Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 7 - Bài 1, Tiết 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Vu Gia

Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 7 - Bài 1, Tiết 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Vu Gia

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt.

- Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.

 

doc 18 trang phuongtrinh23 26/06/2023 1460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ Lớp 7 - Bài 1, Tiết 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Vu Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TIẾT 1: TÊN BÀI DẠY: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
Môn Công nghệ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
Ngày soạn 31/08/2022
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt.
- Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá
2. Về năng lực
2.1.1. Năng lực công nghệ
Nhận thức công nghệ
+ Nhận thức cơ bản về vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm của một số nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.
a2.2
2.1.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
+ Chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò, đặc điểm, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam.
2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Biết sử dụng ngôn ngữ trong trồng trọt để thảo luận, trao đổi, trình bày thông tin, ý tưởng về những vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm một số nghề trong trồng trọt.
3
3. Về phẩm chất
Phẩm chất chăm chỉ
+ Thích tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về ngành trồng trọt.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về lĩnh vực trồng trọt trong cuộc sống.
4
5
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Mở đầu
 - Tìm hiểu các phản phẩm của trồng trọt.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.
- Đọc trước bài “Nghề trồng trọt ở Việt Nam”
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
- Tranh ảnh các sản phẩm của trồng trọt
-Tranh ảnh vai trò, triển vọng ngành trồng trọt.
- Video minh họa hoạt động ngành trồng trọt.
- Quan sát sản phẩm trồng trọt.
- Tìm hiểu những sản phẩm, triển vọng phát triển của một số ngành trồng trọt tại địa phương. 
Hoạt động 3. Luyện tập
- Các đáp án phần luyện tập 
Các bài tập phần Luyện tập SHS
Hoạt động 4. Vận dụng
- Tranh ảnh các sản phẩm trồng trọt tại địa phương.
- Quan sát thu thập một số thông tin sản phẩm trồng trọt tại địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
PP/ Công cụ đánh giá
Hoạt động 1. Mở đầu
(10 phút)
a2.2, 4
- Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.
- Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua trò chơi.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
(25 phút)
Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)
a2.2, 2, 3,4
Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não 
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)
a2.2, 2,3
Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
-PP: dạy học giải quyết vấn đề
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút)
a2.2, 2,3,4,5
Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
-PP:dạy học giải quyết vấn đề
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 2.4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt.
a2.2, 2,3,4,5
Phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt.
-PP: dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 3. Luyện tập
(10 phút)
3, 4,5
Các bài tập phần Luyện tập SHS
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 4. Vận dụng
(10phút)
3,4,5
Bài tập phần Vận dụng trong SHS
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút)
a.Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngành trồng trọt ở Việt Nam.
b.Nội dung: 
- Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.
- Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả.
c. Sản phẩm dự kiến: Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua vấn đáp.
d.Tổ chức hoạt động dạy học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
+ Phát phiếu học tập.
+ Yêu cầu các nhóm tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” trong thời gian 4 phút. Yêu cầu các nhóm ghi lại các sản phẩm của trồng trọt trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của trồng trọt.
+ Sau đó, giáo viên trình chiếu video, hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt.
* Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS dựa vào kiến thức thực tế kể ra một số sản phẩm trong trồng trọt.
Trả lời được nguồn gốc của các sản phẩm trồng trọt.
Vai trò của sản phẩm từ cây trồng trong sản xuất và đời sống của con người.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm đưa ra góp ý, nhận xét. 
 * Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi.
+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm đạt kết quả cao nhất trong trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- Từ các từ khóa, GV dẫn dắt vào bài.
- Phiếu học tập số 1
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1. Hãy kể tên các sản phẩm từ trồng trọt.
Lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, ớt, .
Câu 2. Sản phẩm từ cây trồng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống của con người?
Cung cấp lương thực thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp .
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)
Hoạt động 2.1. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được vai trò trồng trọt ở nước ta.
b. Nội dung: Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.
c. Sản phẩm: Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
d. Tổ chức hoạt động 
* Giao nhiệm vụ học tập:
 GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi.
+ GV đặt vấn đề: Trồng trọt đem lại những lợi ích như thế nào đối với sản xuất và đời sống. GV hướng dẫn HS bổ sung thêm một vài vai trò của trồng trọt mà HS không trả lời được.
+ GV Yêu cầu HS kể về một số sản phẩm trồng trọt được trồng nhiều ở nước ta, từ đó dẫn dắt HS trả lời câu hỏi: Trồng trọt ở nước ta đang thực hiện tốt vai trò nào?
+ GV khuyến khích học sinh kể các các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu
+ GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu của nông sản Viêt Nam
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS quan sát hình ảnh, liên hệ kiến thức thực tế nêu được những lợi ích của trông trọt: cung cấp lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản xuất khẩu 
+ HS nghiên cứu hình ảnh trả lời các phẩm trồng trọt như lúa, ngô, cà phê, tiêu Từ đó nêu được trồng trọt nước ta đang thực hiện tốt vài trò nào?
+ HS kể tên các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu.
+ Nêu được những thành tựu về xuất khẩu: như xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới 
 * Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo và giải thích. 
- Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. 
 * Kết luận, nhận định:
GV bổ sung, hoàn chỉnh, kết luận.
Ngành trồng trọt có vai trò chính: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.
Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được triển vọng của trồng trọt ở nước ta.
b. Nội dung: Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
c. Sản phẩm: Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:
Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm ( sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng..)
Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.
Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:
Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.
=> Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
d. Tổ chức hoạt động dạy học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV phân nhóm lớp làm 4 nhóm yêu cầu HS quan sát hình 1.2 
+ Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Những biện pháp minh họa hình 1.2 giúp lĩnh thực trồng trọt phát triển như thế nào? Vì sao lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các cùng chuyên canh cây trồng?
+ GV phân tích từng hình ảnh trong hình 1.2
+ GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời.
+ Gv yêu cầu HS nêu những tiêu chuẩn trồng trọt mà Việt Nam hướng đến, từ đó giải thích về tiêu chuẩn VietGap.
+ GV gợi ý thêm, dẫn dắt HS tìm hiểu về tiêu chuẩn quốc tế trong trồng trọt.
+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn?
+ GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học về trồng trọt ở nước ta.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm.
+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
+ Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. 
+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV
 * Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có)
 * Kết luận, nhận định:
Trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
b. Nội dung: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
c. Sản phẩm: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt ở nước ta
d. Tổ chức hoạt động dạy học 
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 yêu cầu HS hoạt động cặp đôi kể tên các nghề trong trồng trọt được minh họa trong hình. 
+ GV gợi ý để HS đưa ra được đặc điểm cơ bản của các nghề trong hình. Từ đó yêu cầu HS kể thêm một số nghề, lĩnh vực trồng trọt ở địa phương
+ GV giải thích, bổ sung thêm một số đặc điểm một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
+ GV kể thêm một số nghề, gợi ý để HS nhận biết trồng trọt đã giải quyết việc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động.
+ GV dẫn dắt để HS hiểu thêm về cơ hội việc làm của người lao động trong lĩnh vực trồng trọt và yêu cầu ngày càng cao về năng lực của người lao động.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV
 * Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo phần thực hiện nhiệm vụ. 
- Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận, nhận định:
Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt: nhà trồng trọt, nhà nuôi cấy mô thực vật, nhà bệnh học thực vật, nhà tư vấn làm vườn, kĩ thuật viên trồng trọt 
Hoạt động 2.4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt. (5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
b. Nội dung: Phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt.
c. Sản phẩm dự kiến: Các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, nhận thức sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
Để làm được công việc như trong hình 1.4, người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng:
Quan sát, nhận biết sâu, bệnh hại: có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng.
Sử dụng máy móc trong trồng trọt: Có kiến thức về khí hậu, tính chất đất trồng, kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt.
Chăm sóc cắt, tỉa cây trồng: Có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc cây trồng, có tinh thần trách nhiệm.
d. Tổ chức hoạt động dạy học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chiếu video minh họa về hoạt động nghề trồng trọt giúp HS nhận biết hoạt động của nghề trồng trọt.
+ GV gợi ý để HS đưa ra một vài yêu cầu cơ bản đối với người lao động của nghề trong video.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1.4 trả lời: Để làm được các công viêc trong hình 1.4 người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng như thế nào?
+ GV bổ sung và giải thích thêm về yêu cầu của các nghề trong trồng trọt.
+ GV gợi ý để HS nhận biết sở thích, năng khiếu cảu bản thân đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực của trồng trọt. Từ đó gợi ý để HS trả lời câu hỏi: Bản thân em phù hợp với nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?
+ GV giới thiệu thêm thông tin về ngành trồng trọt hiện đại thu hút sự tham gia của nghiều ngành nghề chuyên sâu như cơ khí, tự động hóa nông nghiệp giúp HS thấy cơ hội việc làm trong ngành trồng trọt.
+ Giúp HS nhận biết những kiến thức, kĩ năng cần học tập, rèn luyện để đáp ứng ngành nghề trong tương lai. 
+ Gợi ý HS cần học tập rèn luyện các môn khoa học tự nhiên để có thể làm các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, tự động hóa nông nghiệp.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV
 * Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, 
- Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có)
 * Kết luận, nhận định:
Người lao động cần có kiến thức về trồng và chăm sóc cây trồng, khả năng sử dụng máy móc, thiết bị trong trồng trọt và có sức khỏe, tinh thần, trách nhiệm đối với nghề nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vai trò của trồng trọt và nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.
b. Nội dung: Các bài tập phần Luyện tập SHS
c. Sản phẩm dự kiến: Đáp án các bài tập phần Luyện tập SGK
Ba sản phẩm trồng trọt, gia đình em sử dụng:
Lúa: cung cấp lương thực.
Mía : cung cấp thực phẩm.
Hoa giấy: làm cảnh
Hình 1.5:
a. Lao động trồng và khai thác rừng, b. lao động trồng , thu hoạch lúa; c. Lao động trồng, thu hoạch hoa và cây cảnh.
d. Tổ chức hoạt động dạy học
 * Giao nhiệm vụ học tập:
- Hãy kể ba sản phẩm từ trồng trọt mà gia đình em sử dụng. Mỗi sản phẩm thể hiện vai trò nào của trồng trọt.
- GV yêu cầu HS nêu thêm một vài sản phẩm trồng trọt ở địa phương mà sản phẩm đó đang thể hiện tốt vai trò ở nơi đó.
- Quan sát hình 1.5 cho biết mỗi hoạt động minh họa nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt ?
 * Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần luyện tập.
+ HS quan sát hình ảnh để nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi:
 * Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS báo cáo phần thực hiện nhiệm vụ của mình
- Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các câu hỏi nhiệm vụ của hoạt động luyện tập. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của từng HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động luyện tập.
+ GV dẫn dắt đi đến hoạt động vận dụng.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.
b. Nội dung: Bài tập phần Vận dụng trong SHS
c. Sản phẩm: Đáp án các bài tập phần Vận dụng trong SHS.
d. Tổ chức hoạt động dạy học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV nêu ba ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt phổ biến ở địa phương và đưa ra nhận xét về tác động của những ngành nghề đó trong nền kinh tế của địa phương qua các mặt: tạo việc làm, cung cấp sản phẩm cho sản xuất, xuất khẩu thu ngoại tệ 
+ GV có thể gợi ý, định hướng giúp các em.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần vận dụng.
 * Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận, nhận định:
 Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. Tiết học sau GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 2: TÊN BÀI DẠY: CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
Ngày soạn 02/09/2022
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 Qua bài học học sinh sẽ khám phá được kiến thức về trồng trọt ở Việt Nam:
- Kể tên được một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
- Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá
2. Về năng lực
2.1.1. Năng lực công nghệ
Nhận thức công nghệ
+ Nhận biết được các nhóm cây trồng ở Việt Nam
+ Nhận biết các phương thức trồng trọt ở Việt Nam.
+ Nhận biết đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.
a2.1
Giao tiếp công nghệ
+ Biết được một số thuật ngữ về các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
+ Biết được một số thuật ngữ về phương thức trồng trọt ở Việt Nam.
+ Biết được một số thuật ngữ về trồng trọt công nghệ cao.
b2.1
Đánh giá công nghệ
+ Xác định được nhóm cây trồng, các phương thức trồng trọt Việt Nam.
+ Xác định được loại ứng dụng trồng trọt công nghệ cao. 
d2.1
d2.2
2.1.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
 + Chủ động, tích cực tìm hiểu về các nhóm cây trồng, phương thức trồng trọt công nghệ cao,
 + Biết thực hiện tốt phân việc của bản thân và của nhóm phân công, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học vào trồng trọt. .
2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.
+ Biết thảo luận, trao đổi những vấn đề về lựa chọn phương thức trồng trọt.
3
3. Về phẩm chất
Phẩm chất chăm chỉ
+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày.
4
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Mở đầu
 - Tìm hiểu các hình thức trồng trọt phổ biến tại địa phương, và các vùng miền.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.
- Đọc trước bài “Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam”.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
- Tranh ảnh hình 2.1 hình 2.2, hình 2.3
- Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm. 
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học.
- Video về các phương thức trồng trọt.
Mỗi học sinh chuẩn bị: hình ảnh, clip về vườn cây của gia đình.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Các đáp án phần ôn tập 
Các bài tập phần Luyện tập SHS
Hoạt động 4. Vận dụng
- Tìm hiểu dịa phương những loại cây thường trồng
Quan sát các loại cây trồng ở địa phương về hình thức trồng cây.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động
(10 phút)
3
- Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về cây trồng trọt tại Việt Nam.
- Từ những lợi ích về trồng trọt giáo viên dẫn dắt học sinh về loại trồng trọt đặc trưng theo từng vùng miền ở Việt Nam.
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua vấn đáp
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
(25 phút)
Hoạt động 2.1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
 (5 phút)
a2.1, b2.1
Tìm hiểu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não 
Nội dung trả lời của học sinh
Tranh học sinh sưu tầm.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam
(15 phút)
2
Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam.
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Tranh học sinh sưu tầm.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu Trồng trọt công nghệ cao (5 phút)
d2.2, 3
Trình bày các ứng dụng trồng trọt công nghệ cao.
-PP:dạy học giải quyết vấn đề
-KT:công não, phòng tranh
Nội dung trả lời của học sinh
Tranh học sinh sưu tầm.
Hoạt động 3. Luyện tập
(10 phút)
3
Các bài tập phần Luyện tập SHS
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 4. Vận dụng
(10phút)
4
Bài tập phần Vận dụng trong SHS
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (5 phút)
a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về cây trồng và phương thức trồng trọt tại Việt Nam.
b. Nội dung: Kể tên các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
c. Sản phẩm dự kiến: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu các cây trồng và phương thức trồng phổ biến hiện nay ở nước ta.
d. Tổ chức hoạt động dạy học 
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS kể tên một số cây trông mà em biết, em hãy trình bày về cách trồng cây ngô và cây đậu xanh.
 * Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS kê tên một số cây trồng phổ biến như: Ngô, đậu xanh, lúa, dưa hấu .
+ HS trình bày về cách trồng cây ngô và cây đậu xanh
 * Báo cáo, thảo luận 
- HS trả lời, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. 
- GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).
 * Kết luận, nhận định: Trồng trọt cung cấp cho chúng ta nhiều sản phẩm, nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến thực phẩm, sản xuất tiêu dùng và thủ công nghiệp và trồng trọt cung cấp nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước để tìm hiểu về phương thức trồng trọt vào bài mới.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)
Hoạt động 2.1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam (5 phút)
a Mục tiêu: Giúp HS kể được một số nhóm cây trồng ở Việt Nam.
b. Nội dung: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
c. Sản phẩm dự kiến: Các nhóm cây trồng phổ biến.
d. Tổ chức hoạt động học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS kể tên một số cây trông mà em biết, cây trồng ngắn ngày, cây trồng dài ngày, cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp .
+ GV đặt vấn đề: Kể tên các loại cây trồng phổ biến mà em biết thông qua vấn đề, GV dẫn dắt HS đi vào các nhiệm vụ.
+ GV Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đậu xanh, em hãy giới thiệu cho Bác A một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
+ GV giới thiệu Hình 2.1 hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm 2 phút hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế, kể thêm một số cây trồng?
+Gv: Cung cấp cho học sinh thông tin về các vùng lúa đang bị thiệt hại do sự thay đổi khí hậu như hạn mặn giúp học sinh nhận biết sự thay đổi nhóm cây trồng đặc trưng ở từng vùng theo điều kiện biến đổi khí hậu và giới thông tin về thành tự xuất khẩu gạo của Việt Nam.
+ GV: Quan sát và gợi ý, định hướng hỗ trợ HS.
+ GV yêu cầu nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS kể tên một số cây trồng phổ biến.
+ HS giới thiệu Bác A phương thức trồng trọt của cây ngô và đậu xanh và một số cây khác.
+ HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm 2 phút hoàn thành hình 2.1 và trả lời các câu hỏi về các nhóm cây trồng. 
+ Nhóm HS liên hệ thực tế để kể thêm một số cây trồng.
+ Nhóm tiến hành thảo luận: Các loại cây trồng trong hình 2.1 thuộc những nhóm cây trồng nào? Sau đó, tiến hành báo cáo.
+ Một vài HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học.
 * Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. 
- GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).
 * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi.
+ Các nhóm cây trồng chủ yếu của việt Nam: Nhóm cây lương thực, cây lấy củ, cây ăn quả, cây rau và đỗ các loại, cây công nghiệp, hoa và cây cảnh.
- Phiếu học tập số 1
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1. 
Các loại cây trồng trong Hình 2.1 thuộc những nhóm cây trồng nào?
- Cây lúa, cây sắn: Nhóm cây lương thực.
- Cây mồng tơi: nhóm cây rau, đỗ các loại
- Cây cà phê: nhóm cây công nghiệp.
- Cây cam: nhóm cây ăn quả
Câu 2. 
Vì sao mỗi vùng miền lại có những loại cây trồng đặc trưng hoặc những giống cây trồng khác nhau?
- Mỗi vùng miền lại có những cây đặc trưng, những giống cây trồng khác nhau vì:
- Cây trồng sẽ phát triển tốt phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, nguồn nước.
- Mỗi vùng miền có khí hậu, thời tiết và các loại đất khác nên tùy mỗi vùng mà có những loại cây trồng đặc trưng hoặc giống cây trồng khác nhau.
Hoạt động 2.2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam (15 phút)
a.Mục tiêu: Giúp HS trình bày các phương thức trồng trọt phổ biến tại Việt Nam.
b. Nội dung: Các phương thức trồng trọt độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ.
c. Sản phẩm: Các phương thức trồng trọt tại Viêt Nam.
 d. Tổ chức hoạt động 
* Giao nhiệm vụ học tập
+ GV giới thiệu Hình 2.2 hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
+ GV phân tích để học sinh nêu lên được ưu và nhược điểm từng phương thức (rồng trọt. độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ.)
+ GV nêu ví dụ về các loại cây trồng và hình thức trồng của từng loại cây?
+ GV số vụ gieo trồng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời.
+ Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV chốt lại vấn đề.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2, các nhóm hoàn thành thời gian 3 phút..
+ HS phân tích ưu nhược điểm của từng phương thức trồng trọt.
+ HS trả lời yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng trong năm
+ HS nêu ví dụ cây trồng và trồng hình thức trồng trọt nào
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
+ Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, nghe GV chốt vấn đề.
 * Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).
 * Kết luận, nhận định
 + Độc canh là phương thức canh tác chỉ trồng chuyên một loại cây.
 + Luân canh, xen canh là phương thức canh tác từ hai loại cây trở lên cùng diện tích.
 + Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích.
- Phiếu học tập số 2
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1. 
Quan sát hình 2.2 và trình bày điểm khác nhau giữa trồng độc canh và xen canh?
- Trồng độc canh: Trồng một cây duy nhất, trong điều kiện tự nhiên, giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu bệnh.
- Trồng xen canh: Canh tác hai nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc, giúp tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
Câu 2. Luân canh có gì khác so với độc canh và xen canh?
Trồng độc canh
Trồng xen canh
 Luân canh
- Trồng một loại cây duy nhất.
=> Trong điều kiện tự nhiên, giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan sâu bệnh.
- Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cùng một khoảng thời gian không dài.
=> Giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
- Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.
=> Làm tăng độ phì nhiêu, điều
 hòa chất dinh dương cho đất 
và giảm sâu, bệnh cho cây.
VD: trồng bí đỏ.
VD: trồng xen canh ngô và đậu tương
VD: trồng luân canh cây sắn, ngô
 với đỗ ở khu vực Nam Bộ:
+ Vụ 1: trồng ngô và đỗ (từ tháng
 5 - tháng 9)
+ Vụ 2: trồng sẵn ( từ tháng 9 – 
tháng 3 năm sau)
Câu 3: Hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt.
Độc canh
Xen canh
Luân canh
 Tăng vụ
Ưu điểm
- Tối đa hóa hiệu quả.
 Tập trung chuyên môn hóa.
-Tăng cơ hội cạnh tranh (Vì sản phẩm thu được nhiều nên bán với giá thấp
Tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng, tăng thêm thu hoạch.
Giảm sâu bệnh
Tăng độ phì nhiêu cho đất
Tăng năng suất cây trồng.
Điều hòa chất dinh dưỡng cho cây.
Giảm sâu bệnh phá hoại
Tăng thêm sản 
phẩm thu hoạch
Nhược điểm
Làm giảm độ phì nhiêu của đất.
Tạo môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
Tăng nhu cầu về nước.
Đa dạng sinh học bị suy thoái.
Một số cây cao che mất sự tiếp xúc của các cây thấp (chủ yếu họ Lạc)
Thu hẹp diện tích đất
Mất khá nhiều công sức
Thời gian tìm tòi,các yếu tố hợp lí (chống sâu bệnh của mỗi loại)
Không có nhược điểm nào quá sức ảnh hưởng đến đời sống cây trồng
Hoạt động 2.3. Trồng trọt công nghệ cao (5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đặc điểm trồn trọt công nghệ cao.
b. Nội dung: Những ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. 
c. Sản phẩm: Các đặc điểm để nhận biết trồng trọt công nghệ cao
d. Tổ chức hoạt động dạy học: 
 *Giao nhiệm vụ học tập
+ GV giải thích: Những ưu điểm của trồng công nghệ cao hiện nay giúp cho ngành nông nghiệp thế giới phát triển vượt bậc. Trước kia công nghệ 4.0 chỉ được áp dụng trong chế biến thực phẩm, thì hiện nay trên những cánh đồng, nông trại thì công nghệ này đang dần phổ biến, Giúp cây phát triển tốt, quả đều, đẹp, chống lị được sự khắc nghiệt của thời tiết và cũng như tăng năng suất lên gấp nhiều lần, trồng công nghệ cao. 
+ GV cho HS xem thêm hình ảnh, video clip về trồng trọt như hình 2.3 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ứng dụng công nghệ cao trong môi trường ở hình 2.3 mang lại lợi ích gì cho việc trồng trọt? 
+ GVHãy nêu ưu điểm và nhược điểm của trồng công nghệ cao. 
+ GV: Quan sát và gợi ý, định hướng hỗ trợ HS.
+ GV yêu cầu nhắc lại những thông ti

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_cong_nghe_lop_7_bai_1_tiet_1_nghe_trong_tro.doc