Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

Học sinh nắm được:

- Khái niệm và biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.

- Những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập.

- Quý trọng những người học tập tự giác, tích cực; góp ý cho những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực để khắc phục hạn chế này.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những những giá trị tốt đẹp của học tập tự giác, tích cực. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tự giác, tích cực.

- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy khả năng học tập tự giác, tích cực. Xác định được lí tường sổng của bản thân, lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân.

- Năng lực hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tự giác, tích cực.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Quý trọng, ủng hộ những người học tập tích cực, tự giác.

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

docx 11 trang phuongtrinh23 26/06/2023 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 4: Học tập tự giác, tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường 
Họ tên:...................................................
Tổ: KHXH
BÀI 4: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
Môn: GDCD 7 – Lớp 7 (Cánh Diều)
Thời lượng dạy học: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
Học sinh nắm được:
- Khái niệm và biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
- Những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập.
- Quý trọng những người học tập tự giác, tích cực; góp ý cho những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực để khắc phục hạn chế này.
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những những giá trị tốt đẹp của học tập tự giác, tích cực. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn của tự giác, tích cực.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy khả năng học tập tự giác, tích cực. Xác định được lí tường sổng của bản thân, lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tự giác, tích cực.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Quý trọng, ủng hộ những người học tập tích cực, tự giác.
- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Thiết bị dạy học: Màn hình, máy tính, tranh ảnh về nội dung bài học...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về học tập tự giác, tích cực để chuẩn bị vào bài học mới.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”: Kể những tấm gương tự giác, tích cực trong học tập mà em biết?
Lớp chia làm 3 đội, đội nào kể được nhiều tấm gương nhất thì đội đó chiến thắng. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
- Nguyễn Khuyễn.
- Bác Hồ.
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí.
d. Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học.
 - Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.
 Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
I. Khởi động
- Tri thức của nhân loại là vô hạn, biển học mênh mông trong khi hiểu biết của con người là nhỏ bé.
- Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/ khám phá
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
a.Mục tiêu: 
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- HS phát triển được năng lực tự học, hợp tác.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh tìm hiểu biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
+ Hình 1: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách cố gắng hoàn thiện hết số lượng bài tập được giao, dù mệt cũng không bỏ dở.
 + Hình 2: Các bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách chủ động phân chia công việc khi làm việc nhóm với nhau.
 + Hình 3: Bạn nữ đã thể hiện biểu hiện học tập tự giác, tích cực bằng cách khi gặp bài khó đã không chùn bước, nghiêm túc suy nghĩ, cố gắng tìm ra cách giải. Trong khi bạn nam chưa có biểu hiện học tập tự giác, tích cực bởi vì khi gặp bài khó, bạn đã nhanh chóng nản chí, từ bỏ không suy nghĩ cách giải.
 + Hình 4: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách lập ra kế hoạch học tập phù hợp với bản thân và nghiêm túc, quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
- Hình 5: Bạn học sinh chưa tự giác, tích cực học tập khi bố mẹ nhắc nhở việc học bài nhưng không nghe lời.
 + Hình 6: Bạn nữ đã học tập tự giác, tích cực khi chủ động làm hết bài tập được giao và còn nhắc nhở bạn nam cùng bàn về việc làm bài tập. Trong khi bạn nam không hề học tập tự giác, tích cực vì không chủ động làm bài tập mà lại chờ để chép bài của bạn.
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận cặp đôi trong 5 phút, quan sát hình ảnh trang 20, 21 SGK và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: 
a. Em hãy phân tích thái độ và hành vi học tập của các bạn học sinh trong các hình ảnh trên và chỉ ra những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực; biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.
b. Ngoài những biểu hiện trên, em còn biết những biểu hiện nào thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS làm việc cặp đôi suy nghĩ trả lời.
+ GV quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện,gợi ý nếu cần. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Trình bày kết quả làm việc nhóm, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV: Hướng dẫn HS cách trình bày, tương tác khi cần.
 Bước 4: Kết luận, nhận định
 - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề, chuẩn kiến thức, ghi bảng.
II. Khám phá
1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
- Có mục tiêu học tập rõ ràng.
- Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
- Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
- Có phương pháp học tập chủ động.
- Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
Hoạt động 2.2 : Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
a. Mục tiêu: 
- HS trình bày được ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
- HS được phát triển năng lực hợp tác và năng lực điều chỉnh hành vi.
b. Nội dung: Học sinh đọc trường hợp trang 22 SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
+ Trường hợp 1: Minh đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nhờ tinh thần học tập tự giác, tích cực; lên kế hoạch học tập hợp lí, chủ động tìm tòi và học hỏi kiến thức mới, không nản chí khi gặp bài khó mà quyết tâm tìm ra cách giải sáng tạo.
 + Trường hợp 2: Nga đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nhờ tinh thần học tập tự giác, tích cực; quyết tâm theo đuổi đam mê tiếng Anh, xác định mục tiêu rõ ràng, lên kế hoạch học tập hợp lí; dù hoàn cảnh khó khăn cũng không nản chí, quyết vươn lên trong học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SP
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc 2 trường hợp SGK trang 22 và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a. Theo em, vì sao Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
b. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
 - HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả.
- GV theo dõi hướng dẫn học sinh cách trình bày
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập.
- Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra.
- Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
- HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
- Phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề. 
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ đọc xác định yêu cầu của bài và làm. 
 Hãy chia sẻ với bạn về mục tiêu phấn đấu trong học tập của em trong năm học này. Em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Học sinh làm việc độc lập suy nghĩ, trả lời.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, bổ sung ý kiến nếu cần, chốt kiến thức.
 Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ đọc xác định yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm theo bàn:
 Em hãy liệt kê những việc làm của bản thân thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập và nêu cách khắc phục hạn chế đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ tham gia của các nhóm, chốt kiến thức.
 Nhiệm vụ 3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ đọc xác định yêu cầu của bài và làm bài.
 Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước của bản thân.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.
D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe suy nghĩ giải quyết yêu cầu
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ làm bài, bổ sung ý kiến nếu cần, chốt kiến thức.
 Nhiệm vụ 4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và làm bài. 
 Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi. H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi".
a. Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?
b. Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe suy nghĩ giải quyết yêu cầu
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ làm bài, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/ SGK tr 23
* Mục tiêu phấn đấu trong năm học:
- Làm hết bài tập về nhà được giao trong thời gian quy định.
- Đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, các kì thi.
- Đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi.
- Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi.
* Cách thức đạt được mục tiêu:
- Mỗi ngày dành ra 3 giờ đồng hồ để tự học: hoàn thiện bài tập về nhà được giao, ôn tập lại kiến thức cũ và đọc trước kiến thức mới.
- Ngoài thời gian tự học, đọc thêm sách để học hỏi kiến thức mới.
- Tự tìm tòi làm các bài tập khó, nghĩ ra nhiều cách giải khác nhau.
2. Bài tập 2/ SGK tr 14
* Việc làm thể hiện không tự giác, tích cực trong học tập:
- Khi gặp bài khó nghĩ không ra sẽ lên mạng chép giải hoặc chép bài của bạn.
- Nhiều khi vì mải xem một bộ phim hay mà không chịu học bài đúng giờ.
- Chỉ ôn tập kiến thức trước khi có bài kiểm tra hoặc trước kì thi.
* Cách khắc phục:
- Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân.
- Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt được mục tiêu.
3. Bài tập 3/ SGK tr14.
* Em đồng tình với các ý kiến:
- A. vì mọi việc trên đời nếu muốn thành công đều cần đến kiến thức. Kiến thức càng nhiều thì làm mọi việc càng thành công và thuận lợi. Mà muốn trau dồi được nhiều kiến thức bổ ích thì cần phải chủ động học tập tự giác, tích cực.
- D. vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
*Em không đồng tình với các ý kiến:
- B. vì mỗi môn hoc đều đem lại những kiến thức khác nhau, có ích cho cuộc sống và tương lai. Chúng ta cần phải học tập đầy đủ tất cả các môn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
- C. vì trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện xảy ra đột xuất, làm thay đổi hoàn cảnh của con người. Vì vậy tùy thuộc vào mỗi tình huống khác nhau mà cần phải điều chỉnh mục tiêu đã đề ra trở nên phù hợp với năng lực và hoàn cảnh hiện tại. Nếu mục tiêu không phù hợp với khả năng của bản thân thì sẽ dễ đem lại kết quả tiêu cực.
4. Bài tập 4/ SGK tr14
a. Nhận xét:
- H là người biết học tập chủ động, tích cực, chịu khó làm thêm bài tập nâng cao để rèn luyện tư duy. Vì vậy, chắc chắn kết quả học của H sẽ được nâng cao.
- Ngược lại A không chủ động học tập tự giác, tích cực, chỉ làm các bài tập dễ cô giao mà bỏ qua các bài tập khó, không những vậy còn thuyết phục H đi chơi đừng làm bài tập.
b. Nếu em là H, em sẽ khuyên A rằng nếu muốn nâng cao thành tích học tập thì chỉ làm những bài tập dễ cô giao thôi là không đủ. Khi làm thêm những bài tập nâng cao không những giúp ôn luyện lại kiến thức đã học, giúp hiểu sâu và nắm vững kiến thức, mà còn giúp rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo và tính kiên trì. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Nội dung: Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Học sinh viết thông điệp thể hiện tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể hiện tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
* HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà.
* Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_4_hoc_tap_tu_giac_tich_c.docx