Giáo án Hình học 7 - Tiết 2: Luyện tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Hình học 7 - Tiết 2: Luyện tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên

A. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: HS nắm chắc định nghĩa hai góc đối đỉnh, tính chất hai góc đối đỉnh, nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình.

 2. Kỹ năng: Vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước .

 - Giải bài tập hai góc đối đỉnh.

 3. Thái độ: Bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày lời giải một bài tập.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

 - Năng lực tư duy, quan sát, hợp tác, giao tiếp.

 - Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV : Hệ thống câu hỏi.

 - HS : sgk +thước thẳng +thước đo góc +bảng phụ nhóm.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 2: Luyện tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: 	 LUYỆN TẬP 
Ngày soạn: /8/2019
Ngày dạy: /8/2019 , lớp 7A
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: HS nắm chắc định nghĩa hai góc đối đỉnh, tính chất hai góc đối đỉnh, nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình.
 2. Kỹ năng: Vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước . 
 - Giải bài tập hai góc đối đỉnh.
 3. Thái độ: Bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày lời giải một bài tập.
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Năng lực tư duy, quan sát, hợp tác, giao tiếp.
 - Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Hệ thống câu hỏi.
 - HS : sgk +thước thẳng +thước đo góc +bảng phụ nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. 
 * GV nêu câu hỏi:
 1) Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ?
 2) Nêu cách vẽ góc a’Ob’ đối đỉnh với một góc aOb cho trước ?
 * HS trả lời:
 1) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
 2) Ta vẽ các tia Oa’ và Ob’ lần lượt là tia đối của các tia Oa và Ob ta được góc a’Ob’ là góc đối đỉnh của góc aOb.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP.
* GV đưa ra bài tập 1, yêu cầu HS hoạt động nhóm để làm bài tập này vào bảng nhóm. Sau 5 phút GV cho học sinh nộp bảng nhóm. GV chọn bài làm trên bảng nhóm của 3 nhóm đạt mức độ khác nhau treo lên bảng, các nhóm khác quan sát và nhận xét. GV nêu kết luận.
 Bài tập 1: Vẽ góc xBy có số đo bằng 500. Vẽ góc x’By’ đối đỉnh với góc xBy. Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ ? 
Lời giải:
+ Vẽ góc xy có số đo bằng 500, vẽ tia đối của tia Bx là tia Bx’, vẽ tia đối của tia By là tia By’. Ta có góc x’By’là góc đối đỉnh của góc xBy.
+Ta có : xy = 500 ( theo tính chất của hai góc đối đỉnh ).
 y
 B 500 
 x’ x
 50o
 y’
* GV đưa ra bài tập 2, yêu cầu HS làm trên phiếu học tập do GV chuẩn bị sẵn theo nhóm (2 em ngồi cùng bàn làm 1 nhóm). Sau 10 phút các nhóm nộp phiếu học tập cho GV. Tiếp đó GV đưa ra lời giải sẵn trên bảng phụ và chọn đại diện một số nhóm lên bảng nhận xét bài làm của các nhóm khác.
Bài tập 2: Thực hiện các công việc sau trên phiếu học tập:
Vẽ góc ABC có số đo bằng 560.
Vẽ góc ABC’ kề bù với góc ABC. Hỏi số đo của góc ABC’
Vẽ góc C’AB’ kề bù với góc ABC’. Tính số đo của góc C’BA’
Lời giải : 
 a/ Dùng thước đo góc vẽ góc ABC bằng 560
 C
 A’ 56o
 B A
 C’
b/ Vẽ tia BC’ là tia đối của tia BC
 AC’ = 1800 - AC ( Vì AC’ và AC là 2 góc kề bù )
 AC’ = 1800 - 560 = 1240
c/ Vẽ tia BA’ là tia đối của tia BA
 C’A’= 1800- AC’(Vì C’A’ và AC’ là 2 góc kề bù)
 C’A’= 1800 - 1240 = 560
- GV nhận xét - ghi điểm.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG.
GV: Ta vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập sau: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 * Bài tập 6 / 83 / sgk :
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV: để vẽ hai đường thẳng cắt nhau và tạo thành góc 470 ta vẽ như thế nào ?
- GV: gọi 1 HS lên bảng vẽ.
- GV gợi ý cách giải: biết số đo Ô1 ta có thể tính được Ô3 , vì sao?
- Tính được góc Ô2 , vì sao?
- Gọi 1HS lên bảng giải .
- Cho HS khác nhận xét .
- GV nhận xét – hoàn chỉnh lời giải
Bài tập 7 /sgk / 83 :
- GV cho HS hoạt động nhóm , yêu cầu mỗi câu trả lời phải nêu lí do.
BT8 /83 / sgk :
GV gọi 2HS lên bảng vẽ hình.
Qua hình vẽ em có thể rút ra nhận xét gì ?
 (hai góc bằng nhau chưa chắc đã đối đỉnh)
 * Gv hướng dẫn HS rút ra bài học
 Bài tập6 /83/sgk:
 Giải 
Ta có : Ô1 = Ô3 = 470 (2 góc đối đỉnh)
 Ô1 + Ô2 = 1800 (2 góc kề bù)
Suy ra: Ô2 = 1800- Ô1 = 1800- 470
 Vậy : Ô2 = 1330
 Vì Ô4 = Ô 2 ( 2 góc đối đỉnh )
Nên Ô 4 = 1330
Bài tập 7 / 83/ sgk: 
Ta có: Ô 1= Ô 4 ( đối đỉnh )
 Ô 2 = Ô 5 ( đối đỉnh )
 Ô 3 = Ô 6 ( đối đỉnh ). 
Do đó ;;
 ;; ;
 ;
 = .
3/ BT8/ 83/sgk:
Kết luận : 
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau, nhưng hai góc bằng nhau chưa chắc đã đối đỉnh 
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
- Bài tập bổ sung:
 Cho góc bẹt AOB. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB ta vẽ hai tia OC và OD sao cho . 
 a) Hai góc và có phải là hai góc đối đỉnh không ?
 b) Vẽ tia OE sao cho tia OB là tia phân giác của góc DOE. Hai góc AOC và BOE có phải là hai góc đối đỉnh không ?
- Hướng dẫn HS tự học:
+ Về nhà làm các bài tập : 4,5,6 / 74/ SBT và bài tập bổ sung ở trên.
+ Đọc trước bài : “ Hai đường thẳng vuông góc” , chuẩn bị êke, thước kẻ, giấy kẻ ô vuông.
* RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_2_luyen_tap_nam_hoc_2018_2019_nguyen.doc