Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh

Kĩ năng:

- Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm, ngoại hình

- Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản.

Thái độ: Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.

II.Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Chuẩn bị mô hình gà, thước dây, dụng cụ vệ sinh, tranh vẽ.

- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.

III. Tiến trình :

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

 Giới thiệu bài:

- Nêu nội quy và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Chia học sinh theo nhóm tuỳ thuộc vào mẫu vật đã chuẩn bị và xắp xếp vị trí thực hành cho từng nhóm.

 

doc 41 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 37
 Ngày soạn: 18/01/2021
 Ngày dạy: 19/01/2021
HỌC KỲ II
BÀI 35: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU.
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
Kĩ năng: 
- Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm, ngoại hình
- Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản.
Thái độ: Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Chuẩn bị mô hình gà, thước dây, dụng cụ vệ sinh, tranh vẽ.
- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
- Nêu nội quy và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chia học sinh theo nhóm tuỳ thuộc vào mẫu vật đã chuẩn bị và xắp xếp vị trí thực hành cho từng nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Tổ chức thực hành.
GV: phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
HĐ2.Thực hiện quy trình thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát để nhận biết các giống gà.
- Dùng tranh vẽ hướng dẫn học sinh quan sát thứ tự hình dáng toàn thân, nhìn bao quát toàn bộ con gà để nhận xét:
- Màu sắc của lông da.
- Tìm đặc điểm nổi bật, đặc thù của mỗi giống.
GV: Hướng dẫn học sinh đo khoảng cách giữa hai xương háng.
Đo khoảng cách giữa hai xương lưỡi hái và xương háng gà mái.
HĐ3. HS Thực hành.
HS: Thực hành theo nhóm dựa vào nội dung trong SGK và sự hướng dẫn của học sinh theo các bước trên.
GV: Theo dõi và uốn nắn.
HĐ4: Đánh giá kết quả:
GV: Thu lại phiếu thực hành và đánh giá theo kết quả:
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Ảnh, mô hình gà.
- Thước dây.
II. Quy trình thực hành.
Bước 1: Nhận xét ngoại hình.
Hình dáng toàn thân.
Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái.
III. Thực hành
Làm báo cáo
Giống vật nuôi
Đặc điểm quan sát
Kết quả đo
Ghi chú
Rộng háng
Rộng xương lưỡi hái
IV. Đánh giá kết quả:
4. Củng cố.
 GV: Cho học sinh thu dọn mẫu vật, vệ sinh sạch sẽ.
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, về vệ sinh an toàn lao động, kết quả thực hành, thực hiện quy trình.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Đọc và xem trước nội dung đề cương tiết sau ôn tập học kì II.
TIẾT 38
 Ngày soạn: 25/01/2021
 Ngày dạy: 26/01/2021
BÀI 36: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN QUA QUAN SÁT
 NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
Kĩ năng: nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
Thái độ: nghiêm túc và giữ gìn vệ sinh nơi thực hành.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Chuẩn bị: mô hình lợn, thước dây.
- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình lên lớp::
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: nhận dạng được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Giới thiệu bài thực hành:
GV: Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ học sinh trong khi thực hành và sau khi thực hành.
- Nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh trong khi thực hành.
GV: Vật liệu, dụng cụ cần thiết của bài thực hành này là gì?
HSTL. GV Ghi bảng.
HĐ2: Tổ chức thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát ngoại hình của một số giống lợn hình 61 sgk theo thứ tự:
- Quan sát hình dáng chung của lợn con ( Về kết cấu toàn thân, đầu, cổ, lưng, chân).
- Quan sát màu sắc của lông, da.
- Tìm các đặc điểm nổi bật, đặc thù của mỗi giống.
GV: Giống lợn Lanđơrat, Đại Bạch, Ỉ, Móng Cái có ngoại hình và màu sắc lông, da như thế nào?
HSTL. GV Ghi bảng.
GV: Hướng dẫn học sinh đo trên mô hình lợn 
- Đo chiều dài thân.
- Đo vòng ngực.
GV: Mục đích của việc đo dài thân và vòng ngực là gì?
HS: Để ước lượng khối lượng của vật nuôi.
GV: Để tính khối lượng của vật nuôi áp dụng công thức nào?
HSTL. GV Ghi bảng.
HĐ3: Thực hành.
GV: Phát mô hình và thước dây cho từng nhóm. Yêu cầu hs xác định tên giống vật nuôi và khối lượng của vật nuôi theo mô hình.
HS: Thực hành theo sự phân công của giáo viên.
Kết quả quan sát và đo kích thước các chiều, học sinh ghi vào bảng.
HSTL. GV Ghi bảng.
HĐ4: Đánh giá kết quả:
GV: Thu lại phiếu thực hành và đánh giá theo kết quả:
- Dài thân: 44 cm
- Vòng ngực: 49 cm
- Khối lượng: 0,44*0,492*87,5=9,2kg
GV: Nhận xét tên giống vật nuôi.
GV: Nhận xét tinh thần tham gia và ý thức giữ gìn vệ sinh của hs.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Mô hình lợn.
- Thước dây.
II. Quy trình thực hành.
Bước1: Quan sát đặc điểm ngoại hình.
Bước2: Đo một số chiều đo:
m (kg) = dài thân * (vòng ngực)2 * 87,5
III. Thực hành.
Giống vật nuôi
Đặc điểm quan sát
Kết quả đo
Dài thân (m)
Vòng ngực (m)
IV. Đánh giá kết quả:
4. Củng cố:
HS: Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành, tự đánh giá kết quả.
GV: Nhận xét đánh giá chung về vệ sinh an toàn lao động kết quả thực hành.
GV: Khi đo cần tiến hành đo chính xác và đổi về đơn vị thích hợp mới cho kết quả đúng.	
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK.
- Đọc và xem trước bài 37: thức ăn vật nuôi.
TIẾT 39
 Ngày soạn: 01/02/2021
 Ngày dạy: 02/02/2021
BÀI 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Kiến thức: Biết được nguồn gốc và thành phần của thức ăn vật nuôi.
- THMT: tận dụng sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản làm thức ăn; là 1 mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu GDBVMT và chuẩn kiến thức.
- HS: học bài và xem bài: thức ăn vật nuôi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách đo dài thân và vòng ngực.
- Khối lượng của lợn được tính bằng công thức nào? 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của vật nuôi như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng thế nào? Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
GV: Yêu cầu hs quan sát hình 63 và cho biết: các vật nuôi 
( trâu, lợn, gà) thường ăn những thức ăn gì? ( Ngoài ra các vật nuôi này còn ăn thức ăn gì nữa)
HS: Trả lời
GV: Vì sao con trâu không ăn thóc, con heo không ăn rơm cỏ?
HS: Vì mỗi vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng.
GVBS: Một số loài vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu... ăn được rơm cỏ vì chúng có dạ dày gồm 4 túi, 1 trong 4 túi đó là dạ cỏ. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa rơm cỏ thuận lợi
GV: Yêu cầu hs hãy quan sát hình 64 và tìm nguồn gốc của từng loại thức ăn, rồi xếp chúng vào 3 loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật và chất khoáng.
HS: Quan sát hình 64 tìm nguồn gốc của thức ăn, phân loại.
GV: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
HS: Trả lời.
GVKL.
GV: Heo là loài ăn tạp, vậy heo có thể ăn được những thức ăn nào?
HS: Cám, gạo, ngô, khoai, sắn, các loại rau; đầu cá, tôm..., cơm, cháo....
GVBS: Để nâng cao năng suất chăn nuôi chúng ta có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ thiên nhiên, các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn dư thừa của con người vừa tiết kiệm mà vừa góp phần bảo vệ môi trường.
HĐ2.Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
GV: Những chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cuộc sống con người?
HS: Protein, lipit, gluxit, khoáng và vitamin...
GV: Những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người thì cũng cần thiết cho vật nuôi. Trong thức ăn của vật nuôi cũng có các chất dinh dưỡng này.
GV: Treo bảng thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
GV: Có bao nhiêu loại thức ăn cho vật nuôi?
HS: Trả lời
GV: Các loại thức ăn đều có đặc điểm chung nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu hs xem bài tập 5 hình tròn, yêu cầu học sinh nhận biết tên của từng loại thức ăn được hiển thị.
HS: a/ rau muống, b/ rơm lúa, c/ khoai lang củ, d/ ngô hạt, 
e/ bột cá.
GV: Trong thức ăn vật nuôi có thành phần chất dinh dưỡng như thế nào?
HS: Trả lời.
GVKL.
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
1. Thức ăn vật nuôi.
Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.
2.Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
 Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô có: protein, gluxít, lipít, vitamin và chất khoáng.
- Tuỳ vào loại thức ăn mà thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
4. Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Tóm tắt nội dung chính của bài bằng cách đặt câu hỏi:
- Nêu nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
- Trình bày thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi?
5. Củng cố:
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 38 SGK: vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
TIẾT 40
 Ngày soạn: 22/02/2021
 Ngày dạy: 23/02/2021
 BÀI 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Kiến thức: Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
- THMT: Các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn vật nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới con người nếu sử dụng không đảm bảo thời gian cách li.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức và bảng 5 và 6.
- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ, học bài.
III. Tiến trình lên lớp::
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
GV: Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan của cơ thể, tạo năng lượng duy trì nhiệt độ và các hoạt động, tạo ra sản phẩm chăn nuôi. Vậy thức ăn vật nuôi được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao? Đó là nội dung của bài học này:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.Tìm hiểu về sự tiêu hoá thức ăn.
GV: Treo bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn để học sinh hiểu chất dinh dưỡng trong thức ăn sau khi được tiêu hoá thì cơ thể hấp thụ ở dạng nào?
GV: Nước, protein, lipit, gluxit, muối khoáng và vitamin qua đường tiêu hóa được cơ thể hấp thụ như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Gọi hs đọc phần bài tập sgk/102
HS: Thảo luận trả lời và làm bài tập vào vở.
GV: Nhận xét ghi bảng.
HĐ2.Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
GV: Cho học sinh nhắc lại kiến thức về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
GV: Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận.
- Từ vai trò các chất dinh dưỡng đối với cơ thể người hãy cho biết prôtêin, gluxít, lipít, vitamin, chất khoáng, nước có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi?
HS: Trả lời
GV treo bảng 6 sgk/103 cho biết các chất dinh dưỡng có vai trò gì trong thức ăn vật nuôi.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết đơn giản về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn để kiểm tra sự tiếp thu của học sinh.
HS làm bài
GV nhận xét.
I. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit amin.
Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo.
Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng.
Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, cho vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
4. Củng cố.
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Tóm tắt toàn bộ nội dung bài, nêu câu hỏi củng cố 
- Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ dưới dạng nào?
- Chất dinh dưỡng trong thức ăn có vai trò gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Đọc và xem trước bài 39 chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
TIẾT 41
 Ngày soạn: 01/03/2021
 Ngày dạy: 02/03/2021
 BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ CHỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
Kiến thức: 
- Biết được mục đích chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
Thái độ: 
- Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK; chuẩn kiến thức; hình 66, 67.
- HS: Học bài, đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình lên lớp::
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
- Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Thức ăn là một yếu tố quyết định đến năng suất chăn nuôi. Vậy để đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi về số lượng và chất lượng thì con người phải làm gì?
HS: Phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
GV: Vậy mục đích và phương pháp của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi là gì? Nội dung bài học này ta sẽ tìm hiểu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Tìm hiểu về mục đính của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
GV: Con lợn có thể ăn được cái gì?
HS: Cám, gạo, bắp, khoai các loại, rau lang, đầu cá, thức ăn thừa của người...
GV: Để vật nuôi ăn được cần phải làm gì với các thức ăn đó? Vì sao?
HS: Đem nấu chín (chế biến) để thức ăn mềm, có mùi thơm, diệt khuẩn giúp vật nuôi ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa...
GV: Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng
GV: Hãy lấy ví dụ về mục đích chế biến thức ăn vật nuôi.
HS: Đậu tương đem rang giúp dễ tiêu hóa, cơm bột ủ men rượu tạo mùi thơm, rau muống bằm nhỏ cho gà dễ ăn...
GV: Vào mùa nào thì thức ăn cho vật nuôi như rơm, cỏ ...có nhiều nhất ? Ít nhất ?
HS: Mùa hè là nhiều nhất, mùa đông là ít nhất.
GV: Thức ăn vật nuôi thu hoạch theo mùa vụ. Để mùa đông vẫn cung cấp được nguồn thức ăn cho vật nuôi ta phải làm gì ?
HS: Vào mùa hè ta cần dự trữ nguồn thức ăn dư thừa sẵn có.
GV: Vậy dự trữ thức ăn bằng cách nào ?
HS: Khoai lang chặt lát đem phơi cho vào bao, cỏ rơm phơi khô quánh thành đống.
GV: Tại sao rơm cỏ lại đem phơi khô ?
HS: Để không bị hư hỏng, có thể để lâu được.
GV: Mục đích của dự trữ thức ăn là gì ?
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng
HĐ2.Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
GV đặt vấn đề: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau, nhưng khái quát lại thì đều ứng dụng các kiến thức về vật lí, hóa học hoặc vi sinh vật để chế biến thức ăn
GV: Treo hình 66 : các phương pháp chế biến thức ăn cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh thảo luận trả lời
1/ Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình nào? Nêu nội dung của hình đó.
 Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học biểu thị trên các hình nào? Nêu nội dung của hình đó.
3/ Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp sinh học ( vi sinh vật) biểu thị trên các hình nào? Nêu nội dung của hình đó.
4/ Chế biến thức ăn hỗn hợp biểu thị trên các hình nào? Nêu nội dung các hình đó. 
HS: Thảo luận 4 nhóm theo thứ tự và trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Hãy nêu kết luận về các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
HS Trả lời
GV: KL ghi bảng.
GV: Với các phương pháp chế biến này, địa phương ta đã chế biến những loại thức ăn nào?
HS: 
GV: Treo hình 67 các phương pháp chế biến thức ăn. Nhìn vào hình cho biết có các cách dự trữ thức ăn vật nuôi nào?
HS:
GV: Thức ăn xanh có thể dự trữ bằng phương pháp ủ kị khí. Có thể ủ cỏ, thân cây ngô, lá bắp cải... thức ăn ủ thành phần dinh dưỡng rất cao.
GV treo bảng phụ ghi phần bài tập
GV: Gọi hs đọc và làm bài tập theo đáp án:
1/ làm khô. ủ xanh.
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Chế biến thức ăn.
Làm tăng mùi vị, tính ngon miệng, để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn.
Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
- Hình 1, 2, 3 thuộc phương pháp vật lý.
- Bằng các phương pháp hoá học hình 6 và 7.
- Bằng phương pháp sinh học biểu thị hình 4.
- Chế biến thức ăn hỗn hợp: hình 5
* Kết luận ( SGK ).
2. Các phương pháp dự trữ thức ăn.
- Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt.
- Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.
4. Củng cố:
GV: Chỉ định học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Tóm tắt nội dung bài học, nêu câu hỏi củng cố bài học.
- Tại sao phải dữ trữ thức ăn cho vật nuôi?
- Em hãy kể tên một số phương pháp dự trữ thức ăn thường dùng ở địa phương.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc và xem trước bài 40 sản xuất thức ăn vật nuôi.
TIẾT 42
 Ngày soạn: 08/03/2021
 Ngày dạy: 09/03/2021
BÀI 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
 Kiến thức:
- Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.
- Biết được một số thức ăn giàu prôtêin, gluxít và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.
Thái độ: Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, hình vẽ 68.
- HS: Đọc SGK,tham khảo tranh vẽ.
III. Tiến trình lên lớp::
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV: Để tạo ra nhiều thức ăn vật nuôi ta cần làm gì?
HS: Sản xuất thức ăn vật nuôi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu phân loại thức ăn vật nuôi.
GV: Hãy kể tên một số thức ăn của gia súc, gia cầm mà em biết?
HS: Trâu, bò: ăn cỏ, rơm...
Heo: ăn cám ngô, rau, thức ăn hỗn hợp...
Gà: ăn thóc, gạo, cám, thức ăn hỗn hợp...
GV: Trong thức ăn hỗn hợp của gà, lợn người ta cho thêm bột cá, bột tôm... để cung cấp chủ yếu chất dinh dưỡng có tên là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
HS: Protein. Có nguồn gốc từ động vật: tôm, cá, sò, ốc.. từ thực vật: rơm, đậu...
GV: Cho lợn, gà ăn thức ăn chế biến từ ngô, gạo chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng gì? Có nguồn gốc từ đâu?
HS: Gluxit. Từ ngô, khoai, sắn...
GV: Thức ăn vật nuôi như cỏ, thân cây, rơm rạ.. cung cấp chủ yếu chất dinh dưỡng có tên là gì? Có nguồn gốc từ đâu?
HS: Chất xơ. Từ thực vật: các loại rau
GV: Người ta phân loại thức ăn như thế nào?
HS: Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn và chia thành 3 loại: giàu protein, gluxit và thô.
GV: Thế nào là thức ăn giàu protein, gluxit và thô?
HSTL. GV Ghi bảng.
GV: Ý nghĩa của việc phân loại thức ăn là gì?
HS: Thuận lợi cho bảo quản, chế biến và cho sản xuất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi.
GV: Yêu cầu hs đọc bài tập sgk/107 và gọi hs làm bài theo đáp án thứ tự là: protein, gluxit và thô.
HĐ2.Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 68 và mô tả một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin.
HS: Trả lời
GV: Tại sao tạo ra nhiều giun đất lại là phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin?
HS: Giun đất là động vật không xương sống, thịt giun đất giàu protein, là thức ăn yêu thích của gia cầm.
GV: Tại sao cây họ đậu lại giàu protein?
HS: Là cây có nốt rễ mang vi khuẩn cộng sing cố định ni tơ trong không khí để tạo thành protein. Do đó cây họ đậu được coi là cây giàu protein.
GV: Yêu cầu hs làm bài tập sgk/108 theo đáp án: trồng nhiều ngô, khoai, sắn...không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, 3 phương pháp còn lại thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
GV: Sản xuất thức ăn giàu protein bằng các phương pháp nào?
HSTL. GVKL ghi bảng.
HĐ3. Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxít và thức ăn thô xanh.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập sgk/109 theo đáp án:
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxít: a, d. 
- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh: b, c.
GV: Sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh bằng cách nào?
HSTL. GVKL ghi bảng.
GV: Ngành chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản tạo ra sản phẩm gì?
HS:
I. Phân loại thức ăn.
Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn.
- Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% là thức ăn giàu protêin.
- Thức ăn có hàm lượng gluxít > 50% là thức ăn giàu gluxít.
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thức ăn thô.
II. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin.
- Chế biến sản phẩm nghề cá.
- Nuôi giun đất.
- Trồng xen canh, tăng vụ cây họ đậu.
III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxít và thức ăn thô xanh.
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxít: luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn hay nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi.
- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh: đất dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi và tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, thân cây ngô, lạc, đỗ...
4. Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Dựa vào cơ sở nào để phân loại thức ăn vật nuôi? Phân loại như thế nào?
HS:
GV: Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 41 thực hành – chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt.
- Chuẩn bị: chảo rang, nồi hấp, đậu tương, đậu mèo.
TIẾT 43
 Ngày soạn: 15/03/2021
 Ngày dạy: 16/03/2021
 BÀI 42: THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU GLUXÍT BẰNG MEN
I. Mục tiêu:
- Kĩ năng: Biết sử dụng bánh men rượu để chế biến các loại thức ăn giàu tinh bột, làm thức ăn cho vật nuôi.
- Thái độ: Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, lao động cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, làm thử thí nghiệm, cân...
- HS: Chuẩn bị chậu, thùng đựng bột ủ men, vải lót đáy, cối chày, bánh men, bột ngô, nước.
III. Tiến trình lên lớp::
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra dụng cụ, vật liệu của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men nhằm mục đích tăng hàm lượng protein, vi sinh vật trong thức ăn, diệt một số nấm và mầm bệnh có hại, tiết kiệm năng lượng nấu thức ăn, dùng thức ăn để nuôi số lượng lớn vật nuôi theo kiểu công nghiệp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Giới thiệu thực hành:
GV: Nêu yêu cầu và mục tiêu của bài.
+ Biết chọn men rượu để dùng
+ Phương pháp sử dụng men rượu để chế biến thức ăn cho vật nuôi tính toán lượng men và bột, chế biến men để chộn vào bột.
GV: Chia lớp làm 4 nhóm, kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của từng nhóm.
HĐ2. Tìm hiểu quy trình thực hành.
GV: Hướng dẫn và thao tác mẫu cho học sinh quan sát:
- Hướng dẫn học sinh chọn bánh men rượu.
- Bỏ hết trấu dính chân, nghiền nhỏ thành bột.
- Lượng bột trộn với men rượu ở dạng khô, dùng nước sạch vẩy đều, nắm bột mở tay ra bột giữ nguyên là vừa, ép chặt, phủ ni lông.
- Ủ 24h lấy ra kiểm tra chất lượng
HĐ3. Tổ chức thực hành:
GV: Hướng dẫn hs thực hành. 
HS: Thao tác thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, mỗi nhóm thực hành 1kg bột, men 4%.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: SGK.
II. Quy trình thực hành.
Bước1: Cân bột và men rượu.
Bước 2: Giã bỏ men rượu, bỏ bớt trấu.	
Bước 3: Trộn đều men rượu với bột.
Bước 4: Cho nước sạch vào, nhào kĩ đến đủ ẩm.
Bước 5: Nén nhẹ bột xuống cho đều, phủ ni lông sạch lên mặt. Đem ủ nơi kín gió, khô gió, ấm trong 24h.
III. Thực hành:
4.Củng cố:
GV: Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu vệ sinh an toàn lao động trong khi thực hành.
GV: Đánh giá kết quả thực hành và cho điểm theo nhóm.
5. Dặn dò:
- Về nhà thực hành tiếp và theo dõi 24 h để lấy kết quả đánh giá chất lượng.
- Đọc và xem trước bài 43 chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành: Bát, men ủ 24h.
TIẾT 44
 Ngày soạn: 22/03/2021
 Ngày dạy: 23/03/2021
	BÀI 43. THỰC HÀNH
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH VẬT
I. Mục tiêu: 
 Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh
- Biết cách đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh hoặc ủ men rượu cho vật nuôi, biết ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
- Có ý thức làm việc cẩn thận, hứng thú trong việc chế biến thức ăn cho vật nuôi.
II.Chuẩn bị:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, làm thử thí nghiệm
- Chuẩn bát, thức ăn ủ xanh.
III. Tiến trình dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra các khâu chuẩn bị của học sinh.
 2.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu bài thực hành.
GV: Nêu nội quy học tập và an toàn lao động.
GV: Phân nhóm thực hành theo mẫu vật và thiết bị dụng cụ đã chuẩn bị và xắp xếp cho từng nhóm.
GV: Nêu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành phân công công việc cho từng nhóm trước, trong và sau khi thực hành
HĐ2.Tìm hiểu quy trình thực hành.
GV: Hướng dẫn và thao tác mẫu, học sinh quan sát.
- Đánh giá chất lượng của thức ăn ủ xanh theo quy trình 4 bước, SGK.
- Kỹ thuật ủ xanh liêm quan chặt chễ với chất lượng thức ăn ủ xanh – Qua quan sát đánh giá được chất lượng thức ăn ủ xanh.
- Đánh giá chất lượng của thức ăn ủ men rượu theo quy trình 3 bước SGK.
+ Khi lấy thức ăn ủ men rượu phải cảm nhận ngay nhiệt độ và mùi vị của thức ăn.
+ Khi lật tấm nilông lót trên mặt khối thức ăn ủ men sẽ quan sát thấy màu sắc của thức ăn ủ men ( Trên mặt thức ăn có nhiều mảng trắng là đạt yêu cầu.
HS: Thao tác thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên, các kết quả quan sát thực hành ghi vào vở bài tập theo mẫu SGK.
GV: Theo dõi và chỉ bảo kịp thời những sai sót của học sinh.
I. Mẫu thức ăn và dụng cụ cần thiết.
- SGK
II. Quy trình thực hành.
1. Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh.
- Bước 1: Lấy mẫu thức ăn ủ xanh vào bát sứ.
- Bước 2: Quan sát màu sắc thức ăn.
- Bước 3: Ngửi mùi của thức ăn.
- Bước 4: Đo độ PH của thức ăn ủ xanh.
- Bước 1: Lấy thức ăn đã được ủ, sờ tay vào thức ăn để cảm nhận nhiệt độ và độ ẩm của thức ăn.
- Bước 2: Quan sát màu sắc của thức ăn ủ men.
- Bước 3: Ngửi mùi của thức ăn ủ men.
* Kết quả đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh: Bảng SGK/ 115
* Kết quả đánh giá thức ăn ủ men rượu: Bảng SGK/ 115
4.Củng cố:
- Học sinh thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành, tự đánh giá kết quả quan sát các mẫu thức ăn theo sự phân công ban đầu
- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh, thực hiện và kết quả thực hành.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài và ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II
TIẾT 45
 Ngày soạn: 29/03/2021
 Ngày dạy: 30/03/2021
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Thức ăn vật nuôi 
- Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
- Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
- Sản xuất thức ăn vật nuôi
- Có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, lao động cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
II.Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, hệ thống câu hỏi.
- HS: Nghiên cứu nội dung phần ôn tập.
III. Tiến trình lên lớp::
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết giữa kỳ II.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Giới thiệu hệ thống câu hỏi:
GV: giới thiệu hệ thống câu hỏi ôn tập.
HS: ghi nhận.
HĐ 2: Hướng dẫn trả lời:
GV: Yêu cầu hs thảo luận 2 bàn/ nhóm trả lời trong 10’.
HS: Thảo luận và trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
Hệ thống câu hỏi theo nội dung cụ thể:
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi
Phân loại được thức ăn theo thành phần dinh dưỡng
Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi
Sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn vật nuôi
Vai trò của thức ăn vật nuôi đối với sản xuất và tiêu dùng
Nêu được các phương pháp chế biến và dụ trữ thức ăn
Chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lý
Dự trữ thức ăn
Trình bày được PP sản xuất thức ăn giàu P, giàu G và thức ăn thô
Phân loại thức ăn giàu protein, gluxit
Phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
Phân loại thức ăn vật nuôi
4. Củng cố:
GV: Gọi hs trả lời 1 số câu hỏi của phần ôn tập.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết giữa kỳ II.
TIẾT 46
 Ngày soạn: 30/03/2021
 Ngày dạy: 06/04/2021
KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Lớp: 7/ ..
Họ và tên HS: 
 BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 7 - ĐỀ A
Thời gian: 45 phút (Không kể giao đề)
Số TT : 
Phách : .
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐIỂM:
Nhận xét của Thầy (Cô): ( Đề A)
Số TT : 
Phách : .
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào ô tương ứng trong đáp án của bài làm)
Câu 1: Phương pháp chế biến thức ăn bằng cách lên men rượu thường áp dụng cho loại thức ăn nào?
A. Thức ăn thô	 B. Thức ăn giàu protein
C. Thức ăn giàu gluxit	 D. Thức ăn giàu vitamin 
Câu 2: Phương pháp chế biến thức ăn nào thuộc phương pháp hóa học?
A. Kiềm hóa rơm rạ B. Tạo thức ăn hỗn hợp C. Xử lí nhiệt D. Nghiền nhỏ	
Câu 3: Các loại thức ăn nào thường dự trữ bằng cách ủ chua hoặc ủ xanh?
A. Các loại củ	 B. Rơm khô C. Rau, cỏ tươi D. Các loại hạt
Câu 4: Thành phần các chất có trong chất khô của thức ăn vật nuôi gồm:
	A. Gluxit, vitamin. 	 B. Protein, gluxit, lipit, vitamin, chất khoáng.
	C. Chất khoáng, lipit, gluxit. 	 D. Gluxit, lipit, protein.
Câu 5: Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh đó là:
A. Luân canh gối vụ để có nhiều lúa, ngô, khoai sắn
B. Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô, đậu
C. Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây họ đậu
D.Tận dụng thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.
Câu 6: Nhóm thức ăn nào thuộc loại thức ăn giàu gluxit ?
A. Cây họ đậu, bắp hạt, khô dầu dừa	 B. Bột cá, đậu nành, khô dầu mè
C. Rơm lúa, hạt ngô	 D. Rau muống, cỏ, các loại rau
Câu 7: Protein khi qua đường tiêu hóa được biến đổi thành:
A. dưới dạng Ion khoáng	 B. dưới dạng Axit amin
C. dưới dạng Glyxerin	 D. dưới dạng Axit béo 
Câu 8: Mục đích của các phương pháp băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền hạt?
A. làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng B. khử

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_7_hoc_ky_2_nam_hoc_2020_2021.doc