Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1 đến 11

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1 đến 11

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.

2. Về năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.

docx 122 trang phuongtrinh23 26/06/2023 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ..........
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
Trường 
Họ tên:...................................................
Tổ: KHXH
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.
2. Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
- Học liệu: Tranh vẽ, Video học liệu điện tử( phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Học sinh ghép từ/ cụm từ có nghĩa từ bảng chữ cái có sẵn.
c) Sản phẩm: Những từ/ cụm từ có nghĩa, xuất hiện nhiều từ nói về truyền thống quê hương (Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, )
d) Tổ chức thực hiện: 
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút HS ghép các từ đứng liền nhau trong bảng chữ cái thành các từ/ cụm từ có nghĩa, ai tìm được nhiều từ có nghĩa nhất là người thắng cuộc. 
* HS tự tìm từ theo yêu cầu, viết ra giấy A4.
* Hết thời gian gọi một số HS lên bảng dán, trình bày kết quả. 
* GV nhận xét, chuyển ý: Một số từ/ cụm từ vừa tìm là Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, nội dung bài học của chúng ta.
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là truyền thống quê hương (15’).
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương. Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của quê hương với những biểu hiện lạc hậu.
b) Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: 1. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong hình ảnh?
Câu hỏi: 2, Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó?
Câu hỏi 3: Khi giới thiệu về truyền thống của quê hương có bạn nêu những biểu hiện sau: ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè, thanh niên đua đòi ăn chơi 
Theo em, các biểu hiện trên có phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương không? Vì sao?
Em hãy bày tỏ thái độ và quan điểm của bản thân về các biểu hiện đó?
 Câu 4: Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương? 
Yêu nước chống giặc ngoại xâm
c) Sản phẩm: 
Tôn sư trọng đạo
Múa rối nước
Nghệ thuật dân gian
Cần cù lao động
Yêu thương con người
Câu 2: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, 
Câu 3: Ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè; thanh niên đua đòi ăn chơi Là những biểu hiện lạc hậu, sai trái, vi phạm pháp luật. Những biểu hiện này sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội. Chúng ta cần loại bỏ.
Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của môi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống tốt đẹp của quê hương bao gồm: 
Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất (nghề trồng lúa )
Truyền thống đạo đức (chuẩn mực trong các quan hệ người với người )
Truyền thống nghệ thuật (múa rối nước, làn điệu dân ca...)
Truyền thống văn hóa (giao tiếp, trang phục, tập quán...)
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Chia lớp theo nhóm, phát phiếu học tập
* Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
* Hs quan sát ảnh trong sgk trang 5, trao đổi với bạn cùng bàn bạc thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ HS.
* Hết thời gian, đại diện các nhóm mang kết quả của nhóm mình treo lên bảng. Hs đại diện trình bày kết quả.
HS các nhóm theo dõi, trao đổi và nhận xét.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (25’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống quê hương; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc giữ gìn truyền thống quê hương. 
b) Nội dung:
* Học sinh xem clip “Giữ gìn truyền thống quê em” và trả lời câu hỏi
Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
	* Học sinh đọc và phân tích 3 trường hợp trong sgk trang 7, câu hỏi:
- Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?
- Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
- Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
c) Sản phẩm:
 * Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc. 
* Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:
- Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển cuae quê hương.
- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Học sinh xem clip, trả lời câu hỏi :
1, Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
* HS thảo luận nhóm 2 đội đọc Các trường hợp 1,2,3 và trả lời các câu hỏi:
2, Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?
3, Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
4, Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
* Mỗi nhóm 2 hs, thảo luận trong thời gian 5 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
GV quan sát, theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh nếu cần.
* Gọi một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
- Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc. 
- Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:
Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương; kể được những việc cần làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
b) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi, làm bài tập trong sgk.
Bài 1: Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo bảng sau
Bài 2,3 sgk trang 8.
c) Sản phẩm: 
Tên truyền thống
Những việc làm
Yêu nước
Cố gắng học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước
Hiếu học
Cố gắng học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao.
Làm mộc La Xuyên
Tìm hiểu về truyền thống, kế thừa và phát huy nghề truyền thống.
Đúc đồng Tống Xá
Khảm trai Yên Tiến
Hát chèo Yên Phong
Hát Xẩm Yên Phú
Bài 2: Đồng tình với việc làm B, D, E. Vì đây là những việc làm góp phần giữ gìn truyền thống quê hương.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bài 1 và 2 Hs làm ra giấy, Gọi 2 Hs lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của HS làm trên bảng
Học sinh làm bài tập 1 sgk trang ra phiếu học tập
* Học sinh làm bài ra phiếu học tập, nộp lại bài làm cho Gv: HS kể được một số truyền thống quê hương và nêu được việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống (khoảng 5 tt).
* Chữa một số bài của hs, còn lại Gv sẽ chấm và trả sau.
- Thu kết quả, chấm
Bài tập 3
* GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Vòng quay may mắn”
- Luật chơi: Gọi lần lượt học sinh chọn 1 số tương ứng với câu hỏi. Học sinh trả lời đúng câu hỏi thì được tham gia quay vòng quay may mắn, số điểm thưởng tương ứng với số điểm mà hs quay được.
- Câu hỏi:
1, Câu ca dao “Thương người như thể thương thân” nói đến truyền thống nào sau đây?
A. Hiếu học B. Yêu thương con người C. Tôn sư trọng đạo D. Lao động cần cù
2, Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở vùng quê nào sau đây?
a. Nam Định b. Thái Bình c. Phú Thọ d. Vĩnh Phúc
3, Địa danh nào là đền thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt (người có công trong công cuộc diệt giặc Minh)
a. Yên Trung. b. Yên Nghĩa . c. Yên Thọ. d. Yên Phương.
4, Việc làm nào sau đây là giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
Giới thiệu với mọi người về truyền thống quê hương mình.
Giới thiệu với các bạn về một quyển sách hay.
Kể về một chuyến thăm quan đầy ý nghĩa.
Chăm sóc cây trong khu vườn trường. 
5, Khi nhắc đến địa danh Tống Xá chúng ta nghĩ đến nghề truyền thống nào sau đây?
Nghề làm nón lá c. Nghề làm mộc. 
Nghề đúc đồng. d. Nghề dệt lụa. 
Học sinh trả lời đúng giáo viên khuyến khích, động viên bằng điểm thưởng hoặc phần quà.
4. Hoạt động 4: Vận dụng(15’)
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Nội dung: Hs biết nêu được những việc đã làm và sẽ tiếp tục làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương
c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Câu 4: Nêu những việc đã làm và sẽ làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
Câu 5: Học sinh viết thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương.
Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương.
* Câu 4: Hs nêu. Gv động viên khuyến khích.
* HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về truyền thống quê hương)
* Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
 ..
Tuần ..........
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
Trường 
Họ tên:...................................................
Tổ: KHXH
BÀI 2: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
Thời lượng thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bản vệ di sản văn hóa.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống bảo vệ di sản văn hóa.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. 
3. Về phẩm chất:
- Trung thực: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh; ngăn chặn các hành vi đó.
- Yêu nước: Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Trách nhiệm: Tự kiểm soát, đánh giá những quy định của tập thể, chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin, bảng nhóm, giấy Ao, tranh ảnh, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú và tâm thế cho bài học.
- Giúp HS huy động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa
- Bước đầu xác định và phân biệt được di sản văn hóa
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
 d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
Gv chia lớp thành 3 nhóm.
Phổ biến luật chơi.
Luật chơi:
-Mỗi nhóm cử 3 bạn lên bảng xếp mỗi nhóm thành 1 hàng
-Trả lời câu hỏi: Em hãy liệt kê những địa điểm du lịch mà em biết
-Khi GV nói bắt đầu thì lần lượt từng thành viên thứ nhất của mỗi nhóm lên ghi 1 đáp án. Khi khi xong chạy về cuối hàng để bạn thứ 2 lên 
-Thời gian 3 phút. Khi kết thúc trò chơi, đội nào viết được đúng nhiều đáp án thì chiến thắng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS mỗi nhóm cử đại diện 3 bạn lên chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả và trả lời câu hỏi.
- Từng nhóm trình bày đáp án trong cùng 1 khoảng thời gian trên bảng.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét tinh thần chơi của các đội, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học.
GV kết nối vào bài:
Trong các địa điểm du lịch các em kể có những địa điểm là di sản văn hóa. Vậy di sản văn hóa là gì, có những loại di sản văn hóa nào, ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội là gì? Để trả lời những câu hỏi này, mời các em cùng đến với bài học ngày hôm nay
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Di sản văn hóa là gì?
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm thế nào là di sản văn hóa
- Kể tên, nhận biết được 1 số di sản văn hóa
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh quan sát 6 bức ảnh trong SGK T 9,10 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1: Di sản văn hóa là gì
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập cá nhân.
* Gv yêu cầu học sinh quan sát 6 bức tranh trong sách.
Gv phát phiếu học tập cá nhân, yêu cầu các em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
1. Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó.
2. Em hiểu thế nào là di sản văn hóa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 6 hs trả lời 6 bức tranh trong phiếu học tập.
- Gọi các học sinh khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
I. Khám phá
1. Di sản văn hóa là gì?
* Quan sát tranh.
- Chùa một cột
- Phố cổ Hội An
- Khu di tích Mỹ Sơn
- Đờn ca tài tử Nam Bộ
- Hát then
- ...
*Nhận xét
Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Nhiệm vụ 2: Phân loại di sản văn hóa
a. Mục tiêu: 
- Phân loại được các di sản văn hóa
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc ngữ liệu trong SGK T10 và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập
STT
Ngày/ tháng /năm
Tên di sản văn hóa
Loại di sản văn hóa
1
2
3
4
5
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Sản phẩm phiếu học tập của các nhóm 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 2: Phân loại di sản văn hóa 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập cá nhân.
* Gv yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu trong SGK T10 và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập theo nhóm
- Theo em, di sản văn hóa có thể được chia thành những loại nào? Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về các loại di sản văn hóa đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 số nhóm lên bảng trình bày
- Gọi các học sinh khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
* Gv yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu trong SGK T11 và quan sát 4 bức tranh và trả lời câu hỏi 
- Dựa vào thông tin trên, em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết di sản văn hóa nào là: Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể. Giải thích vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 HS trình bày
- Gọi các học sinh khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
2. Phân loại di sản văn hóa
Di sản văn hóa bao gồm 2 loại:
-DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. VD: Khu di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An 
- DSVH phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn các hình thức khác. VD: Hát Xoan – Phú Thọ, Đờn ca tài tử Nam Bộ 
+ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học. 
+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Nhiệm vụ 3
Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
a. Mục tiêu: 
- Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững trong SGK T12 và trả lời câu hỏi vào giấy A0 
- Làm việc nhóm với kĩ thuật khăn phủ bản
- Theo em thông tin trên đã cho thấy di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội ?
- Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hóa?
c. Sản phẩm: Bài làm trên giấy A0
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
* GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững trong SGK T12 và trả lời câu hỏi vào giấy A0.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và phát giấy A0
- Hình thức thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Khăn phủ bản.
 Câu hỏi
- Theo em thông tin trên đã cho thấy di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội ?
- Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hóa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm trong thời gian 5 phút, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi vào giấy A0.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin từ ngữ liệu, năng lực làm việc nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 nhóm lên bảng trình bày
- Gọi các học sinh nhóm khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Nhiệm vụ 4
Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Luật Di sản văn hóa năm 2021 trong SGK T12,13 và quan sát 5 hình ảnh trả lời câu hỏi 
- Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên?
- Trước những hành vi vi pạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Luật Di sản văn hóa năm 2021 trong SGK T12,13 và quan sát 5 hình ảnh trả lời câu hỏi 
- Hình thức hoạt động theo cặp.
Câu hỏi
- Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên?
- Trước những hành vi vi pạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo cặp trong thời gian 5 phút, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi 
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin từ ngữ liệu, tranh ảnh, năng lực làm việc theo cặp
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Gọi các học sinh khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ DSVH:
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá; hoặc thấy di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá
- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần “Khám phá”, thực hành làm bài tập và xử lí các tình huống cụ thể.
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Bài tập: Câu trả lời các bài tập và tình huống của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập ..
Bài 1: Theo em, những giá trị văn hóa nào dưới đây đã được công nhận là di sản văn hóa?
A.Nhã nhạc cung đình Huế( Thừa Thiên Huế)
B.Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội)
C. Công trình thủy điện Yaly (Gia Lai)
D.Khu di tích văn hóa Óc Eo (An Giang)
E. Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng)
Bài 2: HS làm việc theo nhóm và điền vào phiều học tập
Bài 3: Chơi trò chơi sắm vai để giải quyết tình huống ở bài tập 3.
- Gv chia nhóm, để các nhóm suy nghĩ, phân tích tình huống, đưa ra các cách giải quyết cho tình huống và tiến hành sắm vai.
Câu hỏi phân tích tình huống theo SGK:
a, Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
b, Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?
Bài 4: Làm bài cá nhân
Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?
Bài 5: GV cho Hs quan sát video
 và trả lời câu hỏi
-Em hãy kể tên 1 số di sản văn hóa ở địa phương?
- Em đã làm gì để góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi ở bài tập 1,2,3,4,5 và hoàn thành phiếu bài tập ở bài tập 2 SGK (Tr 15).
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, hỗ trợ gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi, trình bày phiếu học tập hặc thu phiếu học tập của Hs để đánh giá; chơi trò chơi sắm vai giải quyết tình huống.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ và tinh thần chơi trò chơi và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức
II. Luyện tập
Bài 1 sgk/T14
A.Nhã nhạc cung đình Huế( Thừa Thiên Huế)
B.Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội)
D.Khu di tích văn hóa Óc Eo (An Giang)
Bài 2 sgk/T15
- Di tích lịch sử văn hóa: Địa đạo Củ Chi, Hoàng Thành Thăng Long
- Danh lam thắng cảnh: Khu du lịch Tràng An, Động Phong Nha, Bàu Trắng
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
- Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Lễ cấp sắc của người Dao Tiền, Lễ hội Ada Koonh của người Pa Kô, Nghề gốm Thanh Hà, Truyện Kiều, Lễ hội đua thuyền đình Bình Thủy.
Bài 3 sgk/T15
a) Em không đồng ý với những việc làm trên.
Bởi vì những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên các công trình di tích lịch sử chính là hành vi phá hoại, xâm hại đến các di tích lịch sử đó, gây mất mĩ quan, làm hư hại công trình.
b) Nếu bắt gặp những người đang viết vẽ lên các công trình di tích lịch sử, em sẽ khuyên họ không nên làm như vậy, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,... thay vì khắc chữ, viết, vẽ vì làm như thế là đang góp phần phá hoại, làm hư tổn và gây mất cảnh quan ở khu du tích.
Bài 4 sgk/T15
Em sẽ khuyên bố rằng hãy mang cổ vật đó giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Bởi vì nếu như giữ lại cổ vật đó trong nhà hoặc đem đi bán đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Bài 5 sgk/T15
*Một số di sản văn hóa ở địa phương em (Nam Định) là
-Đền Trần 
-Chùa Phổ Minh 
-Ngôi làng cổ Dịch Diệp. ...
-Ngôi nhà số 7 Bến Ngự ...
-Thăm nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh. ...
-Chùa Keo Hành Thiện. ...
-Di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dày 
*Em đã làm những việc để góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát uy những di sản văn hóa này là:
 + giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ không vứt rác bừa bãi
+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ tham gia các lễ hội truyền thống.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1_den_11.docx