Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

*Mục đích:

- Học sinh tìm hiểu các khái niệm: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.

- Quy định nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng.

*nội dung:

- trình bày được các khái niệm.

- nêu được các quy định nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng.

*sản phẩm: học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi.

 

docx 7 trang bachkq715 8430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức : 
Giúp học sinh hiểu tín ngưỡng, tôn giáo là đời sống tâm linh của con người. 	 
2. Kỹ năng : 
Công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào. 
3. Thái độ : 
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác; chấp hành đúng pháp luật về tôn giáo, không mê tín dị đoan.
II. Trọng tâm tiết học: 
Hiểu được thế nào là tín ngưỡng và tôn giáo.
Phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo.
Hiểu được thế nào mê tín dị đoan và hậu quả của mê tín dị đoan.
III. Phương pháp và kỷ thuật dạy học
Phương pháp:
Sắm vai, vấn đáp, thảo luận, làm việc nhóm 
Kỷ thuật: 
Kỷ thuật mảnh ghép
IV. Tài liệu và phương tiện
Giáo viên:
Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD 7.
1 số tranh ảnh có liên quan.
Bảng nhóm.
Loa.
Học sinh:
Vở ghi bài, sách giáo khoa, sách bài tập môn GDCD 7.
Các tình huống.
V. Nội dung tích hợp
VI. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 1p: Kiểm diện , kiểm tra vở ghi chép 
Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài. 10p
Mục đích: tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào tiết học.
Nội dung: Mời cả lớp xem một tình huống được chuẩn bị trước.
Sản phẩm: học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
Thực hiện
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GV: Mời cả lớp xem một tình huống được chuẩn bị trước
GV: Tình huống trên nói về hiện tượng gì trong cuộc sống? Hãy cho biết đôi nét về hiện tượng đó?
GV: Kết luận và giới thiệu bài:
Đời sống tâm linh của người Việt rất phong phú, từ bao đời nay người dân đã tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Vậy tín ngưỡng, tôn giáo là gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học mới hôm nay. 
HS: Trả lời
Yêu cầu: đó là hiện tượng cúng bái, phù phép 
Đây là hiện tượng gây hại cho con người .
 HOẠT ĐỘNG 2. Khám phá vấn đề 30p
*Mục đích: 
Học sinh tìm hiểu các khái niệm: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.
Quy định nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng.
*nội dung: 
- trình bày được các khái niệm.
- nêu được các quy định nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng.
*sản phẩm: học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Tìm hiểu thông tin ,sự kiện: Tình hình tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (sgk trang 51) 
GV :Cho hs quan sát 1 số hình ảnh một số đạo có ở Việt Nam cho học sinh nhận diện.
? Em biết gì về các hình ảnh vừa quan sát?
? Tình hình tôn giáo ở Việt Nam như thế nào ?
? Em hãy kể một số tôn giáo ở nước ta mà em biết? 
GV kết luận, liên hệ với tình hình tôn giáo ở địa phương:
 + Thủ Đức là một nơi tập trung khá nhiều tôn giáo, các tôn giáo chính như: Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài.
Tìm hiểu các khái niệm: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.
GV tổ chức hoạt động lắp các mảnh ghép.
Lớp chia làm 4 nhóm mùa đi tìm hiểu các nội dung:
+ Nhóm Mùa Xuân: Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo là gì?
+ Nhóm Mùa Hè: Những mặt tích cực và hạn chế của tín ngưỡng và tôn giáo? Liên hệ với thực tế?
+ Nhóm Mùa Thu: Mê tín dị đoan là gì? Hậu quả của mê tín dị đoan? Liên hệ thực tiễn?
+ Nhóm Mùa Đông: Phân biệt sự khác nhau giữa tôn giáo, tín ngưỡng với mê tín dị đoan?
Mỗi nhóm lại được chia làm 3 mảnh ghép “Tín ngưỡng”; “Tôn giáo”; “Mê tín dị đoan”. 
Các mảnh ghép sẽ thảo luận với nhau nhằm tìm ra các nội dung trong vòng 3 phút.
Sau đó các mảnh ghép sẽ trở về nhóm để cùng đóng góp trả lời câu hỏi của nhóm mình trong thời gian 3 phút.
GV: Tổng kết nội dung 4 nhóm, liên hệ với thực tế địa phương và liên hệ nội dung bài học. 
H/S: Rút ra nội dung bài học và ghi bài.
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
GV: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trách nhiệm của công dân.
GV: Công dân cần có trách nhiệm gì?
Hs : Đó là hình ảnh các tôn giáo 
Yêu cầu: Việt Nam là nước có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo.
HS: Thảo luận.
Yêu cầu:
+ Các mảnh ghép:
Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. Ví dụ: Thờ cúng tổ tiên. 
 Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Ví dụ: Thiên Chúa giáo.
Mê tín dị đoan là Là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên.
+ Các nhóm mùa: 
Mùa Xuân:
Tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau: 
Tín ngưỡng
Tôn giáo
Giống 
 Tin vào cái một gì đó thần bí
Khác
- Cá nhân
- Không có giáo lý.
-Không cần hệ thống tổ chức.
- Tập thể
- Có giáo lý
- Có hệ thống tổ chức, có người đứng đầu
- Tin vào giáo lý của thần linh và tiến hành các nghi lễ sùng bái.
+ Nhóm Mùa Hè: Những mặt tích cực và hạn chế của tín ngưỡng và tôn giáo: 
TÍCH CỰC
TIÊU CỰC
-Đại đa số đồng bào tôn giáo là người lao động.
-Có tinh thần yêu nước ,cộng đồng .
-Góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
-Thực hiện chính sách pháp luật. 
-> Làm tốt việc đạo ,đẹp việc đời.
-Do trình độ văn hóa thấp nên còn mê tín và lạc hậu .
-Bị kích động và lợi dụng vì mục đích xấu 
-Hành nghề mê tín dị đoan 
-Làm trái pháp luật 
-> Làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản công dân, tổn hại lợi ích quốc gia 
Liên hệ với thực tế nơi mình sinh sống?
Tặng xe lăn và quà cho các bệnh nhân nghèo tại Caritas Phú Cường tại hạt Tây Ninh
Phật giáo TPHCM tặng người dân tỉnh Bến Tre con đường bê tông
Caritas Tổng Giáo phận Tp. HCM khám chữa bệnh cho các em mồ cô
Phật giáo Đồng Tháp tặng quà cho người nghèo.
+ Nhóm Mùa Thu: Mê tín dị đoan là Là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên.
 Ví dụ hậu quả của mê tín dị đoan:
	Người đàn bà lấy danh “Ông Cóc” chữa bệnh bằng cách rờ, vuốt hoặc thổi vào chỗ đau của người bệnh; hiệu quả tới đâu không biết nhưng mỗi ngày có khoảng hàng chục người đến đây trị bệnh.
+ Nhóm Mùa Đông: Phân biệt sự khác nhau giữa tôn giáo tín ngưỡng với mê tín dị đoan?
Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin phù hợp với lẽ tự nhiên.
Hướng con người đến cái thiện, tốt đẹp.
Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, thái quá, nhảm nhí, mang tính chất tiêu cực.
Gây hậu quả xấu.
Hs trả lời:
Yêu cầu;
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giaó nào.
- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
Hs trả lời:
Yêu cầu;
Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng , tôn giáo
Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo 
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP 20
mục đích: hs đánh gia được thái độ, hành vi của mọi người xung quanh.
Nội dung: làm bài tập cô cho.
Sản phẩm: hoàn thành bài tập.
Bài tập 1: Đánh dấu X vào các cột trong bảng sau cho thích hợp.
 Biểu hiện 
Hành vi
Mê tín dị đoan
Tín ngưỡng
Tôn giáo
Thắp hương ở đền Hùng Vương
Đi lễ nhà thờ
Yểm bùa 
Cúng giỗ người chết
Kiêng ăn trứng khi đi thi
 BÀI TẬP 2. Em hãy sắp xếp những bức ảnh sau vào các cột trong bảng cho thích hợp: Tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan:
Mê tín dị đoan
Tín ngưỡng
Tôn giáo
Xem bói
2
Đền Bà Chúa Kho
Đền Thánh Gióng
5
HOẠT ĐỘNG 4: THỰC HÀNH 25p
Mục đích:
Nêu được các sản phẩm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, mê tin dị đoan.
Nội dung: ý nghĩa các sản phẩm, trân trọng các sản phẩm đó.
Sản phẩm: học sinh tích cực tham gia trò chơi, nhận nhiều phần quà.
Trò chơi: “CHIẾC HỘP BÍ MẬT”
* Luật chơi: 
- Sẽ có 1 chiếc hộp bí mật chứa các đồ vật liên quan đến nội dung bài học.
Có 1 học sinh thấy được các đồ vật đó và diễn đạt sao cho các nhóm biết vật đó là gì. “Chú ý không nói tên vật đó ra”.
Tất cả có 8 vật. Thời gian cho mỗi vật là 15 giây.
ĐÁP ÁN:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Luật chơi: 
- Sẽ có 1 chiếc hộp bí mật chứa các đồ vật liên quan đến nội dung bài học.
Có 1 học sinh thấy được các đồ vật đó và diễn đạt sao cho các nhóm biết vật đó là gì. “Chú ý không nói tên vật đó ra”.
Tất cả có 8 vật. Thời gian cho mỗi vật là 15 giây.
HS: Tham gia trò chơi.
Yêu cầu:
 Nhang
Tiền vàng.
Con cóc.
Đèn cầy.
Vàng mã.trác cây.
Cá chép.
Con hổ. 
HOẠT ĐỘNG 5: Tổng kết và dặn dò: 5p
Mục đích: cũng cố học.
Nội dung: nhập xét, thái độ hành vi.
Sản phẩm: học sinh tích cực hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên: 
Nhận xét thái độ, hành vi của học sinh khi tham gia các hoạt động.
Tổng kết: ghi nhớ khái niệm: tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan, phân biệt sự khác nhau.
Dặn dò: 
+ Về nhà chuẩn bị tiết học tiếp theo.
+ Làm bài tập a, b, SGK Trang 53.
Học sinh:
Lắng nghe nhận xét của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_16_quyen_tu_do_tin_nguon.docx