Giáo án Thể dục 7 - Tiết 37: Ném bóng, Chạy biên
1- Kiến thức:
- Biết tên và cách thực hiện một số động tác bổ trợ: Tung và bắt bóng bằng hai tay, ngồi xổm tung và bắt bóng, tung và bắt bóng qua khoeo chân và Trò chơi: phát triển sức mạnh của tay và ngực.
- Biết cách luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
2- Kỹ năng:
- Thực hiện tương đối đúng, cơ bản, chính xác các động tác.
- Biết chơi trò chơi nhanh và đúng.
- Biết cách chạy bền.
3- Phẩm chất, đạo đức:
- Rèn luyện sức mạnh của tay , khả năng khéo léo chính xác để chuẩn bị cho học kỹ thuật ném bóng xa.
- Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động.
- Biết vận dụng các kiến thức để tự rèn luyện sức khỏe, rèn luyện thể lực ở trong và ngoài nhà trường. Xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo, sức dẻo dai để học tập và làm việc tốt.
Tiết 37: NÉM BÓNG – CHẠY BỀN I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU: 1- Kiến thức: - Biết tên và cách thực hiện một số động tác bổ trợ: Tung và bắt bóng bằng hai tay, ngồi xổm tung và bắt bóng, tung và bắt bóng qua khoeo chân và Trò chơi: phát triển sức mạnh của tay và ngực. - Biết cách luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên. 2- Kỹ năng: - Thực hiện tương đối đúng, cơ bản, chính xác các động tác. - Biết chơi trò chơi nhanh và đúng. - Biết cách chạy bền. 3- Phẩm chất, đạo đức: - Rèn luyện sức mạnh của tay , khả năng khéo léo chính xác để chuẩn bị cho học kỹ thuật ném bóng xa. - Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động. - Biết vận dụng các kiến thức để tự rèn luyện sức khỏe, rèn luyện thể lực ở trong và ngoài nhà trường. Xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo, sức dẻo dai để học tập và làm việc tốt. 4- Năng lực: - Phát triển năng lực phối hợp vận động, tự học, sáng tạo và phối hợp. - Biết đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau. II- NỘI DUNG: Ném bóng: + Học: tung và bắt bóng bằng hai tay, ngồi xổm tung và bắt bóng, tung và bắt bóng qua khoeo chân. + Trò chơi: Ném bóng trúng đích. 2- Chạy bền: Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên III- CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Kiểm tra, vệ sinh sân tập cùng học sinh trường THCS Vũng Tàu, tranh ảnh, còi, bóng ném, rổ và bóng chơi trò chơi..... - Học sinh: Vệ sinh sân tập và trang phục đúng quy định. III-TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 - HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: a. Nhận lớp: - Báo cáo sĩ số b. Khởi động tâm thế: - Chơi trò chơi : “Chuyền bóng tiếp sức ”. c - Khởi động chung: - Tập các động tác: tay ngực, lườn, vặn mình, bụng. - Xoay các khớp: cổ, vai, khuỷu tay, hông, gối, cổ tay, cổ chân. - Ép dọc, ép ngang. d- Khởi động chuyên môn: - Tại chỗ chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đá gót chạm mông. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - GV triển khai lớp theo 4 hàng dọc cự li 1 cánh tay. - GV phổ biến cách chơi trò chơi. - GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh khởi động chưa tốt. - GV điều khiển học sinh tập luyện. - Cán sự tập trung lớp báo cáo sĩ số. - Cả lớp dãn hàng chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Cán sự điều khiển lớp khởi động : - Học sinh tập theo sự điều khiển của giáo viên. 2 - HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. * Ném bóng: - Quan sát, tự tập một số động tác bổ trợ: + Tung và bắt bóng bằng hai tay + Tung và bắt bóng qua khoeo chân + Ngồi xổm tung và bắt bóng - Báo cáo sản phẩm hình thành động tác - GV cho HS dồn hàng - GV nêu câu hỏi: ”Ở lớp 6, các em đã được học các động tác bổ trợ ném bóng. Các em hãy tự hình dung và suy nghĩ cho Cô biết tên các động tác đó là gì ?”. - GV gọi 2 - 3 em trả lời. - GV nhận xét và giới thiệu tên các động tác của bài học. * GV triển khai đội hình và chuyển giao nhiệm vụ cho HS tự tập. - GV tổ chức cho lớp hoạt động cá nhân và hoạt động cặp đôi để hình thành kiến thức. - GV quan sát từng tổ và nhắc nhở các em chăm chỉ tập luyện. - GV gọi đại diện tổ lên thực hiện động tác - GV nhận xét. - GV tập mẫu động tác đúng. - GV và HS cùng tập - HS dồn hàng theo sự hướng dẫn của GV. - HS tự suy nghĩ 20s (Đội hình như trên) + 10s Hoạt động cá nhân. + 10s hoạt động cặp đôi. - Học sinh trả lời. - HS di chuyển theo sự hướng dẫn của GV. - Từng tổ HS quan sát tranh và tự tập. (Mỗi động tác từ 3 - 5 lần) Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ + Hoạt động cá nhân (từng em một tự tập). + Hoạt động cặp đôi (2 em quay vào nhau tập). Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ + Hoạt động nhóm (Cả nhóm cùng tập). Mỗi động tác 2 - 3 lần. - Mỗi tổ cử đại diện 1 HS lên thực hiện. => HS còn lại quan sát và nhận xét. - HS quan sát. - HS tập theo điều khiển của GV (2 - 3 lần/động tác). III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a- Ném bóng: + Tung và bắt bóng bằng hai tay + Ngồi xổm tung và bắt bóng + Tung và bắt bóng qua khoeo chân b- Báo cáo sản phẩm luyện tập: c- Chơi trò chơi: “Ném bóng trúng đích” d- Chạy bền: e- Thả lỏng: - GV chia và phân công tổ luyện tập. - GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm, cá nhân và hoạt động cặp đôi để thực hiện kiến thức. - GV đi quan sát từng tổ luyện tập và giúp đỡ HS yếu - GV cho từng tổ báo cáo sản phẩm. - GV đánh giá, nhận xét HS ở mức Đạt - Chưa Đạt và chốt kiến thức. - Gv giới thiệu cách chơi và luật chơi của trò chơi. (Chơi theo hình thức thi đua). - GV nhận xét => Xếp hạng I, II, III, IV. - GV phổ biến, hướng dẫn đường chạy và cách chạy cho HS. - GV cho HS đi vào đội hình 4 hàng ngang thả lỏng, rũ tay - chân. - Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và hoạt động cặp đôi. Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ Tranh vẽ - Tổ trưởng điều khiển cho cả tổ tập. + 1 hàng tập, 1 hàng hô => Sửa sai cho bạn (2 - 3 lần/ động tác). - Từng tổ lên báo cáo cáo sản phẩm của mình 3- 4 lần/ động tác ( đội hình như tổ luyện tập). Các tổ khác quan sát, nhận xét. - HS chú ý lắng nghe. - Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của GV - HS chạy theo quy định và hướng dẫn của GV. + Nam: 600 m + Nữ : 400 m. - HS thả lỏng theo hướng dẫn của GV. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV nhận xét tiết học và nêu tác dụng của tiết học - GV hướng dẫn HS vận dụng vào các buổi tập thể thao. - HS về nhà vận dụng vào việc tập thể dục thể thao của mình theo hướng dẫn của giáo viên. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI - Qua Internet, đài, báo các em hãy tìm hiểu xem ngoài những động tác hôm nay chúng ta học còn có những động tác nào, những bài tập nào giúp chúng ta tạo dược sự mềm dẻo, khéo léo, và mạnh mẽ cho đôi tay - GV làm phiếu phát cho HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. - Học sinh về nhà tự tìm hiểu - HS tự đánh giá mức độ thực hiện của mình về các động tác đá lăng đã học theo 3 mức: + Thực hiện được + Cơ bản đúng + Chưa thực hiện được.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_the_duc_7_tiet_37_nem_bong_chay_bien.doc