Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 (Cả năm)

Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 (Cả năm)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

 - Trình bày được thành phần cơ giới của đất

 - Trình bày được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính

 - Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất

 - Trình bày được k/n độ phì nhiêu của đất, Trình bày được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.

2. Kĩ năng

 - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.

3. Thái độ

 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất

 - Có ý thức cải tạo độ pH của đất

 - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phỡ nhiờu, đảm bảo cho sx

 - Có ý thức tham gia cựng gia đỡnh trong việc sử dụng hợp lớ, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phỡ nhiờu và bảo vệ mụi trường

4. Năng lực, phầm chất hướng tới

 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ :

? Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò nh¬ thế nào đối với đời sống của cây.

Hs : Trả lời câu hỏi.

Gv : nhận xét và cho điểm.

3.Bài mới.

 

doc 293 trang sontrang 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
MỤC TIÊU CHƯƠNG.
Kiến thức.
Biết vai trò và nhiệm vụ của cây trồng.
Biết khái niệm về đất trồng và thành phần cơ giới của đất.
Biết các tính chất của đất trồng.
Biết cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
Biết tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
Biết vai trò của giống và cahs chọn tạo giống cây trồng.
Biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Kĩ năng.
cải tạo được một số loiạ đất, bảo vệ đất không bị bạc màu.
Sử dụng và bảo quản được đúng kĩ thuật một số loiạ phân bón thông dụng.
Phòng trừ được một số loiạ sâu bệnh hại cây trồng.
Thái độ.
	 - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.
	- Có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
	- Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp. 
4. Năng lực hướng tới
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
Tiết 1: 
Bài 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1. Kiến thức
 - Trình bày được các vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ.
 - Trình bày được các vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ.
 - Trình bày và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt.
 - Trình bày được k/n đất trồng.
 - Trình bày được vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng.
 - Trình bày các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.
2. Kĩ năng.
 - Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu. 
3. Thái độ.
 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: SGK, TLTK, mô hình.
 Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
 - Chuẩn bị củaTrò: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
	Xen trong giờ.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hàng ngày mỗi ng phải sd đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sp từ thực vật, muốn có nhiều sp từ thực vật phải có trồng trọt, muốn trồng rọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò ntn ? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của XH và đời sống con ng ?. Ta vào tiết học hôm nay : ‘Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng ‘
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ.
 - Vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ.
 - Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt.
 - K/n đất trồng.
 - Vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng.
 - Các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
	Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Giáo viên giới thiệu hình 1 SGK và Trình bày câu hỏi:
+ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm ?
_ Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.
_ Giáo viên giảng giải cho Học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn, 
+ Cây thực phẩm như rau, quả, 
+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè, 
_ Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.
_ Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Vai trò của trồng trọt là:
_ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a)
_ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình b)
_ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình c)
_ Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh cho ví dụ.
_ Học sinh ghi bài.
I. Vai trò của trồng trọt:
 Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu.
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt?
+ Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt?
_ Giáo viên giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt.
_ Tiểu kết, ghi bảng
_ Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời:
à Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.
à Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó:
+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt:
 Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm cũ, quan sát bảng và hoàn thành bảng.
_ Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
_ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
_ Yêu cầu Trình bày được:
+ Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.
+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.
+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng.
_ Học sinh lắng nghe.
à Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản cung cấp cho tiêu dùng.
à Không phải vùng nào ta cũng sử dụng được 3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau.
_ Học sinh ghi bài
 Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt là khai hoang, lấn biển, tăng vụ trên đơn vị diện tích và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến
Một số biện pháp
Mục đích
_ Khai hoang, lấn biển.
_ Tăng vụ trên đơn vị diện tích.
_ Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
_ Giáo viên nhận xét.
+ Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa gì?
+ Có phải ở bất kỳ vùng nào ta cũng sử dụng các biện pháp đó không? Vì sao?
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Đưa tình huống
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, giải quyết tình huống
GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu hỏi tình huống:
Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
Bạn Hạnh đã trả lời là:
- Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải, 
- Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy 
- Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà 
- Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu 
Em hãy cho biết bạn Hạnh trả lời sai ở những ý nào. Theo em vì sao bạn Hạnh trả lời sai như vậy?
Hướng dẫn:
- Bạn Hạnh trả lời sai ở ý sau:
 + Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải vì chưa hiểu ý của hình 1 mà lại liệt kê những sản phẩm cụ thể, chưa nêu khái quát mà ý của hình là tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm.
 + Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy vì hiểu sai như ý trên.
 + Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà là vai trò của Chăn nuôi, không phải của Trồng trọt.
- Nguyên nhân cơ bản của sai lầm nêu trên là chưa khái quát để hiểu đúng ý diễn đạt của hình. (Học sinh phải hiểu và kết luận được mỗi hình nhỏ trong hình 1 diễn đạt điều gì, rồi khái quát để thấy được vai trò của Trồng trọt).
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Liên hệ địa phương:
Giả sử địa phương em chuyển phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, chỉ còn ít diện tích làm nông nghiệp, mà dân số vẫn đông, thì theo em có biện pháp gì để khắc phục tình trạng mất diện tích nông nghiệp mà nhiệm vụ trồng trọt vẫn thực hiện được?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học kỹ câu hỏi SGK.
 - Đọc trước bài 3 : “Một số tính chất chính của đất trồng”.
 ---------------------------------------------------
Tiết 2: 
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1. Kiến thức
 - Trình bày được thành phần cơ giới của đất
 - Trình bày được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
2. Kĩ năng
 - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
 - Có ý thức cải tạo độ pH của đất
 - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx
 - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò nh thế nào đối với đời sống của cây.
	? Đất trồng gồm những thành phần nào ? Vai trò của từng thành phần đối với đời sống của cây.
Hs : Trả lời câu hỏi.
Gv : nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
G
 Đất thịt Đất cát Đất sét
Đây là ba loại đất phổ biến.Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Đó là bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Thành phần cơ giới của đất
 - các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
 - khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
 - độ phì nhiêu của đất, Trình bày được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Đất trồng là gì?
+ Theo em lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng hay không? Tại sao?
+ Đất trồng do đá biến đổi thành. Vậy đất trồng và đá có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở chổ nào?
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm quan sát hình 2 và thảo luận xem 2 hình có điểm nào giống và khác nhau?
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung.
+ Qua đó cho biết đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng.
+ Nhìn vào 2 hình trên và cho biết trong 2 cây đó thì cây nào sẽ lớn nhanh hơn, khỏe mạnh hơn? Tại sao?
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và tạo ra sản phẩm.
à Lớp than đá không phải là đất trồng vì thực vật không thể sống trên lớp than đá được.
à Đất trồng khác với đá ở chổ đất trồng có độ phì nhiêu.
_ Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời:
+ Giống nhau: đều có oxi, nước, dinh dưỡng.
+ Khác nhau: cây ở chậu (a) không có giá đỡ nhưng vẫn đứng vững còn chậu (b) nhờ có giá đỡ nên mới đứng vững.
_ Học sinh lắng nghe.
à Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giúp cho cây đứng vững.
à Cây ở chậu (a) sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn cây ở chậu (b). vì cây (a) có đất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
_ Học sinh ghi bài.
I. Khái niệm về đất trồng:
1. Đất trồng là gì?
 Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và tạo ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng:
 Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và hỏi:
+ Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào?
+ Phần vô cơ gồm có mấy cấp hạt?
+ Thành phần cơ giới của đất là gì?
+ Căn cứ vào thành phần cơ giới người ta chia đất ra mấy loại?
_ Giáo viên giảng thêm:
 Giữa các loại đất đó còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, 
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Bao gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
à Gồm có các cấp hạt: hạt cát (0,05 – 2mm), limon ( bột, bụi) (0,002 – 0,05 mm) và sét (<0,002 mm).
à Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất.
à Chia đất làm 3 loại: Đất cát, đất thịt và đất sét.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
II. Thành phần cơ giới của đất là gì?
 Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét có trong đất.
 Tùy tỉ lệ từng loại hạt trong đất mà chia đất ra làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập củng cố:
- Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Khi nào gọi đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
- Đất như thế nào có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Câu hỏi vận dụng:
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa vai trò của đất trồng và của nước có chứa chất dinh dưỡng đối với cây.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Tự sưu tầm và làm thí nghiệm đề phân biệt các loại đất: cát, sét, thịt bằng pp vê tay
4. Hướng dẫn về nhà.
- Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài tiếp theo
 -----------------------------------------------------
Tiết 3: 
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1. Kiến thức
 - Trình bày được thành phần cơ giới của đất
 - Trình bày được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
 - Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
 - Trình bày được k/n độ phì nhiêu của đất, Trình bày được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.
2. Kĩ năng
 - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
 - Có ý thức cải tạo độ pH của đất
 - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phỡ nhiờu, đảm bảo cho sx
 - Có ý thức tham gia cựng gia đỡnh trong việc sử dụng hợp lớ, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phỡ nhiờu và bảo vệ mụi trường
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ :
? Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò nh thế nào đối với đời sống của cây.
Hs : Trả lời câu hỏi.
Gv : nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: lực nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy
GV thực hiện thí nghiệm:
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Thành phần cơ giới của đất
 - các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
 - khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất
 - độ phì nhiêu của đất, Trình bày được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và hỏi:
+ Người ta dùng độ pH để làm gì?
+ Trị số pH dao động trong phạm vi nào?
+ Với giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
+ Em hãy cho biết tại sao người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất nhằm mục đích gì?
_ Giáo viên sửa, bổ sung và giảng:
 Biện pháp làm giảm độ chua của đất là bón vôi kết hợp với thủy lợi đi đôi với canh tác hợp lí.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.
à Dao động từ 0 đến 14.
à Với các giá trị:
+ Đất chua: pH<6,5.
+ Đất kiềm: pH> 7,5.
+ Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5.
à Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
II. Độ chua, độ kiềm của đất: 
 Độ pH dao động từ 0 đến 14.
 Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm và đất trung tiùnh.
+ Đất chua có pH < 6,5.
+ Đất kiềm có pH > 7,5.
+ Đất trung tính có pH= 6,6 -7,5.
_ Yêu cầu 1 học sinh đọc to thông tin mục III SGK.
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.
_ Học sinh đọc to.
_ Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:
 Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và càng chứa nhiều mùn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng cao.
Đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
Trung bình
Kém
Đất cát
Đất thịt
Đất sét
X
X
X
Giáo viên nhận xét và hỏi:
+ Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?
+ Sau khi hoàn thành bảng các em có nhận xét gì về đất?
_ Giáo viên giảng thêm: 
 Để giúp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng người ta bón phân nhưng tốt nhất là bón nhiều phân hữu cơ.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
à Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV. SGK và hỏi:
+ Theo em độ phì nhiêu của đất là gì?
+ Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không?
_ Giáo viên giảng thêm cho học sinh:
 Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải: làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ canh tác tiên tiến.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
à Còn cần các yếu tố khác như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
 Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.
 Tuy nhiên muốn có năng suất cao thì ngoài độ phì nhiêu còn cần phải chú ý đến các yếu tố khác như: Thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập củng cố:
C1: Phân loại đất thành đất cát, đất sét hay đất chua, đất kiềm là dựa trên cơ sở nào? Mỗi loại đất kể trên có đặc điểm gì?
C2: Trình bày những tính chất của đất trồng. Nắm vững tính chất của đất trồng có ý nghĩa gì? Con người có thể làm thay đổi được tính chất của đất trồng không? Cho ví dụ. Thành phần của đất trồng sẽ chi phối tính chất của đất trồng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Câu hỏi liên hệ:
Ở gia đình hoặc địa phương em đã áp dụng những biện pháp làm thay đổi được tính chất của đất trồng để phục vụ cho sản xuất?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số loại đất: đất cát, đất sét, đất thịt
4. Hướng dẫn về nhà.
 - Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa.
 -----------------------------------------------------
Bài 4
 Thực hành:XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay). 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu 
2. Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
- HS thực hiện thành thạo:Kĩ năng vê tay để xác định thành phần cơ giới của đất. 
3. Thái độ:
- Thói quen: Học sinh có ý thức lao động cẩn thận, chính xác. 
- Tính cách: Biết đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thực hành.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: 3 mẫu đất, 6 lọ chỉ thị màu tổng hợp, 6 thang màu pH chuẩn, 1 thìa xúc. Tranh vẽ quy trình thực hành
2/ Học sinh: 3 mẫu đất, 2thìa (muỗng), khăn lau, nước ống hút, 1 mảnh nilon, thước đo/ mỗi tổ.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra miệng: 
 Kiểm tra dụng cụ và vật liệu thực hành của học sinh 
3 Tiến trình bài học:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Để biết được độ chua , độ kiềm và độ trung tính của đất thì ta phải xác định được độ pH của đất. Hôm nay nay ta thực hành : “Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu”.Để phân biệt từng loại đất ta dựa vào trạng thái đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay). 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
- GV: Giới thiệu yêu cầu bài thực hành.
- GV: Nhắc nhở học sinh chú ý an toàn trong hi thực hành và chú ý giữ gìn vệ sinh.
Chú ý : Khi thực hành phải cẩn thận không để đất, nước vương ra bàn ghế, sách vở, quần áo. 
HS chú ý an toàn trong hi thực hành và chú ý giữ gìn vệ sinh.
I. Yêu cầu
- Biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).
- Biết xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát, nhận xét, kết luận.
- Ý thức cẩn thận trong lao động.
- GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/11 
- GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành :
+ Nhỏ nước vừa đủ ẩm 
+ Thỏi đất có đường kính 3 mm dài khoảng 9cm
? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
- GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/12 
- GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành :
+ Tránh lấy lượng đất cho vào thìa quá to
+ Nhỏ chất chỉ thị màu vào đất đúng quy định, chờ đủ thời gian 1 phút, sau đó tiến hành so màu ngay.
? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
 HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành 
( 3 mẫu đất khác nhau, khô hoặc hơi ẩm đựng vào túi nilon. Mỗi mẫu đất đều có số thứ tự, ống hút để lấy nước và thước đo)
 HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành
( 2 mẫu đất, 2 thìa, chất chỉ thị màu, thang màu pH chuẩn, ống nhỏ giọt)
II. Quy trình thực hành 
1. Xác định thành phần cơ giới của đất.
+ Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.
+ Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm ( khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được)
+ Bước 3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3 mm.
+ Bước 4 : Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3 cm.
2. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
+ Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô ( bắp) cho vào thìa 
+ Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa một giọt 
+ Bước 3: Sau một phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó.
- GV làm mẫu và giới thiệu sản phẩm cho học sinh quan sát 
- GV yêu cầu HS nhìn bảng chuẩn phân cấp đất SGK/11 để nhận xét trạng thái một số mẫu đất sau khi vê. 
- GV yêu cầu HS nhìn bảng thang màu pH chuẩn để so sánh nhận xét.
- GV theo dõi uốn nắn thao tác thực hành của học sinh.
 HS thực hành theo nhóm lớn (tổ) và thảo luận ghi vào phiếu học tập
III. Tổ chức thực hành 
PHIẾU HỌC TẬP
Mẫu đất
Trạng thái đất sau khi vê
Loại đất xác định
Số 1
Số 2
Số 3
PHIẾU HỌC TẬP
Mẫu đất
Độ pH
Đất chua, kiềm, trung tính?
Mẫu số 1 - So màu lần 1
 - So màu lần 2
 - So màu lần 3
 Trung bình
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mẫu số 2 - So màu lần 1
 - So màu lần 2
 - So màu lần 3
 Trung bình
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_ca_nam.doc