Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 11: Tự tin - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Thủy

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 11: Tự tin - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.

- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.

2. Kỹ năng

 - Biết thể hiện tính tự tin trong những công việc cụ thể.

3. Thái độ

- Tin ở bản thân mình , không a dua, dao động trong hành động.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Thuyết trình.

- Động não.

- Thảo luận nhóm

- Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải.

III. Tài liệu và phương tiện dạy học

 1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 7.

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự tin.

 2. Học sinh

- SGK, vở ghi.

- Đọc trước truyện trong SGK, nội dung bài học.

IV. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Thế nào là tự trọng? Hãy nêu một số biểu hiện của tự trọng.

Câu 2: Chúng ta phải rèn luyện lòng tự trọng như thế nào?

 3. Dạy bài mới

 3.1. Giới thiệu bài mới

GV: cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

HS: Trả lời.

GV : Phản hồi và dẫn vào bài.

 Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước, phải cố gắng vượt qua. Lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 11: Tự tin.

 

docx 5 trang sontrang 3360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 11: Tự tin - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 - Tiết 4
Ngày soạn: 22/09/2020	 Ngày dạy: 
Bài 11: TỰ TIN
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức 
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
2. Kỹ năng
 - Biết thể hiện tính tự tin trong những công việc cụ thể.
3. Thái độ 
- Tin ở bản thân mình , không a dua, dao động trong hành động.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Thuyết trình.
- Động não.
- Thảo luận nhóm
- Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
 1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 7.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự tin.
 2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
- Đọc trước truyện trong SGK, nội dung bài học.
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Thế nào là tự trọng? Hãy nêu một số biểu hiện của tự trọng.
Câu 2: Chúng ta phải rèn luyện lòng tự trọng như thế nào?
 3. Dạy bài mới
 3.1. Giới thiệu bài mới 
GV: cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. 
HS: Trả lời.
GV : Phản hồi và dẫn vào bài.
	Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước, phải cố gắng vượt qua. Lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 11: Tự tin.
 3.2. Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải để tìm hiểu truyện đọc
GV: Cho HS đọc truyện đọc trong SGK.
HS: Đọc truyện đọc.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc.
1. Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
HS: Trả lời.
GV : Phản hồi.
* Điều kiện :
- Góc học tập là căn gác nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy catset cũ kĩ.
> Thiếu thốn.
* Hoàn cảnh:
- Bố là bộ đội, mẹ là công nhân đã nghỉ hưu; lương thấp; nuôi hai con ăn học.
> Khó khăn.
* Phương pháp:
- Tự học.
- Chỉ học ở SGK, sách nâng cao, học theo chương trình trên tivi.
- Cùng anh trai nói chuyện với người nước
ngoài.
> Sáng tạo, khoa học.
2. Do đâu Bạn Hà được tuyển đi học nước ngoài?
HS: Trả lời.
GV : Phản hồi.
- Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện.
- Nói tiếng Anh thành thạo.
- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin-ga - po.
3. Sự tự tin của bạn Hà được biểu hiện như thế nào?
HS: Trả lời.
GV : Phản hồi.
Là người chủ động và tự tin trong học tập: tự học, tự rèn luyện.
- Tin tưởng vào khả năng của mình.
- Là người ham học. 
GV: kết luận và chuyển ý.
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải để tìm hiểu một số biểu hiện của tính tự tin
GV: Qua việc tìm hiểu truyện đọc và nội dung SGK cho biết thế nào là tự tin?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
Câu hỏi dành cho HS khuyết tật:
? Nêu một việc làm mà em đã hành động một cách tự tin?
HS: Trả lời.
GV : Phản hồi.
GV : Hãy nêu những tấm gương tiêu biểu có tính tự tin mà em biết ?
HS: Trả lời.
GV: Phản hồi.
- Nguyễn Ngọc Kí, Phương Mỹ Chi, Quang Anh 
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại giảng giải để tìm hiểu ý nghĩa của tính tự tin
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Nhóm 1: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai, không cần hợp tác với ai. Ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
Nhóm 2: Tự tin, khác với tự cao, tự đại, tự ti như thế nào?
Nhóm 3: Em hiểu thế nào là tự lực, tự lập? Mối quan hệ giữa tự tin, tự lực và tự lập?
Nhóm 4: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin?
HS: Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
GV: Quan sát, gợi ý.
HS: Trình bày kết quả thảo luận.
GV: Phản hồi và kết luận.
1. Ý kiến đó không đúng. Vì có ý kiến của người khác sẽ có tác động lớn đến công việc của mình. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm, giúp chúng ta thành công trong công việc.
2. – Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, hành động một cách chắc chắn, dám nghĩ dám làm.
- Tự cao, tự đại là luôn cho mình là nhất, là trên hết, không ai bằng mình, không cần sự hợp tác, giúp đỡ của ai.
- Tự ti là luôn cho rằng mình nhỏ bé, kém cỏi, yếu đuối, thua thiệt người khác, sống thu mình lại.
3. – Tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết lấy những công việc của bản thân.
- Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa, sống bám vào người khác.
- Giữa tự tin, tự lực và tự lập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có tính tự tin mới có thể tự lực, tự lập trong cuộc sống. 
4. Trong mọi hoàn cảnh con người cần có tính tự tin. Đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách con người càng cần phải vững tin vào bản thân mình, dám nghĩ dám làm.
GV: Vậy tự tin có ý nghĩ như thế nào trong cuộc sống mỗi con người?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.	
Hoạt động 4: Sử dụng phương thuyết trình, đàm thoại để tìm hiểu cách rèn luyện
GV: Chúng ta cần rèn luyện tính tự tin bằng cách nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Cho HS lên bảng thể hiện sự tự tin của mình, với các nội dung cụ thể đã chuẩn bị trước ở nhà:
- Giới thiệu về bản thân trước lớp.
- Hát một bài hát.
- Kể một câu chuyện về sự tự tin của bản thân hoặc của bạn cùng lớp.
HS: Lên bảng trình bày.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
GV: Nhận xét, cho điểm khuyến khích.
Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Cho HS làm bài tập b, d trong SGK trang 34, 35.
- Cả lớp cùng làm bài tập. HS hoạt động độc lập.
- HS trả lời. Các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung.
GV: Nhận xét và cho điểm.
I. Truyện đọc
“Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po”
II. Nội dung bài học
Một số biểu hiện của tính tự tin
 Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. Hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
 Ví dụ: Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đông người; không lúng túng, sợ sệt khi phải đối mặt với khó khăn mà bình tĩnh tìm cách giải quyết .
Ý nghĩa của tự tin
 Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
 3. Cách rèn luyện
- Chủ động, tự giác học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể.
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
III.Bài tập 
Đáp án:
Bài b: 
Đồng ý: 1,3,4,5,6,8.
Bài d:
Hành vi của hân là thiếu sự tự tin. Hân không tự tin vào bài làm của mình, lập trường không vững vàng, lo lắng khi thấy kết quả của mình không giống với kết quả của bạn.
4. Củng cố 
 4.1. GV hệ thống lại nội dung bài học.
 4.2. GV cho HS làm bài tập sau:
Đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến của em.
STT
Việc làm
Ý kiến của em
Tự tin
Tự ti
Tự cao
1
Lan luôn sẵn sang nhận mọi nhiệm vụ mà cô giáo phân công
2
Dũng không bao giờ giơ tay phát biểu ý kiến trong lớp vì sợ sai.
3
Hằng chủ động giao tiếp cởi mở với mọi người xung quanh.
4
Tùng học giỏi môn toán nên luôn coi thường các bạn khác học kém hơn mình.
5
Trong giờ học, Mai luôn tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
6
Phương không tham gia bất cứ phong trào ngoại khóa nào của lớp vì cho rằng không có khả năng gì, tham gia chỉ cản trở các bạn.
7
Trang luôn nhất trí theo ý kiến số đông vì sợ rằng nếu mình có ý kiến khác sẽ bị các bạn phản đối.
8
Lâm luôn tự cho rằng ý kiến của mình là đúng và không bao giờ lắng nghe góp ý của mọi người.
5. Dặn dò 
- Về nhà học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 5: Yêu thương con người.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_11_tu_tin_nam_hoc_2020_2.docx