Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 1 đến 12 - Chương 3: Hình học trực quan. Các hình khối trong thực tiễn

Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 1 đến 12 - Chương 3: Hình học trực quan. Các hình khối trong thực tiễn

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:

- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, các vật thể trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật.

- Mô tả được các yếu tổ về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp chữ nhật.

- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình hộp chữ nhật trong không gian.

2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:

- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận biết được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng vẽ được một hình hộp chữ nhật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.

- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

3. Về phẩm chất:

- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn

- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu

- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.

 

docx 84 trang phuongtrinh23 26/06/2023 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 1 đến 12 - Chương 3: Hình học trực quan. Các hình khối trong thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH HỌC TRỰC QUAN
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
Tiết 1: BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:
- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, các vật thể trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật.
- Mô tả được các yếu tổ về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp chữ nhật.
- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình hộp chữ nhật trong không gian.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận biết được các yếu tố của hình hộp chữ nhật. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng vẽ được một hình hộp chữ nhật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.
- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
3. Về phẩm chất: 
- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, bài giảng powerpoint, giáo án word, một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như hộp quà, hộp diêm 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, thước thẳng.
3. Học liệu số:
- Văn bản: bài giảng được soạn từ phần mềm Powerpoint định dạng .pptx, giáo án word định dạng .docx.
- Phần mềm vẽ hình sketchpad: vẽ hình hộp chữ nhật - định dạng .gsp.
- Phần mềm paint: lưu ảnh định dạng .jpg.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não. 
- Phương tiện, học liệu: bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật.
a) Mục tiêu: HS được kiểm tra kiến thức cũ về các hình đã được học ở lớp dưới gợi động cơ vào bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi sau: 
Câu 1: Em hãy kể tên các hình cho dưới đây:
 (a) (b) (c) (d) (e)
Câu 2: Quan sát các đồ vật dưới đây và cho biết hình nào có các mặt đều là hình chữ nhật?
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS: 
Câu 1: (a) hình chữ nhật; (b) hình thang cân; (c) hình bình hành; (d) hình thoi; (e) hình vuông.
Câu 2: Trong các hình trên thì hộp quà, thùng giấy và thùng chứa hàng là các hình có các mặt đều là hình chữ nhật.
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn, gợi mở kiến thức nếu HS gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề đặt ra.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trình bày câu trả lời của mình, GV nhận xét và sửa sai nếu có.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
+ GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Ở tiểu học các em đã được làm quen với hình hộp chữ nhật. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nó. Chúng ta sang bài mới.
*Phương án đánh giá: đánh giá bằng quan sát và sản phẩm câu trả lời của học sinh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật, phần mềm sketchpad để vẽ hình hộp chữ nhật.
a) Mục tiêu: Học sinh mô tả được các yếu tố về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp chữ nhật
b) Nội dung: Hình hộp chữ nhật.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thực hiện HĐKP 1: Hình nào dưới đây có các mặt đều là hình chữ nhật?
- GV giới thiệu về 6 mặt của hình hộp chữ nhật:
GV trình chiếu hình chữ nhật: hỏi HS
+ Đọc tên của hình hộp chữ nhật.
+ Có bao nhiêu đỉnh? Đọc tên các đỉnh? 
+ Có bao nhiêu cạnh, đọc tên các cạnh?
+ Có mấy góc vuông mỗi đỉnh? Hãy đọc tên các góc vuông đỉnh A? 
+ Có bao nhiêu đường chéo? Đọc tên?
Tương tự đọc tên các góc vuông đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D 
* Thực hành 1: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH và thực hiện yêu cầu sau:
- Nêu các góc đỉnh F.
- Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
Đường chéo chưa được vẽ là đường chéo nào?
* Thực hành 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định và nhấn mạnh: Hình hộp chữ nhật luôn có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh và 4 đường chéo.
* Phương án đánh giá: đánh quá bằng bảng kiểm.
1. Hình hộp chữ nhật.
* HĐKP 1:
Hình b có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ có:
- Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.
- Mười hai cạnh: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.
+ Có 3 góc vuông mỗi đỉnh. Các góc vuông đỉnh A gồm: góc MAD, góc BAD, góc BAM.
+ Có 4 đường chéo là: AP, BQ, CM, DN.
* Thực hành 1:
- Các góc đỉnh F là: góc BFE, góc BFG và góc EFG.
- Các đường chéo được vẽ trong hình là: AG, BH, CE.
- Đường chéo chưa được vẽ là: DF.
* Thực hành 2: 
AB = DC = 5cm
FG = AD = 8 cm.
AE = DH = 6,5 cm.
Hoạt động 2: Ví dụ về hình hộp chữ nhật
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật, phần mềm sketchpad để vẽ hình hộp chữ nhật.
a) Mục tiêu: Học sinh thực hành mô tả tính chất về đỉnh, cạnh, góc của hình hộp chữ nhật.
b) Nội dung: Xác định được cạnh, mặt, đường chéo của hình hộp chữ nhật thông qua các ví dụ
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ SH thực hiện các ví dụ sau:
* Ví dụ 1: Quan sát hình hộp chữ nhật sau
 Nêu tên các góc của đỉnh F, các góc đỉnh D của hình hộp chữ nhật
* Ví dụ 2: Cho hình hộp chữ nhật sau
- Cạnh FI bằng những cạnh nào?
- Cạnh CH bằng những cạnh nào?
* Ví dụ 3: Cho hình hộp chữ nhật 
Hãy cho biết độ dài các cạnh DD’; AD; AB?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định lại kết quả các ví dụ.
* Phương án đánh giá: đánh quá bằng bảng kiểm.
1. Hình hộp chữ nhật.
* Ví dụ 1:
hình hộp chữ nhật ABCD.EFHG có: 
- Các góc đỉnh F gồm: góc BFH, góc BFE, góc EFH.
- Các góc đỉnh D gồm: góc ADC, góc ADG, góc CDG.
* Ví dụ 2: Hình hộp chữ nhật NKGF.EHCI có:
- Cạnh FI = NE = KH = GC
- Cạnh CH = GK = EI = NF
* Ví dụ 3: Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có:
DD’ = AA’ = 8,4 m
AD = A’D’ = 6 m
AB = D’C’ = 3 m.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
a) Mục tiêu: HS được luyện tập kiến thức về hình hộp chữ nhật.
b) Nội dung: HS được yêu cầu làm bài tập sau:
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (hình dưới)
a/ Nêu các cạnh và đường chéo.
b/ Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
c/ Kể tên những cạnh bằng nhau.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
a/ Các cạnh: AB, BC, CD, DA, EF, FG, GH,HE,AE, DH,BH,CG 
Các đường chéo: AG, BH, CE và DF.
b/ - Các góc ở đỉnh B: góc ABC, góc FBC, góc FBA.
Các góc đỉnh C: BCG, BCD, DCG.
c/ Những cạnh bằng nhau: AB = DC = EF = HG; BC = AD = FG = EH, AE = BF = CG = DH.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao yêu cầu cho HS như mục nội dung.
- HS làm bài tập vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
- GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận.
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để chỉ ra các yếu tố trong hình hộp chữ nhật.
b)Nội dung: HS thực hiện làm bài tập sau: 
Cho hình hộp chữ nhật ABCD,A’B’C’D’.
 Biết A’D’ = 8cm, BB’ = 3cm; C’D’ = 6cm.
- Hãy đọc tên các góc đỉnh D’.
- Viết tên các đường chéo.
- Tìm độ dài các cạnh AB, BC, DD’.
c) Sản phẩm: Kết qủa bài làm của HS được ghi vào vở:
Giải:
- Các góc đỉnh D’ là: A’D’C’, góc DD’C’, góc A’D’D.
- Các đường chéo gồm: AC’, BD’, CA’, DB’.
- AB = C’D’ = 6cm; BC = A’D’ = 8cm; DD’ = BB’ = 3cm.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi vào vở. GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: học bài và làm bài tập sau: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (như hình dưới) . Em hãy:
+ Viết tên các cạnh, các đỉnh, đường chéo của hình hộp chữ nhật đó.
+ Tìm độ dài cạnh AB, AD, DQ.
HÌNH HỌC TRỰC QUAN
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
Tiết 2: BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG ( TIẾT 2) 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:
- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, hình lập phương, các vật thể trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Mô tả được các yếu tổ về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình lập phương.
- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương trong trong không gian.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận biết được các yếu tố của hình lập phương. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng vẽ được một hình lập phương dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.
- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
3. Về phẩm chất: 
- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, bài giảng powerpoint, giáo án word, một số đồ vật có dạng hình lập phương như con xúc xắc, rubick hình lập phương, 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, thước thẳng.
3. Học liệu số:
- Văn bản: bài giảng được soạn từ phần mềm Powerpoint định dạng .pptx, giáo án word định dạng .docx.
- Phần mềm vẽ hình sketchpad: vẽ hình lập phương - đinh dạng .gsp.
- Phần mềm paint: lưu ảnh định dạng .jpg.
- Video tạo lập hình định dạng mp4 tạo từ phần mềm camtasia 9.0.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
a) Mục tiêu: HS được kiểm tra kiến thức cũ về các hình đã được học ở lớp dưới, gợi động cơ vào bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi sau: 
Quan sát các hình trên (hộp quà, các thùng giấy, khối Rubik, con xúc xắc, thùng đựng hàng và cho biết những đồ vật đó có hình dạng gì?
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS: 
- Hộp quà, các thùng giấy, thùng đựng hàng là hình hộp chữ nhật.
- Khối Rubik, con xúc xắc có dạng hình lập phương.
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn, gợi mở kiến thức nếu HS gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề đặt ra.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trình bày câu trả lời của mình, GV nhận xét và sửa sai nếu có.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
+ GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Tiết trước các em đã được tìm hiểu về hình hộp chữ nhật. Vậy hình lập phương có gì đặc biệt hơn so với hình hộp chữ nhật. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 qua mục tiếp theo nhé.
* Phương án đánh giá: đánh giá qua quan sát.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. 	
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad 
a) Mục tiêu: Học sinh mô tả được các yếu tố về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình lập phương.
b) Nội dung: Hình lập phương. 
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thực hiện HĐKP 2Vật nào sau đây có các mặt đều là hình vuông?
? Hình lập phương có gì khắc hình hộp chữ nhật?
→Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
? Hình lập phương có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đường chéo? Các cạnh của hình lập phương như thế nào với nhau? 
- GV cho hình lập phương ABCD.MNPQ, yêu cầu HS đọc tên các đỉnh, cạnh, góc, đường chéo:
* Thực hành 3: Hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5cm 
- Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.
- Nêu các góc đỉnh C.
- Nêu các đường chéo đã được vẽ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định và nhấn mạnh: Hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau.
* Phương án đánh giá: đánh giá qua sản phẩm câu trả lời của học sinh.
2. Hình lập phương
* HĐKP 2:
Khối Rubik có các mặt đều là hình vuông.
* Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông.
- Hình lập phương có 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo.
- Hình lập phương ABCD.MNPQ có:
+ Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.
+ 12 cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA = MN = NP = PQ = QM = AM = BN = CP = DQ.
+ Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.
* Thực hành 3:
- Độ dài các cạnh BC, CC’ cũng bằng 5cm vì hình lập phương các cạnh bằng nhau.
- Các góc đỉnh C là: Góc BCC’, góc DCC’, góc BCD.
- Các đường chéo đã được vẽ là: BD’ và DB’.
Hoạt động 2: Ví dụ về hìnhlập phương
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thực hành. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad, video tạo lập hình định dạng mp4 tạo từ phần mềm camtasia 9.0.
a) Mục tiêu: Học sinh thực hành mô tả tính chất về đỉnh, cạnh, góc của hình hộp chữ nhật.
b) Nội dung: Xác định được cạnh, mặt, đường chéo của hình lập phương thông qua các ví dụ
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ SH thực hiện các ví dụ sau:
* Ví dụ 1: Quan sát hình hộp chữ nhật sau. Hãy đọc tên các góc đỉnh Q, các góc đỉnh C.
* Ví dụ 2: Những tấm bìa nào sao đây không thể tạo lập được hình lập phương?
* Ví dụ 3: Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1
a) Các mặt hình lập phương là hình gì?
b) Hình lập phương có bao nhiêu đường chéo, kể tên các đường chéo đó.
c) Hãy nêu tên các góc ở đỉnh A1 của hình lập phương.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định lại kết quả các ví dụ.
* Phương án đánh giá: đánh quá bằng bảng kiểm.
2. Hình lập phương.
* Ví dụ 1:
Hình lập phương ABCD.MNPQ có: 
- Các góc đỉnh Q gồm: góc MQP, góc MQD, góc DQP
- Các góc đỉnh C gồm: góc BCD, góc PCD, góc BCP.
* Ví dụ 2: 
Hình a, b và hình d
* Ví dụ 3: hình lập phương ABCD.A1B1C1D1có:
a) các mặt đều là các hình vuông bằng nhau.
b) Có 4 đường chéo gồm: AC1; BD1; CA1; DB1.
c) Các góc đỉnh A1 gồm: góc B1A1D1, góc D1B1A, góc AA1B1.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, thực hành tạo lập hình. 	
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad 
a) Mục tiêu: HS được luyện tập kiến thức về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
b) Nội dung: HS được thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương là gì?
Câu 2: Cho hình lập phương EFGH.MNPQ, biết MN = 4cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
Câu 3: Chọn câu đúng: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt, bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu đường chéo?
A/ 12 mặt, 8 cạnh, 6 đỉnh, 4 đường chéo.
B/ 4 mặt, 6 cạnh, 8 đỉnh, 12 đường chéo.
C/ 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh, 4 đường chéo.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
Câu 1: 
Hình hộp chữ nhật
Hình lập phương
Giống
6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo
Khác
Các mặt đều là hình chữ nhật có 3 kích thước: dài, rộng, cao
Các mặt đều là hình vuông. các cạnh bằng nhau
Câu 2: Hình lập phương EFGH.MNPQ biết MN = 4cm thò độ dài EF \ NF = 4cm.
Câu 3: Đáp án C đúng: Hình chữ nhật có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh và 4 đường chéo.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao yêu cầu cho HS như mục nội dung.
- HS làm bài tập vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
- GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận.
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương vào giải bài tập liên quan.
b)Nội dung: HS thực hiện làm bài tập sau: 
Câu 1: Trong hai tấm bìa dưới đây, tấm bìa nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?
 (H.a) (H.b)
Câu 2: EM hãy kêt tên một số vật dụng trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
c) Sản phẩm: Kết qủa bài làm của HS được ghi vào vở:
Câu 1: Giải:
- Tấm bìa hình a sẽ gấp được hình lập phương
- Tấm bìa hình b sẽ gấp được hình hộp chữ nhật.
Câu 2: 
- Các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như: hộp sữa tươi, hộp quà hình hộp chữ nhật, các tủ, hộp bánh 
- Các đồ vật có dạng hình lập phương là: khối Rubik, con xúc xắc 
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi vào vở. GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: học bài và làm bài tập 2; 3; 4 SGK trang 50.
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
Tiết 3: BÀI 2: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH 
 CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH LẬP PHƯƠNG 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:
- Nắm được công thức tính diện xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Tính được diện tích xung quanh, thể tích của một số hình trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích xung quanh, thể tích các hình trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận dạng được các khối hình có dạnh hình hộp chữ nhật và hình lập phương để tính diện tích xung quanh và thể tích. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng, máy tính cầm tay. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.
- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
3. Về phẩm chất: 
- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, bài giảng powerpoint, giáo án word.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, thước thẳng, máy tính cầm tay.
3. Học liệu số:
- Văn bản: bài giảng được soạn từ phần mềm Powerpoint định dạng .pptx, giáo án word định dạng .docx.
- Phần mềm vẽ hình sketchpad: vẽ hình hộp chữ nhật và hình lập phương - đinh dạng .gsp.
- Phần mềm paint: lưu ảnh định dạng .jpg.
- Video tạo lập hình định dạng mp4 tạo từ phần mềm camtasia 9.0.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng pháp vấn đáp, thuyết trình. 	
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad 
a) Mục tiêu: HS được kiểm tra kiến thức cũ về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi sau: 
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng:
Câu 1: Những cạnh bằng với cạnh AB:
A/ Cạnh AB = CD = NP = MQ
B/ Cạnh AB = BN = AM = DQ. 
C/ Cạnh AB = CD = MN = PQ.
Câu 2: Các đường chéo là:
A/ AC, BD, MP, NQ.
B/ AP, BQ, CM, DN 
C/ AQ, DM, BP, CN
Câu 3: Các góc đỉnh M là:
A/ Góc AMN, góc AMQ, góc NMQ.
B/ Góc AMN, góc DMN, góc CMN.
C/ Góc MAN, góc MAQ, góc MQN
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS: 
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn, gợi mở kiến thức nếu HS gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề đặt ra.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trình bày câu trả lời của mình, GV nhận xét và sửa sai nếu có.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
+ GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Tiết trước các em đã được tìm hiểu về hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Vậy diện tích xung quanh và thể tích của hai hình này được tính như thế nào. Các em qua bài học tiếp theo.
* Phương án đánh giá: đánh giá bằng thang đo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. 	
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad 
a) Mục tiêu: Học sinh ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương đã học ở Tiểu học.
b) Nội dung: Nhắc lại công tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu kí hiệu diện tích xung quanh và thể tích
→Sxq: Diện tích xung quanh
 V : Thể tích
- HS thảo luận nhớ lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV trình chiếu ví dụ 1 SGK trang 51 để HS quan sát và áp dụng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, lưu ý cách đặt tên các đại lượng trong hai công thức, và chú ý độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo.
* Phương án đánh giá: dùng bẳng kiểm, đánh giá qua quan sát.
1. Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích
* Hình hộp chữ nhật: 
Sxq = 2.(a + b) . h
V = a. b. h = S.h
(Trong đó S là diện tích đáy)
* Hình lập phương: 
Sxq = 4 . a2
V = a3
Hoạt động 2: Một số bài toán thực tế.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad 
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải các bài toán thực tế.
b) Nội dung: Nhắc lại công tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS xét ví dụ 2 SGK trang 51:
* Ví dụ 2: Căn phòng của anh Nam có một cửa lớn hình chữ nhật và một cửa sổ hình vuông (hình 1). Anh cần tốn bao nhiêu tiền để sơn bốn bức tường bên trong căn phòng này (không sơn cửa). Biết rằng để sơn mỗi mét vuông phải tốn 30 nghìn đồng.
? Bài toán liên quan đến công thức nào?
→Công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
? Làm sao tính được diện tích cần quét sơn?
→Lấy diện tích xung quanh của căn phòng trừ đi diện tích các cửa.
? Hãy tính diện tích xung quanh của căn phòng và diện tích các cửa.
? Tính chi phí phải trả để quét sơn bằng cách nào?
* Ví dụ 3: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có khích thước như Hình 2a. Người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 8cm. Tính thể tích còn lại của khối gỗ.
- GV hướng dẫn HS cách giải ví dụ 3:
+ Đặt V là thể tích của khối gỗ khi cưa cắt
 V1: thể tích của khối gỗ bị cắt đi.
? Tính thể tích khối gỗ bị cắt di ta dùng công thức nào?
? Muốn tính thể tích khối gỗ còn lại ta làm thế nào?
→Lấy thể tích v trừ đi thể tích V1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cặp đôi thực hiện ví dụ 2 và VD3, 
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhấn mạnh các công thức và cách liên hệ thực tế khi tính tiền sơn các vật.
* Phương án đánh giá: đánh giá qua quan sát, qua sản phẩm câu trả lời của học sinh.
2. Một số bài toán thực tế
* Ví dụ 2: 
Giải:
- Diện tích xung quanh căn phòng là:
2.(6 + 4).3 = 60 (m2)
- Diện tích các cửa là:
1,5 . 2 + 1 . 1 = 4 (m2)
- Diện tích cần quét sơn là: 60 – 4 = 56 (m2)
- Chi phí cần phải trả để quét sơn là: 
56 . 30 000 = 1 680 000 (đồng)
* Ví dụ 3: 
 Giải:
Gọi V là thể tích của khối gỗ khi cưa cắt
 V1: thể tích của khối gỗ bị cắt đi
Thể tích khối gỗ còn lại là:
V – V1 = 12 . 20 . 10 – 8 . 8 . 8 = 1 888 (cm3)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: phương pháp thực hành trải nghiệm. 	
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh, phần mềm sketchpad 
a) Mục tiêu: HS được luyện tập công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm làm bài tập thực hành SGK trang 52.
 Một khối bê tông được đặt trên mặt đất, kích thước Hình 3
a// Người ta muốn sơn tất cả các mặt của khối bê tông trừ mặt tiếp giáp với mặt đất. Hỏi chi phí để sơn là bao nhiêu. Biết rằng mỗi mét vuông tốn 25 nghìn đồng.
b// Tính thể tích của khối bê tông.
c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS sau khi thảo luận nhóm:
Giải:
a// Diện tích toàn phần của khối bê tông nhỏ ở trên là: 
 2.(4 + 5).5 + 2.4.5 = 230 (m2)
Diện tích toàn phần của khối beeb tông ohias dưỡi là:
2.(10 + 10).3 + 2.10.10 = 320 (m2)
Diện tích khối bê tông cần quét sơn là:
 (230 + 320) – (4.5 + 10.10) = 430 (m2)
Chi phí để quét sơn là: 430 . 25 000 = 10 750 000 (đồng)
b// Thể tích của khối bê tông là: 4.5.5 + 10.10.3 = 400 (m3)
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao yêu cầu cho HS như mục nội dung.
- HS làm bài tập vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
- GV chữa bài tập, cho các nhóm trình bày sản phẩm của mình (treo bảng phụ), các nhóm thảo luận, nhận xét và bổ sung kiến thức cho nhóm bạn nếu cần.
- GV nhận xét, kết luận và chấm điểm sản phẩm cho các nhóm.
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật vào giải các bài toán thực tế.
b)Nội dung: HS thực hiện làm bài tập vận dụng SGK trang 52: 
để tính thể tích một hòn đá, bạn Na đã thực hiện như sau:
- Bạn ấy đổ nước vào cái bể kính hình hộp chữ nhật có hai cạnh đáy là 50 cm, 20 cm, mực nước đo được là 20 cm.
- Sau đó bạn ấy đặt hòn đá vào bể thì thấy nước ngập hòn đá và mực nước đo được là 25 cm.
Em hãy giúp bạn Na tính được thể tích hòn đá.
c) Sản phẩm: Kết qủa bài làm của HS được ghi vào vở:
Giải:
Thể tích của nước có trong bể kính khi chưa thả hòn đá là:
20 . 50 . 20 = 20 000 (cm3)
Thể tích của cả nước và hòn đá trong bể kính là:
25 . 50 . 20 = 25 000 (cm3)
Thể tích của hòn đá là:
25 000 – 20 000 = 5000 (cm3)
 d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi vào vở. GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: học bài và làm bài tập 1; 2; SGK trang 53.
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
Tiết 4: LU

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_lop_7_tiet_1_den_12_chuong_3_hinh_hoc_truc.docx