Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 7 - Bài 5: Đa thức - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Ngọc Hiền
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
1.1. Nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể.
1.2. Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng thu gọn và biết tìm bậc của một đa thức.
3. Thái độ:
3.1. Học sinh thể hiện sự hứng thú, muốn tìm hiểu thế nào là đa thức.
3.2. Thể hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt động
học tập.
3.3. Biết nhận xét để có thể áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng
cho việc thực hiện thu gọn đa thức.
II. Định hướng phát triển năng lực
- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến đa thức.
- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với bạn, với GV.
III. Định hướng phát triển phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo và một thói quen phải đạt kết quả tối ưu trong công việc.
IV. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Phương tiện thiết bị dạy học: Máy chiếu, loa, bảng.
V. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập, slide, bảng phụ, phấn, thước;.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, bút và đồ dùng học tập cần thiết.
- Ngày soạn: 19/ 03/ 2021 - Ngày dạy: 26/ 03/ 2021 §5: ĐA THỨC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1.1. Nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể. 1.2. Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng thu gọn và biết tìm bậc của một đa thức. 3. Thái độ: 3.1. Học sinh thể hiện sự hứng thú, muốn tìm hiểu thế nào là đa thức. 3.2. Thể hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt động học tập. 3.3. Biết nhận xét để có thể áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng cho việc thực hiện thu gọn đa thức. II. Định hướng phát triển năng lực Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến đa thức. - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với bạn, với GV. III. Định hướng phát triển phẩm chất Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. - Tính cẩn thận, chính xác, kiên trì, tỉ mỉ, chu đáo và một thói quen phải đạt kết quả tối ưu trong công việc. IV. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi, nhóm. Phương tiện thiết bị dạy học: Máy chiếu, loa, bảng. V. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu học tập, slide, bảng phụ, phấn, thước;... 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi, bút và đồ dùng học tập cần thiết. VI. Tiến trình dạy học * Ổn định lớp: 1 phút Hoạt động của HS - GV Nội dung bài dạy Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (1) Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức đã học, hướng vào bài mới. (2) Phát triển các năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực toán học, năng lực quan sát, phân tích. (3) Phương thức hoạt động: Trò chơi. (4) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. (5) Dự kiến thời gian: 6 phút. Nội dung: Tổ chức trò chơi: “AI LÀ TRIỆU PHÚ NẮM KIẾN THỨC?” * Luật chơi: - Có 4 câu hỏi, bốc số chọn HS trả lời câu hỏi. - HS nào trả lời đúng sẽ giành được một phần quà, HS nào trả lời sai nhường quyền cho những bạn khác. Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B Gv nhận xét, tổng kết trò chơi. CÂU HỎI Câu 1 : Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức ? A. 9x2yz B. 2x+1 C. x – y2 D. 2x2y + 1. Câu 2 : Đơn thức đồng dạng với đơn thức x3y2 là A. x2y3 B. 2x3y2 C. 2x2y3 D. x3y3. Câu 3 : Bậc của đơn thức sau x2y4 là A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 4 : Kết quả của phép tính - 3x2y + 5x2y là A. 2xy2 B. 2x2y C. – 2xy2 D. -2x2y. Gv chiếu lại Câu 1 : Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức ? A. 9x2yz B. 2x+1 C. x – y2 D. 2x2y + 1. * Đặt vấn đề : GV : Vì sao những biểu thức B, C, D không phải là đơn thức ? HS : Vì ngoài phép nhân còn có phép cộng và trừ. GV : Những biểu thức trên được gọi là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Bài 5 ĐA THỨC. Hoạt động 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1: Hình thành khái niệm đa thức (1) Mục tiêu : - Học sinh nhận biết được đa thức. - HS biết tìm hạng tử của đa thức. (2) Phát triển năng lực: Giúp Hs phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. (3) Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động cá nhân. (4) Sản phẩm: Nắm được khái niệm đa thức và cho ví dụ. Dự kiến thời gian: 10 phút. * Hoạt động cá nhân Thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu mục 1/sgk/ tr36. - Mỗi bạn hãy viết hai ví dụ về đa thức. - Hết thời gian GV mời 1 bạn học sinh lên bảng chia sẻ kết quả của mình và mời nhận xét của các bạn dưới lớp. - GV nhận xét. ? Từ ví dụ trên em rút ra được đa thức là gì? - HS: nêu định nghĩa đa thức. *GV chốt lại định nghĩa đa thức. * Hoạt động cá nhân Thực hiện nhiệm vụ sau: - Hãy cho biết mỗi đa thức em vừa lấy ví dụ có bao nhiêu hạng tử,hãy chỉ ra từng hạng tử của đa thức đó. GV yêu cầu cả lớp thực hiện nhiệm vụ vào vở, HS vừa lấy ví dụ ở nhiệm vụ 1 lên bảng làm và mời nhận xét của các bạn dưới lớp. * GV khắc sâu cho HS khi lấy hạng tử ta phải lấy dấu phía trước hạng tử đó. - GV: Các đã bạn nghiên cứu SGK có thể bổ sung kiến thức nào nữa không? - HS bổ sung. *GV chốt lại, nêu chú ý. 1. Đa thức a) Ví dụ: b) Định nghĩa (sgk/37) * Chú ý (sgk/ 37) Hoạt động 2.2: Hình thành kiến thức thu gọn đa thức. (1) Mục tiêu: - Nắm được cách thu gọn đa thức. (2) Phát triển năng lực: Giúp Hs phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực phân tích. (3) Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm. (4) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Dự kiến thời gian: 8 phút. * Hoạt động nhóm 4. Cho đa thức: A = 2x2y – 5xy – 3 – x2y + 7xy – 1 - Hãy tìm những hạng tử là những đơn thức đồng dạng trong đa thức đó. - Hãy tìm cách thu gọn đa thức trên. Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện nhóm hoàn thành nhanh nhất lên chia sẻ sản phẩm của mình. Các nhóm còn lại trao đổi bài chéo để kiểm tra và nhận xét góp ý kiến (nếu có). GV nhận xét: Đó cũng chính là thu gọn đa thức. Gv: Yêu cầu nhóm trình bày, có thể phát biểu các bước thu gọn đa thức không? Đại diện nhóm trả lời, các bạn còn lại nhận xét và thống nhất ý kiến --.> các bước thu gọn đa thức *GV chốt các bước thu gọn đa thức. 2. Thu gọn đa thức A = 2x2y – 5xy – 3 – x2y + 7xy – 1 = (2x2y – x2y) + (– 5xy + 7xy) + (–3– 1) = x2y + 2xy – 2. Để thu gọn đa thức ta làm như sau: B1: Nhóm các hạng tử đồng dạng. B2: Cộng (trừ) các hạng tử đồng dạng trong từng nhóm. 2.3. Hình thành khái niệm bậc của đa thức (1) Mục tiêu: - Nắm được cách tìm bậc của đa thức. (2) Phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học. (3) Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm. (4) Sản phẩm: Học sinh biết cách tìm bậc của đa thức. Dự kiến thời gian: 8 phút. * Hoạt động cặp đôi (3p) Thực hiện những nhiệm vụ sau: Cho đa thức M = x2y3 + x3 – 2xy – 2 - Xác định những hạng tử của đa thức. - Tìm bậc của từng hạng tử trên. - Bậc cao nhất trong các bậc của từng hạng tử là bao nhiêu? Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện cặp đôi hoàn thành nhanh nhất lên chia sẻ sản phẩm của mình và mời nhận xét của các bạn dưới lớp. Các cặp đôi còn lại trao đổi bài chéo để kiểm tra và nhận xét góp ý kiến (nếu có). - GV giới thiệu bậc cuả đa thức M. - GV: Bậc của đa thức là gì? - HS: trả lời bậc của đa thức. * GV chốt định nghĩa bậc của đa thức. *Hoạt động nhóm 6 (5p) Thực hiện những nhiệm vụ sau: Em hãy xác định bậc của đa thức sau: Q = - 3x5 - 2x2y +3x5 + 4x2y – 1 Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện hai nhóm hoàn thành nhanh nhất lên chia sẻ sản phẩm của mình và mời nhận xét của các bạn dưới lớp. Các nhóm còn lại trao đổi bài chéo để kiểm tra và nhận xét góp ý kiến (nếu có). - GV: Khi tìm bậc của đa thức ta phải chú ý điều gì? - HS: Phải thu gọn đa thức. GV nhận xét, chốt kiến thức, nêu chú ý. 3. Bậc của đa thức M = x2y3 + x3 – 2xy – 2 Các hạng tử của đa thức là : x2y3 có bậc là 5 x3 có bậc là 3 – 2xy có bậc là 2 -2 có bậc là 0. Bậc cao nhất là bậc 5 của hạng tử x2y3 => Đa thức M có bậc là 5. Định nghĩa (sgk/38) Q = - 3x5 - 2x2y +3x5 + 4x2y – 1 = (-3x5 + 3x5) + (- 2x2y +4x2y) – 1 = 2x2y – 1 Bậc của Q là 3. * Chú ý (sgk/38) Hoạt động 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học thực hiện một số phép tính cơ bản. (2) Phương pháp tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân. (3) Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp toán học. (4) Sản phẩm: Bài làm của HS. Dự kiến thời gian: 8 phút Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: A Câu 1: Cho các biểu thức: 2; x2 ; xy + z có bao nhiêu đa thức trong những biểu thức trên? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3. Câu 2: Kết quả sau khi thu gọn đa thức là A. 2x2y – 4y B. 4x2y + 4y C. 4y – 2x2y D. 4y + 4xy2 Câu 3. Khẳng định sau đúng hay sai: “Bậc của đa thức là 8” A. Đúng B. Sai - Sơ đồ tư duy : GV khắc sâu cho HS “ Trong bài tập có cho đa thức, muốn tìm bậc hay tính giá trị của đa thức, chúng ta phải thu gọn đa thức đó, khi thu gọn các em nhớ đếm số hạng tử để không bị sót hạng tử.” Hoạt động 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG (1) Mục tiêu: - Vận dụng sự hiểu biết về đa thức để chuyển những vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học. - Ôn lại các công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông. (2) Phương pháp: Đặt vấn đề, gới mở, vấn đáp. (3) Phát triển năng lực: Năng lực mô hình hoá toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học. Năng lực giao tiếp toán học. Năng lực tư duy và lập luận toán học. (4) Hình thức tổ chức: Hoạt động tập thể. (5) Sản phẩm: Không Dự kiến thời gian: 4 phút Trồng rau Nuôi gà Trồng khoai Hướng dẫn: a) Diện tích hình vuông cạnh x là : x2 Diện tích tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng x và y là : Giáo viên trình chiếu câu hỏi : Bác An lên kế hoạch canh tác trên mảnh đất có dạng như hình vẽ bên. Kế hoạch canh tác cụ thể của Bác An như sau : trồng rau trên ô đất hình vuông cạnh x(m), trồng khoai trên ô đất hình vuông cạnh y(m) và nuôi gà trên phần đất còn lại hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng x(m) và y(m). a) Hãy viết biểu thức đại số biểu thị tổng diện đất tích bác An đã sử dụng. b) Hãy tính diện tích phần đất đó tại x = 2(m) và y = 1(m). V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Làm bài 24, 25, 26, 27, 28sgk + 25, 26 SBT - Đọc trước bài ''Cộng, trừ đa thức''.
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_dai_so_lop_7_bai_5_da_thuc_nam_hoc_2020_202.docx