân boùn thoâng thöôøng.
+ Phân hóa học:
- Ñöïng trong chum, vaïi saønh ñaäy kín hoaëc bao goùi nilon.
- Ñeå nôi cao raùo, thoaùng maùt.
- Khoâng ñeå laãn loän caùc loaïi phaân vôùi nhau.
+ Phân chuồng: Bảo quản tại chuồng nuôi hoặc ủ thành đóng dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
Năng lực hợp tác: Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp
Năng lực tự học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các hoạt động học tập
Nội dung 3- Bài 3: TH-Nhận biết một số loại phân hóa học thông thường
 Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức thực hành
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm thực hành và phân công nhóm ttrưởng từng nhóm.
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm lên nhận dụng cụ và vật liệu.
- Yêu cầu mỗi nhóm bày ra dụng cụ và vật liệu kiểm tra sự chuẩn bị.
- Yêu cầu các nhóm trật tự, vệ sinh cân nhắc hs cần vệ sinh trong thực hành.
*Hoạt động 3: Thực hiện quy trình thực hành
*Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân học sinh đọc và hiểu bảng sơ đồ quy trình lên bảng 
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ thực hiện QTTH và hoàn thành vào bảng kết quả thực hành:
1. Cách nhận biết nhóm phân tan hoặc không tan 
2. Phân biệt nhóm phân hoà tan
3. Phân biệt trong nhóm phân không hoà tan 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cá nhóm nào còn lúng túng trong thực hành và theo dõi trật tự.
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm hoàn thành kết quả vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp và đánh giá chéo các nhóm
*Kết luận nội dung chính và đáng giá kết quả thực hiện n/v
à Giáo viên đưa ra trang điểm đánh giá và yêu cầu mỗi nhóm báo cáo.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đánh giá chéo nhau từ đó gv nhận xét và cho điểm. 
- Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ THỰC HÀNH
*Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: cho h/s phân biệt các loại phân theo nhóm
+ GV hướng dẫn: GV treo phiếu bài tập lên bảng yêu cầu h/s đọc và sắp xếp tên phân bón vào từng nhóm
Nhiệm vụ 2: Yêu cầu h/s sinh thảo luận nêu lên cách làm để nhận biết tên các loại phân (Đạm, Lân, Kali, Vôi)
GV hướng dẫn: Hai bạn ngồi cạnh nhau làm thành một cặp dựa vào sơ đồ nêu lên cách nhận biết
*Thực hiện nhiệm vụ
- Mời đại diện nhóm, cá nhân lên trình bày báo cáo nội dung theo yêu cầu của GV ở nhiệm vụ 1 và 2. Học sinh nhóm khác lắng nghe và chia sẽ ý kiến
- Nhận xét và nêu ý kiến bài tập
*Kết luận nội dung chính và đáng giá kết quả thực hiện n/v
àDựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đap án của bài tập, h/s tự đánh giá kết quả hoạt động thực hành/ luyện tập ở từng mức độ (phần V)
àGV nhận xét chung và đánh giá kết quả hoạt động:
+ Đánh giá tính tích cực, tự lực của học sinh::
+ Đánh giá khả năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu cách sản xuất phân bón hữa cơ tại gia đình
- Học sinh chia nhóm thực hành và giao nhiệm vụ theo chỉ dẫn của giáo viên
- Đại diện nhóm nhận dụng cụ và vật liệu bổ sung
- Cách nhận biết nhóm phân tan hoặc không tan à Hoà tan vào nước
 - Phân biệt nhóm phân hoà tan à Đốt lên than củi
- Phân biệt trong nhóm phân không hoà tan à Quan sát màu sắc
àH/S mỗi nhóm nhận phiếu báo cáo và thực hành theo nhóm ở 3 nội dung: 
1. Cách nhận biết nhóm phân tan hoặc không tan 
2. Phân biệt nhóm phân hoà tan
3. Phân biệt trong nhóm phân không hoà tan 
- H/S các nhóm đại diện báo cáo trước lớp
àCác nhóm khác nhận xét đánh giá
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Mẫu phân hóa học, ống nghiệm.
- Đèn cồn, than củi.
- Kẹp sắt gấp than, thìa nhỏ.
- Diêm, nước sạch.
II. Quy trình thực hành:
1.Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan:
- Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 10- 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong vòng 1 phút.
- Bước 3: Để lắng 1-2 phút. Quan sát mức độ hòa tan.
+ Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân kali.
+ Không hoặc ít hòa tan: đó là phân lân và vôi.
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan:
- Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.
- Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.
+ Nếu có mùi khai: đó là đạm.
+ Nếu không có mùi khai đó là phân kali.
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan:
 Quan sát màu sắc:
- Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như ximăng, đó là phân lân.
- Nếu phân bón có màu trắng đó là vôi.
Ngày soạn: 3/11/2020
Ngày dạy: 4/11/2020
Tiết 9: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
- Hệ thống lại các kiến thức đã học
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Nghiên cứu nội dung trọng tâm của các bài đã học
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- GV giới thiệu tiết ôn tập, mục tiêu của tiết ôn tập là:
- GV giới thiệu: Để giúp các em hệ thống thống được nội dung trọng tâm của các bài đã học và nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về nội dung của bài học đồng thời chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 1 tiết chúng ta cùng vào bài “ôn tập ”ngày hôm nay.
B. Hoạt động ôn tập
Hoạt động 1: GV hệ thống lại toàn bộ nội dung chính của các bài
1. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất
 a. Khái niệm về đất trồng
 b. Thành phần của đất trồng
2. Một số tính chất của đất trồng
 a. Thành phần cơ giới của đất 
 b. Độ chua, độ kiềm
 c. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
 d. Độ phì nhiêu của đất
3. Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
 a. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý
 b. Biện pháp cải tạo đất
4. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
 a. Phân bón là gì?
 b. Tác dụng của phân bón
5. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
 a. Cách bón phân
 b. Cách sử dụng các loại phân bón
 c. Bảo quản các loại phân bón
Hoạt động 2: GV chia lớp thành 4 nhóm , GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau
Câu 1: Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Em hãy nêu các biện pháp sử dụng đất?
Câu 2. Độ phì nhiêu của đất là gì? 
Câu 3. Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
Câu 4. Bón phân vào đất có tác dụng gì?
Câu 5. Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
 Hoạt động 3: Các nhóm báo cáo kết quả
- Lần lượt đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV sửa chữa, bổ sung và kết luận
C. Hoạt động luyện tập
- Đánh giá kết quả học tập của cá nhân, của nhóm thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập trên phiếu học tập.
- Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Trồng trọt có vai trò
 A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
 B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
 C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
 D. Cung cấp nông sản để xuất khẩu
 E. Cả 4 câu trả lời trên
2. Đất trồng là môi trường cung cấp cho cây trồng về
 A. Nước, chất dinh dưỡng
 B. Chất dinh dưỡng, oxi
 C. Nước, chất dinh dưỡng, oxi
3. Giống cây trồng tốt có tác dụng
 A. Tăng năng xuất, tăng chất lượng nông sản
 C. Tăng vụ gieo trồng, tăng năng suất, thay đổi cơ cấu cây trồng
 D. Tăng năng suất , tăng chất lượng nông sản , tăng vụ , thay đổi cơ cấu cây trồng
- Hãy lựa chọn ý tương ứng ở cột B cho các câu ở trong cột A
Biện pháp cải tạo đất
(A)
Mục đích
(B)
Trả lời
1. Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ
2. Làm ruộng bậc thang
3. Bón vôi
4. Trồng các cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
a. Tăng bề dày lớp đất trồng
b. Khử chua
c. Hạn chế chống sói mòn, tốc độ dòng chảy
d. Tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi
1-
2-
3-
4-
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Ôn lại tất cả các kiến thức đã học.
- Về nhà xem lại bài để tiết sau kiểm tra một tiết
Ngày soạn: 10/11/2020
Ngày kiểm tra: 11/11/2020
TIẾT 10: KIỂM TRA GIỮA HKI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1. Về kiến thức: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của học sinh, từ đó rút ra kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và học theo định hướng tích cực hóa người học
2. Về kĩ năng: Đánh giá được nội dung kiến thức đã học của học sinh
3. Về thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc
	 - Có ý thức trung thực trong kiểm tra thi cử
4. Về năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL tính toán, NL tự quản lí
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm
- HS: Ôn lại bài cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ 7.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
-Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt
-Giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sản phẩm trồng trọt, tăng chất lượng sản phẩm trồng trọt.
-Lấy ví dụ minh hoạ về vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, đối với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu 1(0.25đ)
Câu 1(2.0đ)
2câu = 2,25đ
22,5%
2. Khái niệm về đất trồng
-Trình bày được vai trò của đất đối với sự tồn tại, phát triển của cây trồng
-Nêu các thành phần của đất trồng.
- Phân biệt được các thành phần của đất trồng về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu 2(0.25đ)
Câu 3
( 0.25đ)
2câu = 0,5đ
5%
3.Một số tính chất của đất trồng
-Trình bày được thành phần cơ giới của đất.
-Nêu được các trị số PH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
-Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng
- Phân biệt các loại đất cát, đất thịt, đất sét.
-So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu4
( 0.25đ)
Câu 5(0.25đ)
2câu = 0.5đ
5%
4.Biện pháp sử dụng bảo vệ và cải tạo đất
-Nêu được những lý do phải sử dụng đất hợp lí
-Nêu được các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích của việc sử dụng mỗi biện pháp.
-Nêu được các biện pháp cải tạo đối với từng loại đất.
-Giải thích được mục đích của từng biện pháp cải tạo phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu 6(0.25đ)
Câu3
(1.0đ)
2câu = 1.25đ
12.5%
5. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
- Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất; vai trò của phân bón đối với nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng.
-Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm trồng trọt.
-Phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi
- Phân loại được những loại phân bón thường dùng.
-Nhận biết một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất ở gia đình và địa phương
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu 7(0.25đ)
Câu10
(0.25đ)
Câu2
(1.0đ)
Câu8
(0.25đ)
Câu 9(0.25đ)
Câu2
(1.5đ)
Câu3
(1.5đ)
7câu = 5.0đ
50%
6.Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
- Nêu được các cách bón phân 
- Phân biệt được bón lót và bón thúc
- Đánh giá ưu , nhược điểm của mỗi cách bón phân đang được sử dụng ở địa phương
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu10
(0.25đ)
Câu11
(0.25đ)
2câu = 0.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_7_hoc_ky_1_nam_hoc_2021_2022_pham_thi_ngoa.doc