Giáo án Hình học 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Hình học 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS hiểu được: Cho hai đường thẳng và một cát tuyến, nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.

2. Kĩ năng: Nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía; Bước đầu tập suy luận.

3. Thái độ: Yêu thích môn toán, có tinh thần hợp tác trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực sử dụng các phương tiện, công cụ toán học.

B. CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của GV:

+Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.

+Thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh

+Tổ chức học theo nhóm

2. Chuẩn bị của HS:

+Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, kiến thức mục 4, 5 tiết 4.

+ Ôn tập bài cũ,xem trước bài mới.

 

doc 9 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2019 ; Ngày dạy: 13 /9/2019.
Lớp dạy: 7A .
Tiết 5: §3. CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG
CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu được: Cho hai đường thẳng và một cát tuyến, nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau. 
2. Kĩ năng: Nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía; Bước đầu tập suy luận.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, có tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng các phương tiện, công cụ toán học.
B. CHUẨN BỊ:
 1.Chuẩn bị của GV: 
+Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.
+Thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh
+Tổ chức học theo nhóm
2. Chuẩn bị của HS: 
+Thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, kiến thức mục 4, 5 tiết 4.
+ Ôn tập bài cũ,xem trước bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (7 phút).
- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
1) Nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
2) Làm BT19/ sgk/ 87: Nói rõ trình tự vẽ hình.
 + d1 và d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 60
 + Điểm A bất kì nằm trong góc O.
 +Từ A vẽ đường thẳng vuông góc với d1 tại B, từ B vẽ đường thẳng vuông góc với d2 tại C. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17 phút).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học .
 Hoạt động 2.1:
 Gọi 1HS lên bảng yêu cầu 
+ Vẽ hai đường thẳng phân biệt a và b.
+ Vẽ đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b lần lượt tại A và B.
- Hãy cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, có bao nhiêu góc đỉnh B (khác góc bẹt) ? (có 4 góc đỉnh A, có 4 góc đỉnh B)
- GV đánh số các góc như hình vẽ. 
- GV: Hai cặp góc so le trong là Â1 và; Â4 và bốn cặp góc đồng vị là: Â1 và ; Â2 và : Â3 và ; Â4 và .
- GV đưa bảng phụ hình vẽ sẵn ?1
chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?1.
 + Nhóm 1,2: a/ : Nhóm 3,4: b/
- GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm.
Hoạt động 2.2: 
- GV đưa bảng phụ cả lớp làm ?2
- GV: nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại và các cặp góc đồng vị còn lại như thế nào? 
 Đó chính là tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng 
1- Góc so le trong, góc đồng vị:
a/ Hai cặp góc so le trong Â1 và ; 
 4 và 
b/ Bốn cặp góc đồng vị Â 1 và ; Â2 và ; Â 3 và ; Â 4 và 
2/ Tính chất.
 ?2
 a/ Â1 =1350 , =1350
b/ Â 2 = Â4 = 450
 =450
c/ Â 1= = 1350
 Â 3= =1350
 Â4= =450
 Tính chất : (sgk/89)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (7 phút) .
1. Bài tập 21/ 89 sgk.
 Chia lớp làm bốn nhóm, lần lượt điền vào chỗ trống ..
 Kết quả:
a/ và là 1 cặp góc so le trong.
b/ và là 1 cặp góc đồng vị.
c/ và là 1 cặp góc đồng vị.
d/ và là 1 cặp góc so le trong.
Cho lớp hoạt động nhóm cặp đôi làm BT sau
2.Vẽ lại hình vẽ sau rồi điền tiếp số đo của các góc còn lai.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (7 phút).
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập sau:
Cho hai đường thẳng a và b cắt đường thẳng thứ ba c. Nếu trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau, các cặp góc còn lại phải thỏa mãn điều kiện gì ?
* Kết luận : 
- Hai góc so le trong còn lại cũng bằng nhau.
- Các cặp góc đồng vị bằng nhau.
- Các cặp góc trong cùng phía bù nhau.
HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút).
Bài 1: Cho hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba và trong các góc tạo thành có một cặp góc trong cùng phía bù nhau. Hãy chứng tỏ rằng hai cặp góc so le trong cũng bằng nhau.
Bài 2: Cho hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau. Hãy chứng tỏ rằng hai cặp góc so le trong cũng bằng nhau.
* Hướng dẫn HS tự học (2 phút): 
- Học thuộc tính chất về góc tạo bởi hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba. 
- BTVN: 22,23/89 sgk và 2 bài tập ở phần tìm tòi, mở rộng.
- Ôn lại về hai đường thẳng song song ở lớp 6
- Chuẩn bị bài tiết sau: Hai đường thẳng song song.
*RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 10/9/2019; Ngày dạy : 13 /9/2019. 
Lớp dạy: 7B .
Tiết 6: §4. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
+ Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song.
+ Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2. Kĩ năng: 
+Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
+ Biết giải các bài toán liên quan đến hai đường thẳng song song.
+ Có kỹ năng vẽ hình
3. Thái độ: Tích cực học tập, ham thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
B. CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của GV: 
+Hệ thống câu hỏi, thước đo góc, bảng phụ.
+Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
+ tổ chức học nhóm,GV kết luận vấn đề
2. Chuẩn bị của HS:
+ Kiến thức mục 4.5, tiết 5; bảng nhóm.
+Ôn tập bài cũ,làm BT về nhà,xem trước bài học mới
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút).
- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng .
2. Cho hình vẽ, xác định các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị, các cặp góc trong cùng phía. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17 phút). 
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2.1:
Ở lớp 6, ta đã biết thế nào là hai đường thằng song song. Để nhận biết được 2 đường thẳng có song 
song hay không? Cách vẽ hai đường thẳng thế nào? Chúng ta sẽ học bài hôm nay.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2.2:
GV đưa bảng phụ, cả lớp quan sát 
và đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau( a//b, m//n, d không song song với c) 
GV: Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình a, b, 
+Hình a) Cặp góc cho trước là cặp so le trong, số đo mỗi góc cho trước bằng 45o
+ Hình b) Cặp góc cho trước là cặp góc so le trong, số đo mỗi góc cho trước không bằng nhau.
+ Hình c) Cặp góc cho trước là cặp góc đồng vị, đều bằng 60o
GV: Qua bài toán ta thấy nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.
Đó chính là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
GV: Gọi 2 Hs đứng tại chỗ phát biểu tính chất
* HOẠT ĐỘNG 2.3:
- GV hướng dẫn HS xem SGK và cho 2 HS lên bảng thực hành vẽ.
1.Nhắc lại kiến thức lớp 6 :
+ Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
+ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt
 nhau hoặc song song.
2-Dấu hiệu nhận biết hai đường thằng song song.
Tính chất : sgk/90
KH : a//b.
3/Vẽ hai đường thẳng song song:
(sgk / 91)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút).
GV cho HS hoạt động nhóm đôi làm các bài tập sau :
Bài 1. Tìm câu sai trong các câu sau :
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không cắt nhau.
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau.
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không cắt nhau, không trùng nhau.
 Nếu hai đường thẳng a và b cắt đường thẳng c mà trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a//b.
Nếu hai đường thẳng a và b cắt đường thẳng c mà trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a//b.
Nếu hai đường thẳng a và b cắt đường thẳng c mà trong các góc tạo thành có một cặp góc trong cùng phía bằng nhau thì a//b.
Nếu hai đường thẳng a và b cắt đường thẳng c mà trong các góc tạo thành có một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì a//b.
(Đáp án : Câu b,g).
Mỗi nhóm có thời gian 3 phút để vừa thảo luận, vừa trả lời mỗi câu. Nhóm nào trả lời đầu tiên, đúng sẽ được điểm tốt.
Bài 3 : Kiểm tra xem trong các hình a,b,c các đoạn thẳng nào song song với nhau : ( hoạt đọng nhóm cặp đôi)
Đáp án :
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG (8 phút).
300
A
X
O
11
2
t
B
1500
y
Cho hình vẽ trên, trong đó , Ot là tia phân giác của . Hỏi các tia Ax, Ot và By có song song với nhau không ? Vì sao ?
- GV cho HS hoạt động nhóm, chia lớp thành 8 nhóm, thảo luận và trình bày lời giải bài toán trên trên bảng nhóm. Sau 6 phút, GV yêu cầu các nhóm nộp bảng nhóm, GV chọn bảng nhóm của 2 nhóm (1 nhóm làm tốt, 1 nhóm làm còn sai sót) treo trên bảng lớp, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, GV kết luận ..
- Lời giải : 
 Ta có Ot là phân giác của góc AOB nên (vì ). Ta cũng có 
 Do đó Ax//Ot (vì có 2 góc so le trong bằng nhau).
 Ta lại có Vậy Ot//By (vì có hai góc trong cùng phía bù nhau).
HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM TÒI, MỞ RỘNG (4 phút).
 Bài tập: Trên đường thẳng x’x cho 3 điểm A, B, C. Trong một nửa mặt phẳng có bờ x’x người ta dựng các tia Aa và Bb sao cho và . Trong nửa mặt phẳng đối của nửa mặt phẳng chứa tia Aa có bờ là đường thẳng x’x người ta dựng tia Cc sao cho Chứng tỏ rằng ba đường thẳng chứa ba tia Aa, Bb, Cc song song với nhau từng đôi một.
*Hướng dẫn HS tự học (2 phút):
 + Học thuộc dấu hiệu nhận biêt hai đường thẳng song song.
 + BTVN: 25,26/91 sgk, bài tập ở phần tìm tòi, mở rộng và các bài tập phần luyện tập
/ 91, 92 SGK.
*RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_56_nam_hoc_2019_2020_nguyen_van_nguy.doc