Giáo án Thể dục Lớp 7 - Tiết 37: Bật nhảy - Chạy bền - Nguyễn Thiện Hằng

Giáo án Thể dục Lớp 7 - Tiết 37: Bật nhảy - Chạy bền - Nguyễn Thiện Hằng

I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU:

1- Kiến thức:

- Biết tên và cách thực hiện một số động tác bổ trợ: đá lăng trước, đá lăng trước sau, đá lăng sang ngang và Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.

- Biết luyện tập chạy bền.

2- Kỹ năng:

- Thực hiện tương đối chính xác các động tác đá lăng.

 - Biết chơi trò chơi nhanh và đúng.

- Biết cách chạy bền

3- Phẩm chất, đạo đức:

- Rèn luyện phản xạ và phát triển sức nhanh, sức mạnh của chân và toàn thân.

- Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động.

- Biết vận dụng các kiến thức để tự rèn luyện sức khỏe, rèn luyện thể lực ở trong và ngoài nhà trường. Xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, rèn luyện tính kiên trì, sức dẻo dai để học tập và làm việc tốt.

4- Năng lực:

- Phát triển năng lực phối hợp vận động, tự học, sáng tạo và phối hợp.

- Biết đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau

II- NỘI DUNG:

1- Bật nhảy: + Học một số động tác bổ trợ: đá lăng trước, đá lăng trước sau, đá lăng sang ngang.

 + Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.

 2- Chạy bền: Luyện tập chạy bền.

III- CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Kiểm tra, vệ sinh sân tập cùng học sinh trường THCS Vũng Tàu, tranh ảnh, còi, cờ.

- Học sinh: Vệ sinh sân tập và trang phục đúng quy định.

 

doc 6 trang sontrang 15870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 7 - Tiết 37: Bật nhảy - Chạy bền - Nguyễn Thiện Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: BẬT NHẢY – CHẠY BỀN
I- MỤC TIÊU – YÊU CẦU:
1- Kiến thức: 
- Biết tên và cách thực hiện một số động tác bổ trợ: đá lăng trước, đá lăng trước sau, đá lăng sang ngang và Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
- Biết luyện tập chạy bền.
2- Kỹ năng: 
- Thực hiện tương đối chính xác các động tác đá lăng.
	- Biết chơi trò chơi nhanh và đúng.
- Biết cách chạy bền
3- Phẩm chất, đạo đức: 
- Rèn luyện phản xạ và phát triển sức nhanh, sức mạnh của chân và toàn thân.
- Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong các hoạt động.
- Biết vận dụng các kiến thức để tự rèn luyện sức khỏe, rèn luyện thể lực ở trong và ngoài nhà trường. Xây dựng thói quen luyện tập thường xuyên, rèn luyện tính kiên trì, sức dẻo dai để học tập và làm việc tốt.
4- Năng lực:
- Phát triển năng lực phối hợp vận động, tự học, sáng tạo và phối hợp. 
- Biết đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau
II- NỘI DUNG:
1- Bật nhảy: + Học một số động tác bổ trợ: đá lăng trước, đá lăng trước sau, đá lăng sang ngang.
	+ Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
 2- Chạy bền: Luyện tập chạy bền. 
III- CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Kiểm tra, vệ sinh sân tập cùng học sinh trường THCS Vũng Tàu, tranh ảnh, còi, cờ.....
- Học sinh: Vệ sinh sân tập và trang phục đúng quy định.
III-TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
1. Nhận lớp:
- Báo cáo sĩ số
2. Khởi động tâm thế:
- Chơi trò chơi :
“Thụt - Thò”.
- Khởi động chung:
- Tập các động tác: tay ngực, lườn, vặn mình, bụng.
- Xoay các khớp: cổ, vai, khuỷu tay, hông, gối, cổ tay, cổ chân.
- Ép dọc, ép ngang.
- Khởi động chuyên môn:
- Tại chỗ chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đá gót chạm mông.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- GV triển khai lớp theo hình vuông , phổ biến cách chơi trò chơi.
- GV quan sát , nhắc nhở, giúp đỡ học sinh khởi động chưa tốt	
- GV điều khiển học sinh tập luyện.
- Cán sự tập trung lớp báo cáo sĩ số.
- Cả lớp đi vào đội hình hình vuông và chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Cán sự điều khiển lớp khởi động 
- Học sinh tập theo sự điều khiển của giáo viên. 
II- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
1. Bật nhảy:
- Học một số động tác bổ trợ:
+ Đá lăng trước 
+ Đá lăng trước – sau
+ Đá lăng sang ngang.
- GV nêu câu hỏi: Ở cấp I, các em đã được học những động tác nào để giúp cho đôi chân được khỏe ?
- GV gọi 2 - 3 em trả lời.
- GV nhận xét và giới thiệu tên các động tác bổ trợ.
 * GV cho HS quan sát tranh và chuyển giao nhiệm vụ cho HS tự tập.
- GV tổ chức cho lớp hoạt động cá nhân và hoạt động cặp đôi để hình thành kiến thức. 
- GV quan sát từng tổ và nhắc nhở các em chăm chỉ tập luyện.
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
- Báo cáo sản phẩm hình thành động tác
- GV nhận xét.
- GV tập mẫu động tác đúng.
- GV và HS cùng tập
- HS tự suy nghĩ 20s (Đội hình như trên)
- Học sinh trả lời.
+ Hoạt động cá nhân và hoạt động cặp đôi.
- Từng tổ HS quan sát tranh và tự tập. 
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
 + Hoạt động cá nhân (từng em một tự tập).
 + Hoạt động cặp đôi (2 em quay vào nhau tập). 
 + Hoạt động nhóm (Cả nhóm cùng tập). Mỗi động tác 2 - 3 lần.
- Mỗi tổ cử đại diện 1 HS lên thực hiện.
=> HS còn lại quan sát và nhận xét.
- HS quan sát.
- HS tập theo điều khiển của GV (3 lần/động tác).
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a- Bật Nhảy:
+ Đá lăng trước 
+ Đá lăng trước sau
+ Đá lăng sang ngang.
b- Báo cáo sản phẩm:
c- Chơi trò chơi: 
“Nhảy ô tiếp sức”
d- Chạy bền:
e- Thả lỏng:
- GV chia và phân công tổ luyện tập.
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
- GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm, cá nhân và hoạt động cặp đôi để hình thành kiến thức. 
 - GV đi quan sát từng tổ luyện tập và giúp đỡ HS yếu
- GV cho từng tổ báo cáo sản phẩm.
- GV đánh giá, nhận xét HS ở mức Đạt - Chưa Đạt và chốt kiến thức.
- Gv giới thiệu cách chơi và luật chơi của trò chơi.
- GV nhận xét => Xếp hạng I, II, III, IV.
- GV phổ biến, hướng dẫn đường chạy và cách chạy cho HS.
- GV cho HS đi vào đội hình 4 hàng ngang thả lỏng, rũ tay - chân.
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và hoạt động cặp đôi.
- Tổ trưởng hô cho cả tổ tập.
+ 2 em một cùng hô tập.
+ 1 em hô, 1 em tập => Sửa sai cho bạn (2 - 3 lần/ động tác).
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
Tranh vẽ
- Từng tổ lên báo cáo cáo sản phẩm của mình
- Các tổ khác quan sát, nhận xét.
- Học sinh chơi theo sự hướng dần của GV
- HS chạy theo quy định và hướng dẫn của GV.
 + Nam: 400 m
 + Nữ : 300 m.
- HS thả lỏng theo hướng dẫn của GV.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV nhận xét tiết học và nêu tác dụng của tiết học 
- GV hướng dẫn HS vận dụng vào các buổi tập thể thao.
- HS về nhà vận dụng vào việc tập thể dục thể thao của mình theo hướng dẫn của giáo viên.
(GV) 
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI
- GV làm phiếu phát cho HS tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS tự đánh giá mức độ thực hiện của mình về các động tác đá lăng đã học theo 3 mức:
 + Thực hiện được
 + Cơ bản đúng
 + Chưa thực hiện được.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_lop_7_tiet_37_bat_nhay_chay_ben_nguyen_thien.doc