Giáo án Toán Lớp 7 - Chương trình học kì II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
● Giải thích định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180o.
● Hiểu, phát biểu được thế nào là tam giác vuông, cạnh góc vuông, cạnh huyền, góc phụ nhau.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
● Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
● Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tổng các góc trong một tam giác, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
● Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
● Tính được một góc của tam giác khi biết hai góc còn lại, tính được một góc nhọn của tam giác vuông khi biết góc nhọn còn lại.
● Nhận biết được tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù.
3. Phẩm chất
● Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
● Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
● Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
Ngày soạn: .../.../... an thị: Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG IV: TAM GIÁC BẰNG NHAU BÀI 12: TỔNG CÁC GÓC TRONG MỘT TAM GIÁC (1 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Giải thích định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180o. Hiểu, phát biểu được thế nào là tam giác vuông, cạnh góc vuông, cạnh huyền, góc phụ nhau. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về tổng các góc trong một tam giác, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Tính được một góc của tam giác khi biết hai góc còn lại, tính được một góc nhọn của tam giác vuông khi biết góc nhọn còn lại. Nhận biết được tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, giấy có hình tam giác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS thấy được các góc ở cùng một đỉnh chung của ba tam giác chính bằng với ba góc của một tam giác bất kì. - HS được gợi mở về nội dung bài học. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS đưa ra dự đoán của mình về ba góc tại mỗi đỉnh của ba tam giác và vị trí các điểm A, B, C. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu: Người ta có thể xếp các viên gạch hình tam giác giống hệt nhau để trang trí như hình vẽ. Em có nhận xét gì về ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác? Từ đó rút ra kết luận gì về vị trí của ba điểm A, B, C? →GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nhận xét về các góc tại mỗi đỉnh chung. Nhận xét về vị trí ba điểm A, B, C có thẳng hàng hay không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi và đưa ra nhận xét, dự đoán. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học này ta đi tìm hiểu về tổng ba góc của một tam giác có là một số không đổi không, nếu không đổi thì sẽ bằng bao nhiêu”. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tổng các góc trong một tam giác, góc ngoài của tam giác a) Mục tiêu: - HS nhận biết được tổng ba góc của một tam giác. - HS trình bày giả thiết, kết luận và hiểu được cách chứng minh định lí tổng các góc trong một tam giác bằng 180o. - HS áp dụng định lí tính được số đo một góc của tam giác khi biết hai góc còn lại. - Nhận biết được tam giác nhọn, vuông, tù. - Nhận biết được cạnh góc vuông và cạnh huyền trong tam giác vuông. - HS nhận biết được góc ngoài của tam giác và tính chất của nó. b) Nội dung: HS quan sát SGK, làm các HĐ1,2 trả lời các câu hỏi, đọc hiểu Ví dụ và làm Luyện tập, Vận dụng. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về tổng ba góc trong tam giác, tính được góc dựa vào định lí. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tổng ba góc trong tam giác - GV cho HS làm HĐ1, HĐ2 (SGK -tr60 +61) theo nhóm đôi. + Từ đó dự đoán tổng số đo các góc trong một tam giác bằng bao nhiêu? + GV chốt đáp án, chuẩn hóa kiến thức, cho HS nhắc lại định lí, + Lưu ý HS là tổng ba góc chính là tổng số đo ba góc. - GV cho HS nêu giả thiết kết luận của định lí dưới dạng kí hiệu, hướng dẫn HS chứng minh. + Qua A kẻ đường thẳng song song với BC. + tìm mối quan hệ giữa góc C và góc yAC, tương tự tìm mối quan hệ giữa góc B với góc xAB. + Từ đó tính tổng 3 góc A+B+C. - GV cho HS trả lời Câu hỏi. - GV cho HS đọc Ví dụ, đưa câu hỏi: + a) Làm thế nào để tính được góc A. Tương tự HS tính câu b, c. + Yêu cầu so sánh số đo các góc của hình a, b, c với 90o →Từ đó giới thiệu về tam giác nhọn, tù, vuông. - GV cho HS làm Luyện tập. + Từ đó đưa ra nhận xét tổng quát tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng bao nhiêu. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về góc ngoài - GV cho HS làm Vận dụng theo nhóm 4. + Tổng hai góc ACx và ACB bằng bao nhiêu? + Tổng ba góc: BAC+CBA+ACBbằng bao nhiêu? + Từ đó có mối quan hệ gì giữa ACx và BAC+CBA. - GV giới thiệu về góc ngoài của tam giác, HS có thể kể thêm các góc ngoài tại đỉnh A và B. - Cho HS rút ra mối quan hệ giữa góc ngoài và các góc trong của tam giác thông qua kết quả Vận dụng 4. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu. - HS là nhóm HĐ 1, 2 và phần Vận dụng. - HS thực hiện đọc hiểu chứng minh và ví dụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi và làm phần Luyện tập. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Đại diện nhóm trình bày bài nhóm. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. 1. Tổng các góc trong một tam giác HĐ1: Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng 180o. HĐ2: Tổng góc x, y, z của tam giác bằng 180o. Định lí: Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180o. GT Tam giác ABC KL A+B+C=180o Chứng minh: Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC. xy // BC ⇒B=BAxC =CAy (các cặp góc so le trong) Do đó A+B+C=BAC+BAx+CAy=xAy=180o Câu hỏi: Tổng ba góc A, B, C bằng 180o. Ba điểm A, B, C thẳng hàng. Ví dụ (SGK- tr61) Chú ý: - Tam giác có ba góc đều nhọn là tam giác nhọn. - Tam giác có một góc tù gọi là tam giác tù. - Tam giác có một góc vuông gọi là tam giác vuông. Ví dụ: Tam giác MNP vuông tại M, MN và MP là hai cạnh góc vuông, NP là cạnh huyền. Luyện tập: Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác bằng 180o. A+B+C=180o⇒B+C=180o-A =180o-90o=90o Nhận xét: Hai góc có tổng bằng 90o được gọi là hai góc phụ nhau. Vậy trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. 2. Góc ngoài của tam giác. Vận dụng: + Vì Cx là tia đối của tia CB nên ACBvà ACx là hai góc kề bù. ⇒ACB+ACx=180o (1) + Xét tam giác ABC có: BAC+CBA+ACB=180o (2) Từ (1) và (2) suy ra: ACx=BAC+CBA. Nhận xét: - Góc ACx được gọi là góc ngoài tại C của tam giác ABC. Góc ACx không kề với hai góc A và B của tam giác ABC. - Mỗi góc ngoài của tam giác có số đo bằng tổng số đo hai góc trong không kề với nó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về tổng các góc trong tam giác, các loại tam giác nhọn, tù, vuông. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức được học để làm Bài 4.1, Bài 4.2 (SGK – tr62). c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về tính số đo góc trong tam giác, nhận dạng tam giác nhọn, tù, vuông. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi làm Bài 4.1, Bài 4.2 (SGK – tr62). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. - GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. Kết quả: Bài 4.1. a) x+120o+35o=180o⇒x=180o-120o-35o=25o b) y+70o+60o=180o⇒y=180o-70o-60o=50o c) z+90o+55o=180o⇒z=180o-90o-55o=35o Bài 4.2 ABC là tam giác vuông, DEF là tam giác nhọn, MNP là tam giác tù. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức về tổng các góc trong tam giác và góc kề bù, góc ngoài của tam giác. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 4.3 (SGK -tr62). c) Sản phẩm: HS tính được số đo góc nhờ vận dụng tổng các góc trong tam giác và góc kề bù, góc ngoài của tam giác. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập Bài 4.3 (SGK -tr62). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời bài tập theo nhóm 4. - GV điều hành, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải. Đáp án: Bài 4.3. x=180o-120o=60o (hai góc kề bù) y=120o-80o=40o (góc ngoài bằng tổng hai góc trong không kề nó) z=70o+40o=110o. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT Chuẩn bị bài mới “Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 13: HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Nhận biết hai tam giác bằng nhau. Hiểu định lí về trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học hai tam giác bằng nhau, trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Giải thích vì sao hai tam giác bằng nhau bằng định nghĩa. Lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Nhận biết được hai tam giác bằng nhau. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, giấy màu hoặc bìa cứng, kéo, keo dán. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS được gợi mở về bài học hai tam giác bằng nhau. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi: + Nhắc lại thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau? Thế nào là hai góc bằng nhau? - GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu Ta nói hai đoạn thẳng bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài, hai góc bằng nhau nếu chúng có cùng số đo góc. Vậy hai tam giác như thế nào thì được gọi là bằng nhau và làm thế nào để kiểm tra được hai tam giác đó bằng nhau? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi và đưa ra dự đoán về hai tam giác bằng nhau. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Trả lời: + Hai đoạn thẳng bằng nhau khi chúng có độ dài bằng nhau. + Hai góc bằng nhau khi chúng có số đo góc bằng nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa hai tam giác bằng nhau và cách nhận biết hai tam giác thế nào là bằng nhau” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Hai tam giác bằng nhau a) Mục tiêu: - Nêu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau, khái niệm cạnh tương ứng và góc tương ứng. - Viết được giả thiết, kết luận và biết cách chứng minh hai tam giác bằng nhau bằng cách chỉ ra cạnh và góc tương ứng bằng nhau. - Vận dụng tính chất hai tam giác bằng nhau. b) Nội dung: - HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, làm HĐ 1, trả lời câu hỏi, làm Luyện tập 1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, trả lời và giải được bài về tính các góc, các cạnh tương ứng của tam giác, chỉ ra hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ tự đỉnh. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm nhóm 4, hoàn thành HĐ1 (SGK – tr63). - GV giới thiệu khái niệm hai tam giác bằng nhau, yêu cầu HS nhắc lại. + nhấn mạnh về khái niệm cạnh tương ứng và góc tương ứng. - GV cho HS làm phần Câu hỏi, + hướng dẫn HS tìm góc bằng nhau tương ứng, ví dụ: vì FD = KG, FE = KH nên góc F=K, tương tự với các góc còn lại. + hướng dẫn HS viết đúng thứ tự đỉnh của hai tam giác bằng nhau: đỉnh F tương ứng đỉnh K, đỉnh D tương ứng đỉnh G, điểm E tương ứng đỉnh H. + cho HS kiểm tra lại khi viếtΔDEF=ΔGHK có đúng với dữ kiện bài đã cho không bằng cách kiểm tra các cạnh bằng nhau. Nếu ΔDEF=ΔGHKthì DE = ..., EF = ..., DF = ... - GV cho HS đọc Ví dụ 1, + HS nêu giả thiết, kết luận của bài toán. + GV hướng dẫn, trình bày lời giải của Ví dụ 1. + hỏi thêm: vì sao tam giác ABC bằng tam giác MNP mà không phải là tam giác ABC bằng NPM? (Vì sự sắp thứ tự đỉnh phải đúng đỉnh góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau). + Từ ví dụ lưu ý cho HS khi tam giác ABC và MNP có 2 cặp góc tương ứng bằng nhau thì cặp góc còn lại cũng bằng nhau. - GV cho HS làm Luyện tập 1 theo nhóm đôi, gợi ý: + Nếu tam giác ABC bằng tam giác DEF thì góc D tương ứng với góc nào? Cạnh EF tương ứng với cạnh nào? (EF = BC, D=A) + Hãy tính góc A của tam giác ABC. Từ đó tính góc D. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS làm nhóm HĐ1, Luyện tập 1. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm. - Nhấn mạnh về sự sắp xếp đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau. 1. Hai tam giác bằng nhau HĐ1: - Các cạnh tương ứng chồng lên nhau bằng nhau. - Các góc tương ứng chồng lên nhau thì có số đo bằng nhau. Kết luận: Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau, nghĩa là: {AB=A'B',AC=A'C',BC=B'C' A=A',B=B',=C' Khi đó ta viết ΔABC=ΔA'B'C' - Các cặp cạnh tương ứng là: AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’. - Các cặp góc tương ứng là: Avà A', B và B', C và C'. Câu hỏi: Các cặp cạnh tương ứng: DF và KG, DE và HG, EF và KH Các cặp góc tương ứng: Fvà K, Dvà G, Evà H. Kí hiệu: ΔDEF=ΔGHK. Ví dụ 1 (SGK – tr64) Luyện tập 1: +) EF = BC = 4cm. +) A=180o-B-C=180o-40o-60o=100o +) EDF=A=100o. Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác a) Mục tiêu: - Hiểu được cách vẽ một tam giác khi biết độ dài ba cạnh của tam giác đó. - HS hiểu định lí và nhận biết tam giác bằng nhau theo trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh. - Hiểu và nắm được kĩ năng viết chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh. - HS áp dụng chứng minh được các bài toán đơn giản về hai tam giác bằng nhau theo trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh. - HS biết cách vẽ tia phân giác của một góc bằng thước kẻ và compa. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS nêu được , giải được d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đưa câu hỏi: để kiểm tra hai tam giác bằng nhau có nhất thiết phải kiểm tra cả ba cạnh tương ứng và ba góc tương ứng bằng nhau hay không? - HS dự đoán, trả lời. - GV cho HS làm HĐ2, HĐ3 (SGK – tr65). + yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại cách vẽ tam giác ABC biết độ dài 3 cạnh của tam giác. - GV phát biểu định lí và cho HS nhắc lại, yêu cầu viết lại bằng kí hiệu. + Giới thiệu thêm việc viết tắt: c.c.c - GV cho HS trả lời Câu hỏi (SGK- tr66), nhận biết hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.c.c và viết đúng thứ tự đỉnh. - GV cho HS đọc Ví dụ 2, hướng dẫn viết giả thiết, kết luận và trình bày lời giải. - GV cho HS làm Luyện tập 2, gợi ý: + Tìm các yếu tố cạnh bằng nhau tương ứng của hai tam giác. - GV cho HS làm Vận dụng theo nhóm 4, yêu cầu HS vẽ hình theo đề bài và giải thích vì sao OM là tia phân giác của góc xOy, gợi ý: + với cách vẽ này ta có các đoạn thẳng nào bằng nhau? (OA = OB vì có A, B đều thuộc đường tròn tâm O; tương tự AM = BM vì AM = AO, BM = BO) + Từ đó có hai tam giác nào bằng nhau? (tam giác OAM và OBM). - GV giới thiệu đây là cách để vẽ tia phân giác của một góc dùng thước kẻ và compa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. 2. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c) HĐ2: HĐ3: - Các góc tương ứng của hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau. - Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau vì có các cạnh và các góc tương ứng bằng nhau. Định lí: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c) Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. GT ΔABCvà ΔA'B'C' AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’. KL ΔABC=ΔA'B'C' Câu hỏi: ΔABC=ΔMNPΔDEF=ΔGHK Ví dụ 2 (SGK – tr66) Luyện tập 2: Xét tam giác ABC và ADC có: AB = AD CB = CD AC là cạnh chung Vậy ΔABC=ΔADC(c.c.c) Vận dụng: Xét tam giác OAM và OBM có: OA = OB AM = BM OM chung ⇒ΔOAM=ΔOBM(c.c.c) Do đó: xOz=AOM=BOM=yOz. Vậy tia OM là tia phân giác của góc xOy. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về hai tam giác bằng nhau và trường hợp bằng nhau thứ nhất. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức làm Bài 4.4, Bài 4.5 (SGK – tr67) và bài tập thêm. c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về xác định hai tam giác bằng nhau theo định nghĩa và theo trường hợp bằng nhau thứ nhất c.c.c. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi Bài 4.4, Bài 4.5 (SGK – tr67). - GV cho HS làm bài thêm: Bài 1: Cho ΔXEF=ΔMNP có XE = 3cm, XF = 4cm, NP = 3,5 cm. Tính chu vi mỗi tam giác. Bài 2: Cho ΔABCvà ΔABDbiết: AB = BC = CA = 3cm; AD = BD = 2cm (C và D nằm khác phía đối với AB). a) Vẽ ΔABCvà ΔABD b) Chứng minh rằng CAD=CBD. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. - GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chốt đáp án, nhận xét phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương. Kết quả: Bài 4.4. Các khẳng định (1) và (3) sai, các khẳng định (2) và (4) đúng. Bài 4.5. +) Xét tam giác ABD và CDB có: AB = CD; AD = CB; BD chung ⇒△ABD=△CDB; +) Tương tự có: △ADC=△CBA. Đáp án bài thêm: Bài 1: △XEF=△MNP ⇒XE=MN, XF=MP, EF=NP Mà XE = 3cm, XF = 4cm, NP = 3,5 cm ⇒EF=3,5 cm;MN=3 cm;MP=4 cm. Chu vi tam giác XEF là: XE + XF + EF = 3 + 4 + 3,5 = 10,5 cm Chu vi tam giác MNP: MN + NP + MP = 3+ 3,5 + 4 = 10,5 cm. Bài 2: b) Xét ΔADCvà ΔBDCcó: AD = BD CA = CB DC cạnh chung ⇒ΔADC=ΔBDC (c.c.c) ⇒CAD=CBD. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức. - HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống. HS biết thêm về độ cao của bốn rãnh đại dương so với mực nước biển. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 4.6 (SGK -tr67) và bài tập thêm. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết bài toán d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập Bài 4.6 (SGK -tr67). - GV cho HS làm các bài tập thêm Bài 1: Trong hình vẽ bên, cho biết ΔGHI=ΔMNP. Hãy tính số đo góc M và độ dài cạnh GI. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận đưa ra ý kiến. - GV điều hành, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bài tập: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đưa ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải. Đáp án: Bài 4.6. a) Hai tam giác ABD và tam giác CBD có: AB=CB,AD=CD (theo giả thiết), BD là cạnh chung. Do đó △ABD=△CBD (c.c.c). b) ADB=CDB=30∘;ABD=180∘-BAD-ADB=180∘-90∘-30∘=60∘. Vậy CBD=ABD=60∘;ABC=ABD+CBD=60∘+60∘=120∘. Đáp án bài thêm Bài 1: + Xét tam giác GHI có: G=180o-62o-43o=75o + Ta cóΔGHI=ΔMNP, suy ra GI = MP = 5 cm, M=G=75o * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT Chuẩn bị bài “Luyện tập chung trang 68”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI LUYỆN TẬP CHUNG TRANG 68 (1 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS Củng cố, nhắc lại được: Định lí tổng ba góc trong một tam giác. Định nghĩa về hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về định lí tổng ba góc tam giác, hai tam giác bằng nhau, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán về tính toán, chứng minh tam giác bằng nhau. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS nhớ lại các kiến thức đã học về hai tam giác bằng nhau và trường hợp bằng nhau thứ nhất. b) Nội dung: HS trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra và giải thích được. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi mở đầu về tính chất hai tam giác bằng nhau, nhận dạng tam giác bằng nhau nhờ định nghĩa và trường hợp bằng nhau thứ nhất. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS làm các câu hỏi nhanh Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Cho hai tam giác MNP và DEF.có MN=DE;MP=DF,NP=EF, M=D,N=E, P=F . Ta có: A. ΔMNP=ΔDEF B. ΔMPN=ΔEDF C. △NPM=ΔDFE D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Cho △PQR=△DEF trong đó PQ=4 cm,QR=6 cm,PR=5 cm. Chu vi tam giác DEF là: A. 14 cm B. 15 cm C. 16 cm D. 17 cm Câu 3: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác là: A. Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. B. Nếu ba góc của tam giác này bằng ba góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau C. Cả hai câu A,B đều đúng D. Cả hai câu A,B đều sai. Câu 4: Cho hai tam giác HIK và DEF có HI=DE,HK=DF,IK=EF. Khi đó A. ΔHKI=ΔDEF B. ΔHIK=ΔDEF C. ΔKIH=ΔEDF D. Cả A,B,C đều đúng Câu 5: Cho hình vẽ, ta có: A. ΔPQR=ΔHRQ B. ΔPQR=ΔHQR C. ΔPQR=ΔQHR D. ΔQRP=ΔHRQ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: 1 2 3 4 5 A B A B A B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Phân tích Ví dụ 1, Ví dụ 2 a) Mục tiêu: - HS hiểu được cách tính góc của tam giác khi biết hai góc còn lại, biết góc ngoài của tam giác. - HS hiểu được cách chứng minh tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh, sử dụng tính chất khi hai tam giác bằng nhau. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, đọc hiểu và biết cách trình bày Ví dụ 1, Ví dụ 2. c) Sản phẩm: HS hiểu được cách tính góc trong tam giác, góc ngoài và cách chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh. d) Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS đọc và thảo luận nhóm đôi Ví dụ 1, Ví dụ 2, + nhắc lại về tổng ba góc trong tam giác, mối quan hệ giữa góc ngoài và góc trong tam giác. + Ví dụ 2: tam giác ABC và ABD có các yếu tố nào bằng nhau? + Khi hai tam giác bằng nhau thì góc ADB bằng góc nào? Từ đó tính số đo góc ADB. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc hiểu, làm theo hướng dẫn của GV. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV hỗ trợ, quan sát. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, yêu cầu HS trình bày ví dụ 2 vào vở. Ví dụ 1 (SGK – tr68) Ví dụ 2 (SGK – tr68) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học về tổng ba góc trong tam giác, hai tam giác bằng nhau và trường hợp bằng nhau thứ nhất. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức làm bài Bài 4.7, Bài 4.8, Bài 4.9. c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về tính số đo góc trong tam giác, d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi Bài 4.7 a – tìm x, Bài 4.8, Bài 4.9 (SGK – tr69). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm 2, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu. - GV quan sát và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi bài tập GV mời đại diện các nhóm trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài các nhóm trên bảng. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác. Kết quả: Bài 4.7. x=90∘-60∘=30∘; Bài 4.8. A=180∘-35∘-25∘=120∘; Fˆ=180∘-55∘-65∘=60∘; P=180∘-55∘-35∘=90∘. Tam giác MNP vuông tại đỉnh P. Bài 4.9. △ABD=△ACD(AB=AC,DB=DC,AD chung ) nên DAB=DAC=60∘. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: - Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức về về tổng ba góc trong tam giác, hai tam giác bằng nhau và trường hợp bằng nhau thứ nhất. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập Bài 4.10, Bài 4.11 (SGK -tr69). c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để giải được bài về tính số đo góc, áp dụng tính chất hai tam giác bằng nhau và tổng ba góc trong tam giác. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Bài 4.10, Bài 4.11 (SGK -tr69). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ làm bài tập. - GV điều hành, quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Bài tập: học sinh lên bảng trình bày, các HS khác theo dõi và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải. Đáp án: Bài 4.10. AMB=180∘-AMC=100∘;ABC=180∘-BAM-AMB=60∘; BAC=180∘-ABC-ACB=60∘. Bài 4.11. D=A=60∘;B=E=80∘;C=F=180∘-D-E=40∘. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ghi nhớ kiến thức trong bài. Hoàn thành các bài tập trong SBT Chuẩn bị bài mới “Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác”. Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... BÀI 14: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI VÀ THỨ BA CỦA TAM GIÁC (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Hiểu và phát biểu được về định lí về trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh và góc – cạnh – góc của hai tam giác. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán. Chứng minh hai tam giác bằng nhau. Lập luận và chứng minh hình học những trường hợp đơn giản. Sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 3. Phẩm chất Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác. Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV. Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng. 2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, xem lại bài hai tam giác bằng nhau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: - HS thấy nhu cầu của bài học, tạo tâm thế vào bài học mới. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi và dự đoán các cách chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_lop_7_hoc_ki_ii.docx