Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

3. Về phẩm chất: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất. Biết cách bảo vệ và nuôi dưỡng rừng. Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29, soạn giáo án. Bảng phụ. Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật rừng quý hiếm ở VN và rừng bị tàn phá.

2. Học sinh: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

III. Tiến trình dạy học

 

docx 4 trang sontrang 5010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: ..
Tiết: 25 Ngày dạy: 
BÀI 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
Môn học: Công nghệ; lớp: 7.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
3. Về phẩm chất: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất. Biết cách bảo vệ và nuôi dưỡng rừng. Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29, soạn giáo án. Bảng phụ. Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật rừng quý hiếm ở VN và rừng bị tàn phá.
2. Học sinh: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. Cho HS hiểu được giá trị của việc có rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu : ? Em hãy giải thích tại sao người ta nói rừng vàng ,biển bạc? 
- Học sinh tiếp nhận 
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm
+ Rừng là tài nguyên quý giá của con người cung cấp cho con người nguồn tài nguyên để phục vụ cho sản suất và xuất khẩu
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
Gv nhận xét : Nếu rừng bị khai thác đến kiệt quệ,xơ xác thì ta phải làm gì và làm ntn để rừng có thể phục hồi,tiếp tục mang lại lợi ích cho con người. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về vấn đề.Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (25 phút).
* Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng.
1. Mục tiêu: Biết được các loại khai thác gỗ rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
GV: Treo bảng chỉ dẫn kỹ thuật các loại khai thác rừng trên bảng phụ (bảng 2) cho học sinh quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi sau.
- Dựa vào bảng giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh điểm giống và khác nhau về chỉ tiêu kỹ thuật các loại khai thác.
- GV: Nêu câu hỏi
C1 :Khai thác chọn, khai thác trắng, khai thác dần có đặc điểm ntn.
C2: Khai thác dần và khai thác chọn khác nhau ntn?
C3: ? Rừng ở nơi đất có độ dốc lớn hơn 15 độ,nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không?Vì sao?
?Khai thác trắng nhưng không trồng ngay có tác hại gì?
-HS lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.
Dự kiến trả lời:
C1:Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần. Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3=>4 lần khai thác.
C2: Khai thác chọn là chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh. Khai thác dần. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3=>4 lần khai thác.
C3: - Không vì xói mòn sạt lở, làm nguồn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
- Sẽ gây ra sạt nở đất xói mòn lũ lụt 
- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.
* Tìm hiểu điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở nước ta.
1. Mục tiêu: Biết được điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở nước ta.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn. Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yc HS nc nội dung SGK sau đó HĐN trả lời câu hỏi sau
? ở Việt Nam Rừng phát triển chủ yếu trên đất dốc và ven biển nên áp dụng hình thức khai thác nào có lợi nhất?
- HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.
Dự kiến trả lời:
-Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng
- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị 
-Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35%lượng gỗ của khu rừng khai thác 
- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.
GV yc HS làm bài tập trong SGK mục 1 phần II
HS làm bài 
GV nhận xét.
* Tìm hiểu biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác.
1. Mục tiêu: Hiểu được các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác.
2. Nội dung: Hđ nhóm. Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: HS trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yc HS nc nội dung SGK sau đó HĐN trả lời câu hỏi sau
?Theo em sau khi khai thác ta phải làm thế nào để sớm được phục hồi và phát triển ?
- HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.
Dự kiến trả lời:
-Khai thác trắng : Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
Khai thác dần và khai thác chọn: Thúc đẩy tái sinh tự nhiên:
- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.
I. Các loại khai thác rừng.
- Bảng 2 phân loại khai thác rừng.
a/Khai thác trắng.
-Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần.
-Chặt hạ trong mùa khai thác gỗ (1 năm).
-Phục hồi rừng bằng cách trồng rừng.
b/Khai thác chọn. 
-Chọn chặt cây đã già,cây có phẩm chất và sức sống kém.Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
-Không hạn chế thời gian chặt hạ.
-Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
c/Khai thác dần.
-Chặt toàn bộ cây rừng trong 3=>4 lần khai thác.
-Thời gian chặt hạ kéo dài 5=>10 năm.
-Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở việt nam.
- Diện tích rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng nhanh, độ che phủ ngày càng thu hẹp.
- Chất lượng rừng: hầu hết là rừng tái sinh 
1. Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
- Trên 15oC.
- Chống xoáy mòn.
2. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
3. Lượng gỗ khai thác chọn.
- Nhỏ hơn 35 % lượng gỗ khu rừng.
III. Phục hồi rừng sau khai thác.
1. Rừng đã khai thác trắng:
- Trồng rừng để phục hồi, trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:
- Thúc đẩy tái sinh tự nhiên:
+ Chăm sóc cây gieo giống.
+ Tạo điều kiện cho hạt nảy mầm,cây con sinh trưởng thuận lợi.
+ Dặm cây hay gieo hạt bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức của HS về kĩ thuật khai thác rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân. Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: HS trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi: 
C1: Khai thác rừng phải đạt được mục đích như thế nào?
C2: Ta có thể khai thác rừng theo những cách nào?
- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời 
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên q/s, hd.
- Dự kiến sản phẩm.
C1: Vừa thu hoạch lâm sản vừa tạo điều kiện cho rừng tái sinh nhanh
C2: Khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn 
- Hs trình bày nhanh.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-GV hệ thống nội dung bài học, mục tiêu cần đạt được.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Nắm vững được đặc điểm của các loại khai thác rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Bài làm cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra các câu hỏi
 C1: Là HS em cần phải làm gì để giúp mọi người xung quanh biết và hiểu 3 điều cần quan tâm khi tiến hành khai thác rừng hiện nay?
C2: Khai thác trắng nhưng không trồng ngay có tác hại gì?
- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời 
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên q/s,hd
- Dự kiến sản phẩm.
C1: Tuyên truyền cho mọi người nhận biết được các điều kiện khi tiến hành khai thác rừng.
C2: Lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất, hạn hán.
- Hs trình bày nhanh.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về khai thác rừng.
* Nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân...
* Phương thức hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Về nhà em hãy tìm hiểu qua mạng internet, qua sách báo trả lời câu hỏi
? ở nước ta những rừng nào đã được khoanh nuôi và bào vệ tốt, những rừng nào bị khai thác cạn kiệt?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà. 
- Học bài. 
- Xem đọc trước bài 29: “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_29_bao_ve_va_khoanh_nuoi_rung_na.docx