Giáo án Công nghệ 7 - Ôn tập Học kỳ II

Giáo án Công nghệ 7 - Ôn tập Học kỳ II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học

trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III.

2. Kĩ năng : Nắm vững kiến thức và kỹ năng thu, chi và nấu ăn trong gia đình

3. Thái độ : - Có ý thức tự giác tham gia tích cực vận dụng kiến thức đã học vào

xây dựng bài.

- Thông qua tiết ôn tập rèn luyện tính siêng năng, nhanh nhẹn, biết

vận dụng kiến thức bằng phương pháp khoa học .

4. Năng lực,phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực

phân tích, tổng hợp thông tin.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: - Máy chiếu, giấy A0, bút dạ

- Câu hỏi ôn tập và đề cương ôn tập.

2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập như hướng dẫn ở tiết

trước.

pdf 14 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 5760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Ôn tập Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HKII 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS Thông qua tiết ôn tập, HS nhớ lại các phần nội dung đã được học 
trong chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III.. 
2. Kĩ năng : Nắm vững kiến thức và kỹ năng thu, chi và nấu ăn trong gia đình 
3. Thái độ : - Có ý thức tự giác tham gia tích cực vận dụng kiến thức đã học vào 
xây dựng bài. 
- Thông qua tiết ôn tập rèn luyện tính siêng năng, nhanh nhẹn, biết 
vận dụng kiến thức bằng phương pháp khoa học . 
4. Năng lực,phẩm chất: 
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực 
phân tích, tổng hợp thông tin. 
- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Máy chiếu, giấy A0, bút dạ 
 - Câu hỏi ôn tập và đề cương ôn tập. 
 2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập như hướng dẫn ở tiết 
trước. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát. 
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi. 
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 
 A.Hoạt động khởi động 
. 1.Mục tiêu: 
- Nhằm giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề 
liên quan đến tổ chức bữa ăn, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác, tinh thần 
học tập lẫn nhau trong học sinh. 
2. Phương thức thực hiện: 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
3. Sản phẩm hoạt động 
- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá 
- Học sinh đánh giá. 
- Giáo viên đánh giá. 
5. Tiến trình hoạt động: 
* GV tổ chức trò chơi “ Nhìn tranh nhớ bài”: 
 + GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát sau đó nêu tên các bài đã được 
học. HS khác nhận xét, GV nhận xét, chốt. 
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ 
*Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh: 
 + HS đọc yêu cầu. 
 + HS thảo luận. 
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần) 
- Dự kiến câu trả lời:HS trả lời theo ý hiểu 
*Báo cáo kết quả 
- Đại diện nhóm trình bày. 
*Đánh giá kết quả 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
->Giáo viên gieo vấn đề : Vậy để kiểm tra xem phần trả lời các câu hỏi trên của 
các bạn đẫ đúng và đầy đủ hay chưa chúng ta hãy cùng cô tìm hiểu bài học ngày 
hôm nay. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
1. Mục tiêu : - Biết được cách xác định 
các khoản chi tiêu trong gia đình 
2. Phương thức thực hiện : Hoạt động cá 
nhân 
3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 
I. Các nhóm thảo luận theo nội dung 
phân công 
II.Thảo luận trước lớp. 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học 
sinh đánh giá 
5. Tiến trình hoạt động: 
 *Chuyển giao nhiệm vụ 
- Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 
khoảng 15 phút 
- Gv ghi câu hỏi lên bảng phụ và gọi Hs 
đọc 
Nhóm 1. 
Câu 1. 
*Cho biết biện pháp đảm bảo vệ sinh an 
toàn thực phẩm? Nêu ảnh hưởng của 
nhiệt độ đối với vi khuẩn 
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung 
- Gv bổ sung và kết luận 
- Hs trả lời ảnh hưởng của nhiệt độ đối 
với vi khuẩn, Gv kết luận 
Câu 2. 
* Để tổ chức bữa ăn hợp lý phù hợp với 
hoàn cảnh của từng gia đình, cần dựa vào 
những nguyên tắc nào? 
*Tại sao lại phân chia số bữa ăn trong 
ngày? 
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung 
 - Gv bổ sung và kết luận 
 Trả lời câu 1. 
 - An toàn thực phẩm là giữ cho thực 
phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, 
biến chất. 
+ An toàn thựcc phẩm khi mua sắm: thực 
phẩm đảm bảo tươi, không ôi, úa, 
ươn đồ hộp phải chú ý đến hạn sử dụng. 
+ An toàn thực phẩm khi chế biến: vi 
khuẩn xâm nhập vào thức ăn khi chế biến 
thức ăn trong nhà bếp, khi sơ chế Nếu 
thức ăn không được nấu chín hay bảo 
quản không chu đáo vi trùng sẽ phát triển 
mạnh, gây ngộ độc. tiêu chảy, nôn mửa. 
 Trả lời câu 2. 
 + Đáp ứng nhu cầu các thành viên trong 
gia đình. 
 + Phù hợp với điều kiện tài chính. 
 + Sự cân bằng chất đinh đưỡng chọn đủ 
4 nhóm thức ăn cân bằng dinh dưỡng. 
 + Thay đổi món ăn, thay đổi cách chế 
biến để ăn ngon hơn. 
 Câu 3. 
 - Phương pháp làm chín thực phẩm trong 
nước.( luộc, nấu, kho) 
 - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng 
hơi nước.( hấp) 
 - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng 
sức nóng trực tiếp của lửa. 
- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng 
chất béo.( rán, rang, xào) 
Nhóm 2 
 Câu 3. 
*Hãy kể các phương pháp làm chín thực 
phẩm thường được sử dụng hàng ngày? 
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung 
- Gv bổ sung và kết luận 
Câu 4 
*Trình bày quy trình thực hiện một món 
nộm mà em thích.( Chuẩn bị, chế biến, 
trình bày) 
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung 
 Nhóm 3. 
 Câu 5. 
*Thu nhập của gia đình là gì và có những 
loại thu nhập nào? 
- Hs thảo luận trả lời, nhận xét, bổ sung 
- Gv bổ sung và kết luận 
Nhóm 4. 
Câu 6. 
*Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập 
gia đình?. 
*Báo cáo , nhận xét 
 - Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức 
- Gv hệ thống lại kiến thức đã ôn tập 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ 
 Câu 4 
- ( HS tự chọn món và trả lời) 
 Câu 5. 
- Thu nhập của gia đình là tổng các khoản 
thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao 
động của các thành viên trong gia đình 
tạo ra. 
- Có những loại thu nhập bằng tiền hoặc 
bằng hiện vật. 
 Câu 6 
 -Tiết kiệm ( không lãng phí) 
 - Chi tiêu hợp lý.( đủ – khoa học) 
 - Làm các công việc giúp đỡ gia đình tuỳ 
theo sức của mình. .( HS nêu một số 
công việc đã làm ở gia đình) 
) 
- Học sinh TL- Giáo viênQS 
- Dự kiến sản phẩm Các chi phí trong 
gia đình của các vùng miền 
*Báo cáo kết quả nhóm báo cáo 
*Đánh giá kết quả nhóm báo cáo 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá 
vụ 
- Học sinh TL 
- Giáo viênQS 
*Báo cáo kết quả 
*Đánh giá kết quả 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá 
->Giáo viên nhận xé đánh giá chốt ghi 
bảng 
C. Hoạt động : Luyện tập 
1. Mục tiêu : - Biết được cách xác định các khoản chi tiêu trong gia đình 
2. Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân 
3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá 
5. Tiến trình hoạt động: 
 GV nêu câu hỏi củng cố, HS suy nghĩ và lựa chọn phương án trả lời. 
Câu 1: Nêu các khoản chi cho nhu cầu vật chất trong gia đình ? 
+HS: suy nghĩ trả lời. 
Câu 2: Nêu các khoản chi cho nhu cầu văn hóa, tinh thần trong gia đình? 
+HS: suy nghĩ trả lời 
D. Hoạt động : Vận dụng 
1. Mục tiêu : - Biết được cách xác định các khoản chi tiêu trong gia đình 
2. Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân 
3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá 
5. Tiến trình hoạt động: 
- GV tổ chức trò chơi ai nhanh, ai nhanh bằng cách GV chia lớp làm 6 nhóm sau đó 
GV đưa ra các câu hỏi có nhiều lựa chọn yêu cầu trong thời gian ngắn nhất đội nào 
trả lời được nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng. Phần thưởng cho đội chiến 
thắng sẽ là một phần quà bí mật. 
Câu 1: Những thực phẩm giàu chất đạm: 
 A. Mía C. Rau các loại 
 B. Trứng, thịt cá, đậu tương D. Gạo, ngô 
Câu 2: Những thực phẩm giàu tinh bột: 
 A. Mía C. Gạo, ngô, khoai, sắn 
 B. Thịt, cá D. Rau xanh 
Câu 3: Người ta phân chia thức ăn thành mấy nhóm: 
 A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm 
Câu 4: Bữa ăn thường ngày gồm: 
 A. 5 - 6 món C. 2 món B. 3 - 4 món D. Nhiều món 
Câu 5: Nếu thiếu chất đạm trầm trọng làm cho trẻ em : 
 A. Dễ béo phì B. Dễ bị đói mệt 
C. Thiếu năng lượng D. Bị suy dinh dưỡng, phát 
triển kém. 
Câu 6: Nếu ăn thừa chất đạm: 
 A. Làm cơ thể bị suy dinh dưỡng 
B. Trí tuệ phát triển kém 
C. Cơ thể ốm yếu 
D. Gây bệnh béo phì, huyết áp cao, bệnh tim mạch 
Gọi 1-> 2 học sinh nhắc lại trọng tâm của từng bài. 
- GV nhận xét ý thức, thái độ, tinh thần học tập của HS kết quả tiết ôn tập. 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh TL 
- Giáo viên Q/S 
*Báo cáo kết quả 
- Học sinh báo cáo theo nhóm 
*Đánh giá kết quả 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
E. Hoạt động : Tìm tòi, mở rộng 
1. Mục tiêu : - Biết được cách xác định các khoản chi tiêu trong gia đình 
2. Phương thức thực hiện : Hoạt động cá nhân 
3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá 
5. Tiến trình hoạt động: 
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Hãy tìm hiểu thêm trên tivi, sách báo hay trên internet để thấy được tầm quan 
trọng của thực phẩm đối với cơ thể con người, tác hại của việc ăn uống không điều 
độ. Những thực đơn giúp cơ thể con người khỏe hơn. 
*- Về nhà học ôn kĩ bài và xem thêm những nội dung chưa được ôn ở trên 
lớp. 
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tránh ôn tủ, mà phải học hết để tiết sau làm bài 
kiểm tra học kì II tiết được tốt 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh TL 
- Giáo viên Q/S 
- Dự kiến sản phẩm -> ăn uống, may mặc, thăm hỏi 
*Báo cáo kết quả 
- Học sinh báo cáo theo nhóm 
*Đánh giá kết quả 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
->Giáo viên chốt kiến thức 
*Dặn dò: 
-GV yêu cầu HS về nhà học bài và đọc trước bài mới cho tiết học sau. 
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 35 
Tiết 70 
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:- Qua bài kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức , khả năng vận dụng 
kiến thức của học sinh. 
2. Kĩ năng : Rèn năng lực vận dụng, khái quát hoá, tổng. hợp hoá kiến thức 
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự học, tự giác, tập trung cao. 
4.Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, tự quản lí, tính 
toán. 
- Phẩm chất: Trung thực; Nghiêm túc; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành 
kỉ luật 
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm và tự luận 
 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận 
 MA TRẬN 
 Cấp 
độ 
Chủ đề 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Cấp độ thấp Cấp độ cao 
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN
KQ 
TL 
Cơ sở của 
ăn uống 
hợp lý 
Biết 
được các 
chất dinh 
dưỡng 
cần thiết 
cho cơ 
thể 
 Hiểu 
được 
nguồn 
gốc và 
vai trò 
của các 
Phân 
biệt được 
TPdinh 
dưỡng 
trong một 
số TP 
chất dinh 
dưỡng 
25%TSĐ 
=2.5điểm 
10%TSĐ 
=0.25điể
m 
0%T
SĐ 
=0điể
m 
0%TSĐ 
 =0điểm 
80%TSĐ 
=2điểm 
10%TSĐ 
=0.25điể
m 
0%TS
Đ 
=0điể
m 
0%T
SĐ 
=0đi
ểm 
0%TS
Đ 
=0điểm 
Vệ sinh 
an toàn 
thực 
phẩm 
Nhận 
biết được 
nguyên 
nhân gây 
ngộ độc 
 Hiểu 
đựợc thế 
nào là an 
toàn vệ 
sinh thực 
phẩm 
Hiểu rõ 
về nhiễm 
trùng, 
nhiễm 
độc thực 
phẩm 
 Trình 
bày 
các PP 
phòng 
tránh 
30%TSĐ 
=3điểm 
16%TSĐ 
=0.5điể
m 
0%T
SĐ 
=0điể
m 
8%TSĐ 
=0.25điể
m 
34%TSĐ 
=1điểm 
0%TSĐ 
 =0điểm 
42%T
SĐ 
=1.25đ
iểm 
0%T
SĐ 
=0đi
ểm 
0%TS
Đ 
=0điểm 
Tổ chức 
bữa ăn 
hợp lí 
trong gia 
đình 
Nêu 
được sự 
cần thiết 
của ăn 
uống 
hợp lý 
 Hiểu sự 
cần thiết 
của việc 
phân chia 
số bữa ăn 
 Vận dụng 
ăn uống 
khoa học 
trong 
thực tế 
10%TSĐ 
=1điểm 
50%TSĐ 
=0.5điể
m 
0%T
SĐ 
=0điể
m 
25%TSĐ 
=0.25điể
m 
0%TSĐ 
 =0điểm 
25%TSĐ 
=0.25điể
m 
0%TS
Đ 
=0điể
m 
0%T
SĐ 
=0đi
ểm 
0%TS
Đ 
=0điểm 
Xây dựng 
thực đơn 
 Hiểu 
được cơ 
cấu các 
món ăn 
trong các 
bữa ăn 
Hiểu 
được 
nguyên 
tắc cơ 
bản trong 
xây dựng 
thực đơn 
 Vận 
dụng 
vào 
thực tế 
xây 
dựng 
được 
thực 
đơn 
32.5%TS
Đ 
=3.25điểm 
0%TSĐ 
 =0điểm 
0%T
SĐ 
=0điể
m 
8%TSĐ 
=0.25điể
m 
30%TSĐ 
=1điểm 
0%TSĐ 
 =0điểm 
0%TS
Đ 
=0điể
m 
0%T
SĐ 
=0đi
ểm 
62%TS
Đ 
=2điểm 
Thu, chi 
trong gia 
đình 
 Phân biệt 
được các 
khoản thu 
nhập 
2.5%TSĐ 
=0.25điểm 
0%TSĐ 
 =0điểm 
0%T
SĐ 
=0điể
m 
100%TS
Đ 
=0.25điể
m 
0%TSĐ 
 =0điểm 
0%TSĐ 
 =0điểm 
0%TS
Đ 
=0điể
m 
0%T
SĐ 
=0đi
ểm 
0%TS
Đ 
=0điểm 
TSĐ:10- 
số câu 10 
1.25 
điểm 
12.5% 
0điể
m 
0% 
1điểm 
10% 
4điểm 
40% 
0.5điểm 
5% 
1.25đi
ểm 
12.5% 
0điể
m 
0% 
2điểm 
20% 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
I. Trắc nghiệm(3đ) 
* Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất 
Câu 1: Bữa ăn thường ngày có: 
a. 3 - 4 món. b. 4 - 6 món. c. 5 - 6 món. d. 7 - 8 món. 
Câu 2: Khoảng cách giữa các bữa ăn là: 
 a. 3 đến 5 giờ. c. 4 đến 6 giờ. 
 b. 4 đến 5 giờ. d. 5 đến 6 giờ. 
Câu 3: Món ăn chính được dùng trong bữa tiệc là: 
a. Súp măng cua. c. Gỏi thập cẩm. 
b. Gà luộc + Xôi mặn. d. Tôm hấp bia. 
Câu 4: Đâu là cách thu nhập bằng hiện vật? 
a. Tiền trợ cấp xã hội. 
b. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. 
c. Tiền tiết kiệm qua bỏ heo. 
d. Tiền lãi bán hàng. 
Câu 5: Ăn khoai tây mầm, cá nóc là ngộ độc thức ăn do: 
a. Do thức ăn có sẵn chất độc. 
b. Do thức ăn nhiễm độc tố vi sinh vật. 
c. Do thức ăn bị biến chất. 
d. Do thức ăn bị nhiễm chất độc hóa học. 
Câu 6: Thành phần dinh dưỡng chính trong thịt, cá là: 
a. Chất béo. c. Chất đạm. 
b. Chất đường bột. d. Chất khoáng. 
Câu 7: Bữa ăn hợp lý là bữa ăn : 
 a. Đắt tiền. 
 b. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. 
 c. Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. 
 d. Có nhiều loại thức ăn . 
Câu 8: Bữa tối nên ăn như thế nào? 
a. Ăn thức ăn nóng, dễ tiêu. 
b. Ăn thức ăn giàu lipit. 
c. Ăn loại thức ăn giàu lipit, giàu năng lượng. 
d. Ăn thật no để bù đắp năng lượng. 
Câu 9: Sinh tố có thể tan trong chất béo là: 
a. Sinh tố A, B,C,K. b. Sinh tố A,D,E,K. 
c. Sinh tố A,C,D,K . d. Sinh tố A,B,D,C. 
Câu 10: Chất cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết: 
a. Chất đạm . b.Chất béo. 
c. Chất đường bột . d. Chất khoáng và viatmim . 
Câu 11: An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm: 
a. Tươi ngon không bị héo. b. Khỏi bị biến chất , ôi thiu. 
c. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc . d. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và 
biến chất. 
Câu 12:Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng là: 
 a. 500C đến 800C. b. 00C đến 370C. 
 c. 1000C đến 1150C. d. 800C đến 900C. 
II Tự luận(8đ): 
Câu 1: (2đ)Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm? 
Câu 2: (2đ)Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Nguyên nhân gây ngộ 
độc thức ăn và biện pháp phòng tránh? 
Câu 3: (3đ) Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn? Em hãy xây dựng thực đơn cho 
một bữa tiệc cưới? 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
I. Phần trắc nghiệm (3đ) 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 
Đáp 
án 
a b b b a c c a b a d c 
Than
g 
điểm 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
0.25
đ 
 II. Phần tự luận (7đ) 
Câu 1: Nêu nguồn cung cấp và chất năng dinh dưỡng của chất đạm? 
* Nguồn cung cấp(0.5đ): 
- Đạm động vật: Thịt nạc, cá, trứng, sữa 
- Đạm thực vật: Đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, nấm 
* Chức năng dinh dưỡng(1.5đ): 
- Giúp cơ thể phát triển tốt 
- Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết 
+ Tóc này rụng, tóc khác mọc 
+ Răng sữa thay thế bằng răng trưởng thành 
- Tăng sức đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
Câu 2: Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Nguyên nhân gây ngộ 
độc thức ăn và biện pháp phòng tránh? 
 * Nhiễm trùng (0.25đ)là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm 
* Nhiễm độc (0.25đ)là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. 
* Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn(1đ): 
- Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật 
- Do thức ăn bị biến chất. 
- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. 
- Do thức ăn bị nhiễm các chất hóa học, chất bảo vệ thực vật, chất phụ gia.. 
* Biện pháp phòng tránh(0.5đ): 
- Không ăn những thức ăn có sẵn chất độc 
- Không sử dụng các thực phẩm bị nhiễm độc hoặc biến chất 
- Không sử dụng đồ hợp đã quá hạn. 
Câu 3: Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn? Em hãy xây dựng thực đơn cho 
một bữa tiệc cưới? 
* Nguyên tắc xây dựng thực đơn(1đ): 
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn 
- Thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn 
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế 
*Xây dựng thực đơn cho một bữa tiệc cưới(2đ) 
Yêu cầu có các món sau 
 1.Món khai vị 2. Món sau khai vị 
 3.Món ăn chính (no) 4.Món ăn thêm (chơi) 
 5.Đồ uống + Tráng miệng 
 III.. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét giờ kiểm tra 
 - Vận dụng các kiến thức đã học. 
 * Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_7_on_tap_hoc_ky_ii.pdf