Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 2+3: Chương trình Đại số + Hình học

Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 2+3: Chương trình Đại số + Hình học

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Học sinh (HS) nêu được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

 

docx 30 trang phuongtrinh23 27/06/2023 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tuần 2+3: Chương trình Đại số + Hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02,03: Bài 2. CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ HỮU TỈ
Tiết 03,04,5,6:
MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
 -Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp các số hữu tỉ.
 -Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp. phân phối của phép nhân đối với phép cộng của các số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẫm, tính nhanh một cách hợp lí).
 -Giải quyết được những vấn đề thực tiển gắn với thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hai số hữu tỉ.
2/ Năng lực
Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giải quyết vấn đề toán học.
 - Giải quyết những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hai số hữu tỉ.
3/ Phẩm chất
 - Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
 - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
 - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, thước thẳng có chia khoảng.
2 - HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
a) Mục tiêu: 
- HS ôn lại kiến thức đã học.
- Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề:
Ở Bài 1 đã giới thiệu các hỗn số là số hữu tỉ. Như vậy với thì được hiểu là số hữu tỉ âm. (Lớp 6 HS không học hỗn số âm.)
Phép nhân và phép chia số hữu tỉ đều dựa trên cơ sở phép nhân và phép chia phân số. Do đó các bài tập thực tế giúp HS có cơ hội trải nghiệm và giãi quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính với số hữu tỉ.
Với điều kiện nào của b thì phân số , a ∈ Z là số hữu tỉ?
Để cộng trừ hai số và , ta làm như sau:
• Viết x,y dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương (quy đồng mẫu số dương)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi trên, cũng như hiểu rõ hơn về thực hiện các phép tính số hữu tỉ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.
Bài 2: Các phép tính với các số hữu tỉ.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cộng, trừ hai số hữu tỉ
a) Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, trong tập hợp các số hữu tỉ 
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm phép cộng, phép trừ hai số hữu tỉ dựa trên phép cộng, phép trừ hai phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: (20p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện HĐKP1 
-Từ mặt nước biên, một thiêt bị khảo sát lặn xuống m. Sau đó thiết bị tiếp tục lặn xuống thêm 5,4 m nữa. Hỏi khi đó thiết bị khão sát ở độ cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?
GV đánh giá, chốt lại kiến thức. 
GV cho học sinh nhận xét cách giải VD1 SGK
-HS trả lời
- GV cho HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 1 Tính.
a) 
b) 
GV hướng dẫn HS
- GV cho HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 2 Nhiệt độ hiện tại trong một kho lạnh là -5.8 °C. Do yêu cầu bảo quản hàng hoá, người quản lí kho tiếp tục giảm độ lạnh của kho thêm °C nữa. Hỏi khi đó nhiệt độ trong kho là bao nhiêu độ c?
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
GV sửa bài chung trước lớp.
GV đánh giá
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu 
HS thảo luận nhóm.
HS trả lời, cả lớp nhận xét
HS đọc phần kiến thức trọng tâm.
HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 1.
HS Thực hành cộng, trừ số hữu tỉ
HS nhận xét 
HS HĐ cặp đôi hỏi đáp Thực hành 2.
-HS có cơ hội trải nghiêm và giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính với số hữu tỉ.
HS nhận xét 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS
1. Cộng, trừ hai số hữu tỉ
HĐKP1:
Kết luận:
Thiết bị khảo sát ở độ cao so với mực nước biển là:
Vậy thiết bị khảo sát ở độ cao so với mực nước biển.
Quy tắc cộng, trừ hai số hữu tỉ: 
Để cộng, trừ hai số hữu tỉ, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ phân số
Thực hành 1: 
a) 0,6+3-4=35+-34=1220+-1520=-320
b/ ==
Thực hành 2: Nhiệt độ trong kho khi đó là:
 – 5,8 – 52 = 
Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng số hữu tỉ (20p)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết các tính chất của phép cộng số hữu tỉ trên cơ sở tính chất của phép cộng phân số 
- HS nêu được nhận xét đã thực hiện tính chất nào trong các tính chất cũa phép cộng.
- Áp dụng kiến thức liên môn vận dụng tổng hợp các kỉ năng thông qua việc tính toán.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
Tính chất của phép cộng số hữu tỉ x,y ÎQ
Giao hoán: x + y = y+ x
Kết hợp (x + y )+z = x + (y + z )
Cộng với 0: x + 0 = 0 + x = x
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt, sau đó chốt kiến thức:
- GV cho 1-2 HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
-GV cho học sinh nêu cách giải VD2, từng bước họ đã sử dụng những T/C nào?
-HS trả lời
-GV cho học sinh vận dụng làm thực hành 3:
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
GV đánh giá.
- GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua việc tính lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó để hoàn thành Vận dụng 1.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - GV: quan sát và trợ giúp HS. 
- GV sửa chung trước lớp
- GV đánh giá
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu 
HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành HĐKP2.
HS trả lời.
HS đọc, phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
- HS thực hành thông thực hiện phép tính, hoàn thành Thực hành 3.
HS hoàn thành Vận dụng 1.
HS viết và trình bày kết quả vào vở theo yêu cầu.
Lớp nhận xét.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
2.Tính chất của phép cộng số hữu tỉ
HĐKhám phái 2:
a)12+23+(-12)+13=76+(-12)+13=23+13=1
b)12+23+(-12)+13=12+(-12)+23+13=0 + 1=1
Ví dụ 2 SGK/12
Thực hành 3 
B= -313+1623+-1013+511+723
=-313+-1013+1623+723+511=
 -1 + 1 + 511=511
Vận dụng 1: 
Lượng cà phê tồn kho sau 6 tuần: 
32 + 18,3 –18,5 – 545 – 12 – 394
= tấn
Vậy lượng cà phê tồn trong 6 tuần là
 tấn
Kết luận
Phép cộng các số hữu tỉ cũng có các tính chất như phép cộng các số nguyên
Như giao hoán, kết hợp và cộng với số 0
Tiết 2: Hoạt động 3: Nhân hai số hữu tỉ (20p)
a) Mục tiêu:
- HS có cơ hội trãi nghiệm khám phá phép nhân hai số hữu tỉ dựa trên phép nhân hai phân số 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
Khả năng phân tích và trình bày bài giải ứng dụng thực tiễn của học sinh
Bài giải về thực hiện tính nhân các số hữu tỉ
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP3.
GV yêu cầu HS tính toán và trà lời kết quả của nội dung khám phá, 
GV đánh giá.
GV chốt kiến thức
GV cùng học sinh giải bài tập VD3; VD4 SGK/13, HS thảo luận cặp đôi nêu cacchs giải.
-GV cho học sinh làm thực hành 4:
- GV yêu cầu HS thực hành tính kết quả phép nhân hai số hữu tỉ
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.
HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐKP3.
HS trả lời,
Lớp nhận xét.
-HS thực hành tính kết quả phép nhân hai số hữu tỉ để rèn luyện kĩ năng tính theo yêu cầu cẩn đạt.
HS tự thực hiện thông qua việc hoàn thành Thực hành 4.
- HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét;
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
HS ghi chép đầy đủ vào vở.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
3. Nhân hai số hữu tỉ
HĐKP3:
Nhiệt độ ở Sapa váo buổi chiều là:
 23.-1,8=23.-95=-65=-1,20C
Vậy nhiệt độ ở Sa pa vào buổi chiều là -1,20C
*Cho x, y ÎQ; x =ab; y = cd
 x.y = ab.cd=acbd
Thực hành 4: SGK/12
a)-1,5.135=-32.85=-125
b) )-59.(-212)=-59.-52=2518
Hoạt động 4: Tính chất của phép nhân số hữu tỉ (25p)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm khám phá tính chất cũa phép nhân hai số hữu tỉ trên cơ sở tính chất của phép nhân hai phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
Khả năng phân tích và trình bày bài giải ứng dụng thực tiễn của học sinh
Bài giải về tính nhanh, tính hợp lí
Tính chất của phép nhân số hữu tỉ x,y ÎQ
Giao hoán: x.y = y. x
Kết hợp (x. y ).z = x . (y . z )
Cộng với 1 : x .1 = 1. x = x
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành HĐKP4.
GV tổ chức hoạt động nhóm. 
GV đánh giá.
-GV cho HS nêu nhận xét cách làm từng bước ở VD5 SGK.
HS quan sát thảo luận cặp đôi rồi trả lời.
GV yêu cầu HS thực hành áp dụng tính chất của phép nhân hai số hữu tỉ để thực hiện tính nhanh, hợp lí giúp HS rèn luyện kì năng theo yêu cầu cần đạt.
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
- GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua Vận dụng 2.
Giải bài toán phần khởi động (trang 11)
Một tòa nhà cao tầng có hai tầng hầm. Tầng hầm B1 có chiều cao 2,7 m. Tầng hầm B2 có chiều cao bằng tầng hầm B1. Tính chiều cao của tòa nhà so với mặt đất.
-GV tổ chức thảo luận nhóm hoặc HS trả lời yêu cầu vào vở. 
GV sửa chung trước lớp
- GV chốt kiến thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi SGK, HS thực hiện nội dung HĐKP4, trả lời kết quả, lớp nhận xét.
HS phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
HS thực hành áp dụng tính chất của phép nhân hai số hữu tỉ để thực hiện tính nhanh, hợp lí thông qua phép nhân hai số hữu tỉ hoàn thành Thực hành 5.
- HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua Vận dụng 2.
HS thảo luận nhóm 
HS trả lời yêu cầu vào vở.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
HS ghi chép đầy đủ vào vở.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
4. Tính chất của phép nhân số hữu tỉ
HĐKP4:
a) 17.-58+17.(-118=-556+-1156=-1656 = -27
b) 17.-58+17.(-118=17(-58+-118)=17 .(-2)=-27
Kết luận: Phép nhân số hữu tỉ cũng có các tính chất như phép nhân số nguyên: giao hoán, kết hợp, nhân vói số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Ví dụ 5 SGK/14
Thực hành 5 SGK/14
a) A=511.-323115.-4,6
=511.115.-323.-235
= 1 . 35 = 35
Vận dụng 2: SGK/14
Chiều cao của tầng hầm B2:
43. 2,7=43.2710=185=3,6m
Chiều cao tầng hầm tòa nhà so với mặt đất
2,7 + 3,6 = 6,3m
Vậy chiều cao hai tầng hầm của toà nhà so với mặt đấy là 6.3m 
Tiết 3: Hoạt động 5: Chia hai số hữu tỉ (25p)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS có cơ hội trải nghiệm khám phá tính chất cũa phép chia hai số hữu tỉ dựa ttên phép chia hai phân số.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
HS nắm vững kiến thức Cho x, y ÎQ; x =ab; y = cd khi đó x.y =ab:cd=ab.dc=adbc, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trả lời. lớp nhận xét, GV đánh giá HĐKP5.
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
- GV đánh giá:
HS nêu kết luận:
GV cho HS nêu từng bước cách giải VD 6 SGK.
Yêu cầu HS thực hiện thực hành 6 và 7
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
- GV hướng dẫn HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua 
- GV chốt kiến thức
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu,
HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành HĐKP5.
HS trả lời, lớp nhận xét.
HS thực hành 6 và 7
- HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét.
HS tự vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn thông qua Vận dụng 3.
HS thảo luận nhóm 
HS trả lời yêu cầu vào vở.
HS phát biểu khung kiến thức trọng tâm.
- HS phát biểu, các HS khác nghe, nhận xét; 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
HS ghi chép đầy đủ vào vở.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
5. Chia hai sô hữu tỉ
HĐKhám phái 5:
Số xe máy cửa hàng đã bán trong tháng 8
324 : 32=324.23=216 (chiếc)
Vậy số xe máy trong tháng 8 cửa hàng bán được là 216 chiếc
Kết luận: Cho x, y ÎQ; x =ab; y = cd khi đó x:y =ab:cd=ab.dc=adbc
Thực hành 6:
a/ = 
b/ 
= 
= 
Chú ý:
Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y khác 0) gọi là tỉ số của hai số x và y. Ký hiêu xy hoặc x : y
Vd: Tỉ số của 4 và 6 là 4 : 6 =23
Thực hành 7:
Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng đó là:
Vậy tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng là: 
Vận dụng 3: SGK/14
Số gạo còn lại trong kho là 
45- 13 45 – 725 + 8 .
45- 15 - 
= 38 - = = = 30,6 tấn
Vậy số gạo còn lại trong kho là 30,6 tấn
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20p)
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT 1 sgk/15.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
* GV giao nhiệm vụ học tập : 
 - GV tổ chức cho HS hoàn thành cá nhân BT1 (SGK – tr15), sau đó trao đổi, kiểm tra chéo đáp án.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày miệng. Các HS khác chú ý nhận xét bài các bạn trên bảng và hoàn thành vở.
- GV chữa bài, lưu ý HS những lỗi sai.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận : 
- Đại diện cá nhân lên trình bày.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương cá nhân làm đúng.
Luyện tập
Bài 1 SGK/15:
a/ 
b/ 
c/ 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (tiết 4)
a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống. 
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 6 và bài tập 7 sgk/16.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
 *Giao nhiệm vụ 1: 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập 6 và bài 7 (SGK-tr16).
Bài 6. Giải:
Đoạn ống nước mới dài số mét là:
 0,8 + 1,35 - = 2,07 m
Vậy chiều dài của ống nước mới là 2,07m
Bài 7. Lời giải chi tiết:
Để hoàn thành kế hoạch của tháng thì trong tuần cuối nhà máy phải thực hiện số phần kế hoạch là:
 1 - (phần)
Vậy trong cuối tuần nhà máy phải thực hiện 1/5 kế hoạch
*Giao nhiệm vụ 2: 
GV chiếu Slide, tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.
Câu 1: Nếu x = , y = (b,d 0) thì x.y bằng
A/ B/ C/ D/ 
 Với x = , y = (b,d 0) ta có x.y = 
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: "Muốn nhân hai phân số với nhau thì ta ...."
A. nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau
B. nhân các tử với nhau và cộng các mẫu với nhau
C. cộng các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau
D. cộng các tử với nhau và cộng các mẫu với nhau
Lời giải:
Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Biểu thức có giá trị:
 P = 	
 A. 1 B. 2 C. 0 D. 3
 Giải: P = 
 P = 
 P = 0 
 Vậy P = 0
Đáp án cần chọn là: C
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài.
- Hoàn thành các bài tập 2, 4 (SGK-tr15) + các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới: “ Bài 3: Luỹ thừa của một số hữu tỉ”.
Tuần 2:
Tiết 3,4: BÀI 2: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA 
 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
 Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
- Học sinh (HS) nêu được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, mô hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tạo hứng thú học tập.
- Thông qua trò chơi học sinh nhớ lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung:
- Thực hiện nội dung hoạt động khởi động: HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn”
c) Sản phẩm:
- Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: chiếu sile ghi nội dung và cách thực hiện trò chơi: “Ai nhanh hơn”
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV: Chia lớp thành 6 đội.
- GV: Yêu cầu học sinh chuẩn bị tư thế và đặt tên cho mỗi đội.
- GV: Yêu cầu cả lớp cùng hô, tạo khí thế.
- GV: Tuyên bố luật chơi: các học sinh trong mỗi đội giơ tay giành quyền ưu tiên trả lời. Đội nào giơ tay nhanh hơn sau khi có tính hiệu đọc hết câu hỏi và trả lời chính xác nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc (đội thắng sẽ được nhận một phần quà).
Câu 1: Công thức tính diện tích xung quanh (Sxq) của hình hộp chữ nhật là 
A. Sxq = 2(a + b).h
B. Sxq = 4a2
C. Sxq = a.b.h
D. Sxq = a3
Câu 2: Công thức tính thể tích (V) của hình hộp chữ nhật là 
A. V = 2(a + b).h
B. V = 4a2
C. V = a.b.h
D. V = a3
Câu 3: Công thức tính diện tích xung quanh (Sxq) của hình lập phương là 
A. Sxq = 2(a + b).h
B. Sxq = 4a2
C. Sxq = a.b.h
D. Sxq = a3
Câu 4: Công thức tính thể tích (V) của hình lập phương là 
A. V = 2(a + b).h
B. V = 4a2
C. V = a.b.h
D. V = a3
* HS thực hiện nhiệm vụ:
Hai đội thực hiện trò chơi để tìm ra đáp án đúng.
*Báo cáo, thảo luận: 
HS nhận kết quả thực hiện.
* Kết luận, nhận định 
- GV: Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV đặt vấn đề vào bài mới: “Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương”.
Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Đáp án:
Câu 1. A
Câu 2. C
Câu 3. B
Câu 4. D
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 2.1: Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung:
- Từ hoạt động khởi động giáo viên (GV) liên hệ và nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV cho HS thực hiện ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m.
c) Sản phẩm:
- Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Ví dụ minh họa.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu HS:
+ Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hìn hộp chữ nhật, hình lập phương.
+ Thực hiện ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m.
- GV gọi vài học sinh đứng tại chỗ trả lời.
* HS thực hiện nhiệm vụ:
Hs lắng nghe gợi ý của GV và suy nghĩ làm vào vở nháp.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS thực hiện ví dụ.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1:
- GV khẳng định những câu trả lời đúng.
- GV nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
1. Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích
* Hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh: Sxq = 2(a + b).h
Thể tích: V = a.b.h = Sđáy.h
* Hình lập phương:
Diện tích xung quanh: Sxq = 4.a2
Thể tích: V = a3
Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m.
Giải:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
Sxq = 2.(30 + 20).50 = 5 000 (m2)
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
V = 30. 20. 50 = 30 000 (m3)
Hoạt động 2.2: Một số bài toán thực tế (25 phút)
a) Mục tiêu:
- HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
b) Nội dung:
- Thực hiện ví dụ 2; 3.
- Vận dụng làm bài tập thực hành SGK/trang 52.
c) Sản phẩm:
- Bài giải ví dụ 2; 3.
- Lời giải bài thực hành SGK/trang 52.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan sát cửa lớn, cửa sổ có dạng hình gì?
+ Sơn xung quanh là sơn các mặt nào của căn phòng? 
+ Chi phí tính như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS ghi ví dụ 2 vào vở.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu lần lượt các HS lên thực hiện.
- HS khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của HS và chỉnh sửa nếu có.
Ví dụ 2: 
Giải:
Diện tích xung quanh của căn phòng:
2. (6 + 4). 3 = 60 (m2)
Diện tích cửa sổ lớn và cửa sổ:
2. 1,5 + 1.1 = 4 (m2)
Diện tích cần phải sơn:
60 – 4 = 56 (m2)
Chi phí cần để sơn:
56 . 30 000 = 1 680 000 (đồng)
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 3 và suy nghĩ trả lời:
+ Để tính thể tích phần còn lại của khối gỗ ta tính như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 2:
- HS lần lượt thực hiện ví dụ 3 vào vở.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu lần lượt các HS lên thực hiện.
- HS khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của HS và chỉnh sửa nếu có.
Ví dụ 3: 
Giải:
Thể tích của khối gỗ khi chưa bị cắt là:
12.20.10 = 2 400 (cm3)
Thể tích phần khối gỗ bị cắt đi là: 
8.8.8 = 512 (cm3)
Thể tích phần còn lại của khối gỗ là:
2 400 – 512 = 1 888 (cm3)
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- Yêu cầu HS đọc thực hành SGK trang 52 và suy nghĩ trả lời:
+ Phân tích khối bê tông thành hai khối hộp chữ nhật nào?
+ Chỉ ra mặt nào không cần sơn?
* HS thực hiện nhiệm vụ 3:
- HS lần lượt thực hiện thực hành vào vở.
* Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu lần lượt các HS lên thực hiện.
- HS khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của HS và chỉnh sửa nếu có.
Thực hành SGK trang 52: 
Giải:
Chiều dài HHCN dưới là
5m + 5m = 10m
Diện tích xung quanh của 2 khối bê tông cần sơn là:
2.(4 + 5). 5 + 2.(10 + 10). 3 = 210 (m2)
Diện tích muốn sơn là:
210 + 4.5 + (10.10 – 4.5) = 310 m2
Chi phí để sơn là:
310 . 25 000 = 7 750 000 (đồng)
Thể tích của khối bê tông là:
4.5.5 + 10.10.3 = 400 (m3)
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài tập 1 SGK/trang 53.
- Xem trước phần vận dụng.
Tiết 2: 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Giải được các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
b) Nội dung: Làm các bài tập thực hành 1, 2, 3 SGK trang 53.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập thực hành 1, 2, 3 SGK trang 53.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
 Thực hiện bài 1 SGK/53
Yêu cầu HS đọc đề và thảo luận nhóm 4 học sinh làm bài 1
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thảo luận nhóm thực hiện bài 1.
* Báo cáo, thảo luận : 
- Đại diện 1 nhóm lên bảng thực hiện.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương HS (nếu làm đúng).
3. Luyện tập
Bài 1 SGK/53
Giải:
Diện tích của tấm bìa:
6 . 25 = 150 (cm2)
Thể tích con xúc xắc:
53 = 125 (cm3)
* GV giao nhiệm vụ học tập 2: 
 Thực hiện bài 2 SGK/53
Yêu cầu HS đọc đề và làm bài 2
* HS thực hiện nhiệm vụ 2: 
- HS thực hiện bài 2.
* Báo cáo, thảo luận : 
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương HS (nếu làm đúng).
Bài 2 SGK/53
Giải:
Diện tích toàn phần của hình hộp:
2.(4 + 2).3 + 2.2.4 = 52 (cm2)
Thể tích của hình hộp:
4.2.3 = 24 (cm3)
* GV giao nhiệm vụ học tập 3: 
 Thực hiện bài 3 SGK/53
Yêu cầu HS đọc đề và làm bài 3
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: 
- HS thực hiện bài 3.
* Báo cáo, thảo luận : 
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương HS (nếu làm đúng).
Bài 3 SGK/53
Giải:
Thể tích còn lại của chiếc bánh kem là:
30. 20 .15 – 5. 5.5 = 8 875 (cm3)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài toán thực tế.
b) Nội dung:
- HS quan sát hình 4 SGK trang 52.
- Em hãy giúp bạn Na tính thể tích hòn đá.
c) Sản phẩm:
- Lời giải bài vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1: 
Thực hiện vận dụng SGK/52.
Yêu cầu HS đọc đề và trả lời câu hỏi:
- Giữa hình 4a và hình 4b có điểm gì khác nhau? Sự chênh lệch đó cho ta biết điều gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1: 
- HS thực hiện vận dụng.
* Báo cáo, thảo luận : 
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
* Kết luận, nhận định: 
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
- Tuyên dương HS (nếu làm đúng).
Vận dụng
Thể tích hòn đá là: 
20. 50 . 25 – 50.20.20 = 5 000 (cm3)
*Giao nhiệm vụ 2: 
- GV hỏi HS: Sau bài học này các em làm được những gì?
- HS trả lời: 
+ Biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
+ Tính được diện tích xung quanh và thể tích của một số hình trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân.
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Làm bài tập 1, 2 SBT trang 56.
- Chuẩn bị giờ sau: “Bài 3. Hình lăng trụ đứng tứ giác. Hình lăng trụ đứng tam giác”
Tuần 3: §3. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC
Tiết 5,6: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
 I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- HS nhận biết được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao).
- Biết gọi tên, vẽ hình lăng trụ đứng trên giấy và trên App Geogebra
2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết vẽ hình lăng trụ đứng, nhận dạng hình lăng trụ đứng trong thực tế.
3. Về phẩm chất: Tập trung, cẩn thận, chính xác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ, Tivi, mô hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác, tranh vẽ một số vật thể trong không gian, thước kẻ, phấn màu, App Geogebra
2. Học sinh: SGK, các vật thể có dạng hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu:
- HS nhận dạng các kiểu hình lăng trụ.
- Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS thực hiện các yêu cầu dươi sự hướng dẫn của GV.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
HS đã học ở lớp dưới, giúp HS dể nhận dạng hình nhớ lại công thức.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được tính được chúng ta sẽ tìm hiểu 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_7_tuan_23.docx