Giáo án Hình học 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Lê Cẩm Loan

Giáo án Hình học 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Lê Cẩm Loan

I.Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ

: Qua tiết trả bài giáo viên nắm đ¬ợc chất l¬ượng học tập của HS trong lớp

- Từ đó tìm ra những chổ sai sót th¬ường gặp của các em để kịp thời bổ cứu rút kinh nghiệm cho các em.

- GV cũng rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy để các em nắm bài chắc hơn; chú trọng hơn trong việc rèn luyện kĩ năng trình bày bài làm của mình để học kì 2 đạt kết quả tốt hơn.

2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

- Giáo viên: bài kiểm tra

- Học sinh: Bảng nhóm

III.Tổ chức hoạt động của học sinh

. Trả bài cho HS:

GV trả bài cho HS

- Đánh giá kết quả làm bài chung của cả lớp và của từng HS; biểu d¬ương những em làm bài khá tốt.

Nhắc nhở phê bình, động viên các em đạt kết quả thấp.

2. Chữa bài:

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Lê Cẩm Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/1/2021	 
 Từ tuần 18
Từ tiết : 32
HÌNH HỌC 7
CHỦ ĐỀ: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
I.Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ
: Qua tiết trả bài giáo viên nắm đợc chất lượng học tập của HS trong lớp 
- Từ đó tìm ra những chổ sai sót thường gặp của các em để kịp thời bổ cứu rút kinh nghiệm cho các em. 
- GV cũng rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy để các em nắm bài chắc hơn; chú trọng hơn trong việc rèn luyện kĩ năng trình bày bài làm của mình để học kì 2 đạt kết quả tốt hơn. 
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: bài kiểm tra
- Học sinh: Bảng nhóm
III.Tổ chức hoạt động của học sinh
. Trả bài cho HS:
GV trả bài cho HS 
- Đánh giá kết quả làm bài chung của cả lớp và của từng HS; biểu dương những em làm bài khá tốt.
Nhắc nhở phê bình, động viên các em đạt kết quả thấp. 
2. Chữa bài:
....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................TOÁN 7
Từ tuần 18
Từ tiết : 38
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: - Học sinh vẽ thành thạo hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hệ trục tọa độ
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.
- Học sinh: Bảng nhóm, thước thẳng.
III.Tổ chức hoạt động của học sinh
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài
 . Kiểm tra bài cũ: (5P) 
- HS1: Vẽ mặt phẳng tọa độ biểu diễn điểm A(-3; 2,5) trên mặt phẳng tọa độ 
- HS2: Đọc tọa độ của B(3; -1); biểu diễ điểm đó trên mặt phẳng tọa độ.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động : Luyện tập (35’)
1Mục tiêu: Học sinh vẽ thành thạo hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước
Bài tập 34 (tr68 - SGK) 
a) Một điểm bất kì trên trục hoành thì tung độ luôn bằng 0
b) Một điểm bất kỳ trên trục tung thì hoành độ luôn bằng không.
Bài tập 35 
. Hình chữ nhật ABCD
A(0,5; 2) B2; 2)
C(0,5; 0) D(2; 0)
. Toạ độ các đỉnh của PQR
Q(-1; 1) P(-3; 3) R(-3; 1)
Bài tập 36 (tr68 - SGK) 
A
D
-1
-3
-4
-4
y
x
-2
-1
-3
-2
C
B
O
ABCD là hình vuông
Bài tập 37 
Hàm số y cho bởi bảng
x
 0 1 2 3 4 
y
 0 2 4 6 8
8
6
4
y
2
1
x
4
3
2
O
Y/c học sinh làm bài tập 34
- HD: Dựa vào mặt phẳng tọa độ và trả lời
? Viết điểm M, N tổng quát nằm trên 0y, 0x.
- HS: M(0; b) thộc 0y; N(a; 0) thuộc 0x
- Y/c học sinh làm bài tập 35 theo đơn vị nhóm.
- Mỗi học sinh xác định tọa độ một điểm, sau đó trao đổi chéo kết quả cho nhau
- GV lưu ý: hoành độ viết trước, tung độ viết sau.
- Y/c học sinh làm bài tập 36.
- HS 1: lên trình bày quá trình vẽ hệ trục
- HS 2: xác định A, B
- HS 3: xác định C, D
- HS 4: đặc điểm ABCD
- GV lưu ý: độ dài AB là 2 đv, CD là 2 đơn vị, BC là 2 đơn vị ...
- GV: Treo bảng phụ ghi hàm số y cho bới bảng
- HS 1 làm phần a.
- Các học sinh khác đánh giá.
- Lưu ý: hoành độ dương, tung độ dương ta vẽ chủ yếu góc phần tư thứ (I)
- HS 2: lên biểu diễn các cặp số trên mặt phẳng tọa độ 
- Các học sinh khác đánh giá.
- GV tiến hành kiểm tra vở một số học sinh và nhận xét rút kinh nghiệm.
3.Hoạt động luyện tập: (4’)
- Vẽ mặt phẳng tọa độ 
- Biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ 
- Đọc tọa độ của điểm trên mặt phẳng tọa độ
4.Hoạt động vận dụng (1’)
- Về nhà xem lại bài
- Làm bài tập 47, 48, 49, 50 (tr50; 51 - SBT)
- Đọc trước bài y = ax (a0)
Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng 
IV.Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Từ tuần 18
Từ tiết : 39 + 40
ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a0)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Kiến thức: -.- Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax.
- Biết ý nghĩa của đồ thị trong trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số 
- Kỹ năng: - Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.
- Học sinh: Bảng nhóm, thước thẳng.
III.Tổ chức hoạt động của học sinh
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài
 a. Kiểm tra bài cũ: (5P) 
- Vẽ mặt phẳng tọa độ Oxy, biểu diễn điểm A(-1; 3) trên mặt phẳng tọa độ 
2.Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động : 1.Đồ thị hàm số là gì ?. 10 phút)
1Mục tiêu: Biết ý nghĩa của đồ thị trong trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số
?1. 
Hàm số y = f(x) được cho bảng sau:
x
-2
-1
0
0,5
1,5
y
3
2
-1
1
-2
a, {(-3 ;2) ; (-1 ;2) ; (0 ;-1) ; (0,5 ;1) ; (1,5 ;-2)}
1
2
-2
1
3
-1
2
A
B
D
y
C
x
E
O
-2
b, 
-1
Tập hợp các điểm biểu diễn như trên gọi là đồ thị hàm số.
Vậy :
Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?1.
Hàm số y = f(x) được cho bảng sau:
x
-2
-1
0
0,5
1,5
y
3
2
-1
1
-2
a, Viết tập hợp {(x;y)} các cặp giá trị tương ứng của x và y xác định hàm số trên.
b, Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm có tọa độ là các cặp số trên.
*HS : Thực hiện. 
Tập hợp các điểm biểu diễn như trên gọi là đồ thị hàm số y = f(x).
- Thế nào là đồ thị hàm số?.
*HS : Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Hoạt động 2 : Đồ thị hàm số y = ax (a ).(20 phút)
Mục tiêu: Hiểu được khái niệm đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax.
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
?2. Cho hàm số y = 2x.
a, (-2 ; -4) ; (-1 ;-2) ; (0 ;0) ; (1 ; 2) ; 
(2 ; 4)
b, 
1
O
y
G
H
I
J
x
2
2
4
-1
-2
y =2x
Đường thẳng đi qua hai điểm (-2 ;-4) ; (2 ; 4) và cũng đi qua các diểm còn lại ngay cả gốc tọa độ. Khi đó ta nói đường thẳng đó là đồ thị của hàm số y =2x.
Vậy :
Đồ thị hàm số y = ax (a ) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
?3.
Từ khẳng định trên, để vẽ đồ thị hàm số 
y = ax (a ) ta luôn cần hai điểm phân biệt thuộc đồ thị 
?4. Xét hàm số y = 0,5x.
a, A( 1 ; 0,5)
b, Đường thẳng OA là đồ thị của hàm số y = 0,5x.
y
x
O
1
1
A(1;0,5)
2
y = 0,5x
*Nhận xét. 
Vì đồ thị hàm số y = ax (a ) luôn đi qua gốc tọa độ, nên khi vẽ ta chỉ cần định thêm một điểm thuộc đồ thị và khác điểm gốc O. Muốn vậy, ta chỉ cần cho x một giá trị khác 0 và tìm giá trị tương ứng của y. Cặp giá trị đó là tọa độ của điểm thứ hai.
GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
Cho hàm số y = 2x.
a, Viết năm cặp số (x ;y) với x = -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ;
b, Biểu diễn các cặp số đó trên mặt phẳng tọa độ Oxy ;
c, Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm 
(-2 ;-4) ; (2 ; 4). Kiểm tra bằng thước thẳng xem điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó không ?.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
 Đường thẳn đó có đi qua gốc tọa độ không ?.
*HS : Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Đồ thị hàm số y = ax (a ) là gì ?.
*HS : Trả lời. 
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?3.
Từ khẳng định trên, để vẽ đồ thị hàm số 
y = ax (a ) ta luôn cần mấy điểm thuộc đồ thị ?.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
Yêu cầu học sinh làm ?4.
Xét hàm số y = 0,5x.
a, Hãy tìm một điểm A khác điểm gốc O thuộc đồ thị của hàm số trên.
b, Đường thẳng OA có phải là đồ thị của hàm số y = 0,5x hay không ?.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
3.Hoạt động luyện tập: (7’)
- HS nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0)
- GV cho HS làm bài tập 39 a,c SGK.
( Bỏ ý b, d )
4.Hoạt động vận dụng (3’)
Học thuộc khái niệm đồ thị hàm số 
- Cách vẽ đồ thị y = ax (a0)
- Làm bài tập 40, 41, 42, 43 (sgk - tr71, 72)
Học kỹ lý thuyết trong vở ghi lẫn SGK
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng 
IV.Rút kinh nghiệm
Người soạn KT: ngày tháng 1 năm 2021
 KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_le_cam_loan.doc