Giáo án Đại số 7 - Tiết 27: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

Giáo án Đại số 7 - Tiết 27: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

Tiết 27: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

Học sinh vận dụng được khái niệm về hàm số để giải quyết một số bài tập.

- Học sinh xác định được đại lượng này có là hàm số của đại lượng kia không khi cho bảng các giá trị tương ứng của chúng, biết cách xác định giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến số và ngược lại.

2. Kĩ năng

Kĩ năng tính toán, trình bày

3. Thái độ

Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Năng lực chung:

- Năng lực ngôn ngữ, toán học: Hs nhận dạng công thức hàm số.

- Năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm.

- Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.

Năng lực toán học:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Hs nhận biết được công thức hàm số, đại lượng này có phải là hàm của đại lượng kia hay không dựa vào bảng.

- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết áp dụng công thức hàm để tính giá trị của hàm khi biết giá trị của biến và ngược lại.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: HS biết sử dụng máy tính cầm tay tính toán.

Về phẩm chất:

- Chăm chỉ, chú ý lắng nghe, đọc, vận dụng kiến thức vào thực hiện, làm bài tập.

- Yêu nước, trung thực: Thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn.

- Chuyên cần: Vận dụng kiến thức vừa học vào hoàn thành các bài tập.

- Tính chính xác, kiên trì.

- Tính hứng thú, yêu Toán học.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK

2. Học sinh: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, nắm được khái niệm hàm số

Nghiên cứu bài mới trước ở nhà.

II. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 27: Luyện tập - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2021
Tiết 27: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
Học sinh vận dụng được khái niệm về hàm số để giải quyết một số bài tập.
- Học sinh xác định được đại lượng này có là hàm số của đại lượng kia không khi cho bảng các giá trị tương ứng của chúng, biết cách xác định giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến số và ngược lại.
2. Kĩ năng
Kĩ năng tính toán, trình bày
3. Thái độ 
Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 
Năng lực chung:
- Năng lực ngôn ngữ, toán học: Hs nhận dạng công thức hàm số.
- Năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm.
- Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.
Năng lực toán học:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Hs nhận biết được công thức hàm số, đại lượng này có phải là hàm của đại lượng kia hay không dựa vào bảng.
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết áp dụng công thức hàm để tính giá trị của hàm khi biết giá trị của biến và ngược lại. 
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: HS biết sử dụng máy tính cầm tay tính toán.
Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, chú ý lắng nghe, đọc, vận dụng kiến thức vào thực hiện, làm bài tập.
- Yêu nước, trung thực: Thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn.
- Chuyên cần: Vận dụng kiến thức vừa học vào hoàn thành các bài tập. 
- Tính chính xác, kiên trì.
- Tính hứng thú, yêu Toán học.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, nắm được khái niệm hàm số
Nghiên cứu bài mới trước ở nhà.
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 
3. Bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 10 phút)
Mục tiêu: vận dụng các kiến thức về hàm số để xác định xem đại lượng này có là hàm số của đại lượng kia không.
Nhiệm vụ 1
Bài tập: Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá trị tương ứng của chúng là:
a, 
x
-3
-2
-1
1
2
y
-5
-7,5
-15
30
15
75
b,
x
0
1
2
3
4
y
2
2
2
2
2
c,
x
4
3
3
7
18
y
1
-5
5
8
17
GV giao cho học sinh hoạt động cá nhân, một hs trình bày cả lớp xem
Nhận xét đánh giá.
Hs làm việc cá nhân bài tập vào vở
Bài tập 
a, Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x vì với mỗi giá trị của x ta chỉ tìm được một giá trị tương ứng của y.
b, Đại lượng y có là hàm số của đại lượng x vì với mỗi giá trị của x ta chỉ tìm được một giá trị tương ứng của y.
c, Đại lượng y không là hàm số của đại lượng x vì với một giá trị của x là 3 ta tìm được hai giá trị tương ứng của y.
B. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 20 phút)
Mục tiêu: vận dụng kĩ năng tính toán để tính giá trị của hàm số khi cho giá trị của biến số và ngược lại.
Bài 25 sgk/64; Bài 31 sgk/65
GV giao cho học sinh hoạt động cá nhân, một hs trình bày cả lớp xem
Dưới lớp làmvào vở.
Nhận xét đánh giá.
Hs làm việc cá nhân bài tập 25 sgk/64 vào vở
Bài 25 sgk/64
Bài 31 sgk/65
HDVN (10 phút)
Bài tập: Cho hàm số được xác định bởi tập hợp
{(-3;12); (2;-8); (-1;4); (0;0); (1;-4); (2;-8); (3;-12)}
a, Lập bảng các giá trị tương ứng của x và y của hàm số trên.
b, Hàm số trên có thể được cho bởi công thức nào
Làm thêm các bài 26, 28, 29 sgk/64
Nghiên cứu trước bài mặt phẳng tọa độ.
Chuẩn bị sẵn giấy ô li .
Hs làm bài tập ở nhà
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn 12/11/2021
TIẾT 28. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Học sinh vẽ hệ trục tọa độ, xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ, xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó 
2. Kĩ năng
Kĩ năng tính toán, trình bày
3. Thái độ 
Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 
Năng lực chung:
- Năng lực ngôn ngữ: từ các bài toán thực tế phát hiện các đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm.
- Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.
Năng lực toán học:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS giải thích được mối liên hệ giữa hai đại lượng phụ thuộc lẫn nhau của hai đại lượng trong các bài toán thực tế.
- Năng lực giải quyết vấn đề: hs biết áp dụng các tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch để giải bài.
Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, chú ý lắng nghe, đọc, vận dụng kiến thức vào thực hiện, làm bài tập.
- Yêu nước, trung thực: Thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, thước thẳng.
2. Học sinh: Dụng cụ vẽ hình, bút chì, thước kẻ, giấy ô li.
 Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 
3. Bài mới
HĐ1: Khởi động: Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề 
Mục tiêu:Kiểm tra khả năng tính toán giá trị của hàm số tại các biến cho trước
Nội dung: Cho hàm số y = 2x. Điền vào bảng những giá trị còn thiếu.
GV
HS
Nội dung
- Đưa nội dung câu hỏi
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi và làm bài
- Y/c hs nhận xét bài giải 
- Lắng nghe câu hỏi
- Nhận xét kết quả
Lời giải mong đợi:
x
1
-2
0
2
y
2
-4
0
4
ĐVĐ: Trong thực tiễn có những lúc ta phải cần một cặp số để xác định vị trí của điểm nào đó trên mặt phẳng, bài học hôm nay sẽ rõ hơn thông qua các ví dụ
HĐ2: Hình thành kiến thức
HĐ 2.1: Đặt vấn đề (7ph) 
Mục tiêu: : Thông qua những ví dụ thực tiễn, thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng
 Nội dung: Đặt vấn đề, tìm hiểu ví dụ 1 và ví dụ 2 sgk
GV
HS
Nội dung hoạt động
GV trình chiếu bản đồ địa lý Việt Nam và giới thiệu ví dụ 1 SGK
Gọi học sinh đọc toạ độ của một số địa điểm khác
Cho HS đọc ví dụ 2 SGK
Số ghế H1 cho ta biết điều gì?
GV đặt vấn đề và chuyển mục:
Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng một cặp gồm hai số.
Làm thế nào để có cặp số đó?
HS lên bảng quan sát và đọc toạ độ địa lý của một vài địa điểm
HS đọc ví dụ 2
HS trả lời
Lắng nghe
HS lấy ví dụ
1. Đặt vấn đề
HĐ 2.2: Mặt phẳng tọa độ
Mục tiêu: HS nhận biết được hệ trục tọa độ, phân biệt trục tung, trục hoành, gốc tọa độ. Biết vẽ hệ trục tọa độ.
Nội dung: Khái niệm về mặt phẳng tọa độ; 
GV
HS
Nội dung hoạt động
GV tìm hiểu sách giáo khoa và điền vào chỗ trống những nội dung:
- Hệ trục toạ độ Oxy gồm hai trục số Ox, Oy .
Trong đó:
Ox, Oy gọi là 
Ox gọi là ...thường nằm 
 Oy gọi là ..thường nằm .
O gọi là ..
- Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là 
- GV trình chiếu một số hình vẽ, yêu cầu học sinh xác định đâu là hệ trục tọa độ Oxy.
GV giới thiệu trục tọa độ, trục hoành, trục tung, gốc tọa độ.
Chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm
Kết hợp SGK, điền vào ô trống.
- vuông góc với nhau.
- các trục tọa độ.
- trục hoành – ngang.
- trục tung – thắng đứng.
- gốc tọa độ.
- mặt phẳng tọa độ.
Quan sát, ghi bài
2. Mặt phẳng tọa độ
+ Ox, Oy: các trục toạ độ
+ Ox: trục hoành
+ Oy: trục tung
+ O: gốc toạ độ
*Chú ý: SGK
HĐ2.3: Tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ 
Mục tiêu: HS biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ, biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. 
Nội dung: Thực hiện bài 32 sgk
GV
HS
Nội dung
GV yêu cầu HS vẽ một hệ trục toạ độ
GV lấy điểm P ở vị trí tương tự hình17 SGK
GV thực hiện các thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5; 3) gọi là toạ độ của điểm P và cách ký hiệu, cách đọc.
Cho HS giải bài 32 aSGK trang 67
GV kết luận.
GV yêu cầu HS làm ?1
GV nhận xét, chỉnh sửa
GV yêu cầu HS xem hình 18 SGK và cho biết hình 18 cho ta điều gì? Nhắc ta điều gì?
GV kết luận
GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời ?2
HS vẽ một hệ trục tọa độ vào vở, 
Quan sát, làm theo hướng dẫn của GV và nghe giảng
Quan sát và nhận xét bài làm 
HS thực hiện ?1 vào vở
Xem hình và trả lời
O(0;0)
3. Tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ
Cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P
Kí hiệu: P(1,5; 3)
1,5: hoành độ
3: tung độ
Bài 32 SGK trang 67
a) M(- 3; 2); N(2; - 3)
?1
?2
O(0; 0)
HĐ4: Luyện tập – Vận dụng (nếu còn thời gian)
Mục tiêu: -Vận dụng kiến thức về mặt phẳng tọa độ để giải bài tập
Nội dung: Thực hiện chơi trò chơi “ Bắn thuyền”
GV
HS
Nội dung
GV cho hs chơi trò chơi “bắn thuyền”.
Luật chơi: 
Yêu cầu hs vẽ một mặt phẳng tọa độ và 1 chiếc thuyền trên mặt phẳng tọa độ.Mỗi viên đạn tương ứng là tọa độ các điểm và gv cho. Hs biểu diễn các điểm đó trên mặt phẳng tọa độ.
Thuyền của ai trúng nhiều điểm nhất thì sẽ thua cuộc.
Thắng cuộc là người biểu diễn điểm đúng là trúng đạn ít nhất.
Người thắng cuộc sẽ nhận được điểm 10.
Hs lắng nghe luật chơi.
Các nhóm thảo luận, chọn hình, và nêu đáp án.
Hs chuẩn bị giấy ô li.
Hs biểu diễn điểm theo yêu cầu của gv.
HDVN.(3ph)
GV
HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ BTVN: 
- BTVN: 33,34,35 SGK trang 68 và bài 44,45,46 SBT
- Đọc thêm mục : Có thể em chưa biết trang 69 SGK
Nhận nhiệm vụ
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_7_tiet_27_luyen_tap_nam_hoc_2021_2022_bui_huo.docx