Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt - Năm học 2022-2023

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.

- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.

- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.

- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò và triển vọng của trồng trọt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong phần một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.

2.2. Năng lực công nghệ:

- Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên các nhóm cây trồng phổ biến.

- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Nêu được vai trò và triển vọng của trồng trọt

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được một số ngành nghề trong trồng trọt.

3. Phẩm chất:

- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các vấn đề về trồng trọt.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận về vai trò và triển vọng của trồng trọt.

 

docx 11 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT 
Môn học: Công nghệ - Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt. 
- Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra vai trò và triển vọng của trồng trọt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong phần một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
2.2. Năng lực công nghệ: 
- Năng lực nhận biết công nghệ: Nhận biết, kể tên các nhóm cây trồng phổ biến.
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Nêu được vai trò và triển vọng của trồng trọt 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: trình bày được một số ngành nghề trong trồng trọt.
3. Phẩm chất: 
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các vấn đề về trồng trọt. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, thảo luận về vai trò và triển vọng của trồng trọt.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập 
2. Học sinh: 
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: 
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được vai trò của trồng trọt, các nhóm cây trồng phổ biến, phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh nêu hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.
c) Sản phẩm:
- Học sinh sẽ biết được nội dung của bài 1 giới thiệu về trồng trọt.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh về vai trò của trồng trọt, các phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao.
Hs quan sát hình ảnh và nêu hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt? 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời
*Báo cáo kết quả 
- GV gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời. 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Đây chính là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 1: Giới thiệu về trồng trọt.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1 Hoạt động: Tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt: 
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận thức được vai trò, triển vọng của trồng trọt đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống và nền kinh tế. 
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh 1.1 SKG kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt ở nước ta.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh ghi được vào vở vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh 1.1 quan sát và nêu vai trò của trồng trọt tương ứng các ảnh trong hình?
- Từ hiểu biết của em, kể thêm vai trò của trồng trọt?
- GV Hs thảo luận (cặp đôi) trong 2 phút theo phiếu học tập chuẩn bị trước (hộp khám phá).
- Việt Nam có những lợi thế nào về khí hậu, địa hình, nông dân, chính sách của nhà nước để phát triển nông nghiệp?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên cặp đôi học sinh trình bày đáp án, mỗi cặp đôi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
GV nhận xét và chốt nội dung vai trò và triển vọng của trồng trọt.
I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt
1. Vai trò
- Cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
2. Triển vọng
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Việt Nam có truyền thống nông nghiệp, nông dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm, nhà nước quan tâm phát triển nông nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. 
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhóm cây trồng phổ biến
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và mục đích củac on người khi gieo trồng chúng
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh 1.2 SKG kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của trồng trọt ở nước ta.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh ghi được vào vở tên các nhóm cây trồng, hoàn thành được mẫu bảng trang 8 - SGK
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi chiếc nón kì diệu thông qua 4 câu hỏi
Câu 1: Các loại cây trồng lúa, ngô, khoai, sắn, thuộc nhóm cây trồng nào?
Câu 2: Năm 2020 Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 2,9 tỉ USD (nguồn báo chính phủ). Cây hạt điều thuộc nhóm cây trồng nào?
Câu 3: Đây là loài hoa được dung phổ biến trong dịp tết của khu vực miền bắc?
Câu 4: Đây là loại cây trồng thuộc họ hồ tiêu, vừa được dùng trong nấu ăn lại còn dùng làm thuốc, nhìn bên ngoài gần giống lá trầu không?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe thông tin và trả lời
- Hoàn thành bảng mẫu trang 8 - SGK 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung các nhóm cây trồng phổ biến. 
II. Các nhóm cây trồng phổ biến.
- Cây lương thực
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Cây rau
- Cây thuốc
- Cây gia vị
- Cây hoa
- Cây cảnh
- Cây lấy gỗ
Hoạt động 2.3: Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta.
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến gồm: trồng trọt ngoài tự nhiên, trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt hỗn hợp.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc, nghiên cứu và quan sát hình ảnh 1.3; 1.4; 1.5 SGK kết hợp hình ảnh gv chuẩn bị để trả lời các câu hỏi liên quan.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh ghi được vào vở khái niệm, ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn hs đọc và nghiên cứu mục III trong SGK, kết hợp quan sát hình 1.3; 1.4; 1.5 yêu cầu hs hoàn thành bảng phụ
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe thông tin và trả lời
- Hoàn thành bảng phụ 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. 
III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam
1. Trồng trọt ngoài tự nhiên
2. Trồng trọt trong nhà có mái che.
3. Phương thức trồng trọt kết hợp.
Nội dung
Trồng trọt ngoài tự nhiên
Trồng trọt trong nhà có mái che
Phương thức trồng trọt kết hợp
Khái niệm
Là phương thức trồng trọt phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng.
Là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc những cây trồng khó sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên
Là phương thức kết hợp giữa phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che.
Ưu điểm
Đơn giản, dễ thực hiện. Có thể tiến hành trên diện tích rộng
Cây trồng ít bị sâu, bệnh, có thể tạo năng suất cao. Chủ động chăm sóc, sản xuất rau quả trái vụ, an toàn.
Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm.
Nhược điểm
Cây trồng dễ bị sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết.
Đầu tư lớn và kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên
Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận biết được các đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc, nghiên cứu mục IV và đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh ghi được vào vở đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến các đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe thông tin và trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức về trồng trọt công nghệ cao.
- GV nhận xét và chốt nội dung tìm hiểu về một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. 
IV. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
- Sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn
- Đất trồng được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng.
- Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại 
- Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín.
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về một số ngành nghề trong trồng trọt
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết được các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt từ đó nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc, nghiên cứu mục IV và đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh trả lời về đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trotjvaf sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến một số ngành nghề trong trồng trọt: Kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây trồng.
Gv tổ chức cho hs quan sát hình 1.6 và hoàn thành nhiệm vụ trong mục khám phá.
Gv tổ chức cho hs liên hệ các ngành nghề trong trồng trọt
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe thông tin và trả lời
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các học sinh khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức về trồng trọt công nghệ cao.
- GV nhận xét và chốt nội dung tìm hiểu về một số ngành nghề trong trồng trọt. 
V. Một số ngành nghề trong trồng trọt. 
1. Kĩ sư trồng trọt
- Là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt nhằm tang năng suất, chất lượng nông sản.
- Phẩm chất: yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng.
 2. Kĩ sư bảo vệ thực vật
- Là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng nhằm giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao.
- Phẩm chất: yêu thiên nhiên, thích nghiên cứu khoa học, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và các loại sâu, bệnh.
3. Kĩ sư chọn giống cây trồng
- Là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu
- Phẩm chất: yêu thích cây trồng, thích nghiên cứu khoa học, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung:
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: 
- HS hoàn thành được sơ đồ tư duy vào vở
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 1 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu cây trồng trong đời sống. 
b) Nội dung: 
- HS biết được các loại cây trồng trong khuôn viên trường học. 
c) Sản phẩm: 
- Bảng phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi bàn HS làm một bảng phân loại các giống cây trồng trong khuôn viên trường học.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các bàn HS thực hiện làm ra sản phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
Đề bài:
1 Quan sát hình 1.1 và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình
 .
 .
2. Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt?
 .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT
Họ và tên: 
Lớp: . 
Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết:
Loại cây trồng
Bộ phận sử dụng
Mục đích sử dụng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT
Họ và tên: 
Lớp: . Nhóm: 
Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết:
Nội dung
Trồng trọt ngoài tự nhiên
Trồng trọt trong nhà có mái che
Phương thức trồng trọt kết hợp
Khái niệm
Ưu điểm
Nhược điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1_gioi_thieu_ve_trong_trot_nam_h.docx