Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33: Một số phương pháp quản lý và chọn lọc giống vật nuôi - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33: Một số phương pháp quản lý và chọn lọc giống vật nuôi - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Giải thích được KN về chọn lọc giống vật nuôi. Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn lọc giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa,vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi.

2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

3. Về phẩm chất: Có hứng thú học tập, yêu thích bộ môn. Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

2. Học sinh: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

III. Tiến trình dạy học

 

docx 4 trang sontrang 4620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33: Một số phương pháp quản lý và chọn lọc giống vật nuôi - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: ..
Tiết: 28 Ngày dạy: 
BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI.
Môn học: Công nghệ; lớp: 7.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Giải thích được KN về chọn lọc giống vật nuôi. Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn lọc giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa,vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi.
2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
3. Về phẩm chất: Có hứng thú học tập, yêu thích bộ môn. Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
2. Học sinh: Đọc SGK, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. Cho HS hiểu được giá trị của việc có rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
 C1: Em hãy cho biết thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
 C2:Những yếu tố GV đưa ra vấn đề thực tiễn trong chăn nuôi
HS lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
C1: - Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
C2: - Những yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi là: Đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh
Chọn giống gà con mới nở phải chọn những con lông bông nhanh nhẹn to khỏe biểu hiện rõ những ưu điểm của giống.Loại bỏ những con hở rốn, vẹo mỏ, khoèo chân, hỏng mắt bụng phệ .........
*Báo cáo kết quả: Hs trình bầy miệng
*Đánh giá kết quả:
- Hs nhận xét bổ xung.
Gv đánh giá cho điểm
- Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm.Việc làm đó được gọi là chọn giống. Vậy để về KN, các pp chọn lọc giống vật nuôi và công tác quản lí giống vật nuôi ntn ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (25 phút).
* Khái niệm về chọn giống vật nuôi.
1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm chọn giống vật nuôi.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi
GV giới thiệu: chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành giữ lại vật nuôi tốt phù hợp với y/c sản xuất 
 - Gv nêu câu hỏi
C1: Gia đình em có nuôi gà không?Nhằm mục đích gì.
C2:Vậy theo em thế nào là chọn giống vật nuôi.
HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm
GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực
Dự kiến câu trả lời:
C1: HS liên hệ thực tế trả lời.
C2: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống
GV mở rộng
GV y/c HS làm bài tập sau trên bảng phụ và y/c HS thảo luận theo nhóm 
Ghép ND mục 1,2,3,4 phù hợp với ND a,b,c,d
1.Mắt a.Sáng ,không có khuyết tật 
2.Mỏ b. To, thẳng cân đối
3.Chân c.Mượt, màu đặc trưng của giống
4.Lông d. Khép kín
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm
*Đánh giá kết quả: 
-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng
* Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
1. Chọn lọc hàng loạt.
1. Mục tiêu: Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi
- Gv nêu câu hỏi
C1: Em hãy cho biết pp chọn lọc hàng loạt được tiến hành ntn.
-GV lấy VD:khi tiến hành chọn lọc hàng loạt lợn để làm giống thì căn cứ vào tiêu chuẩn giống lợn đã định sẵn, trong đàn lợn những con nào đạt tiêu chuẩn thì chọn để nuôi đồng loạt.
- GV y/c HS làm bài tập sau
Ghép mục 1-5 với a-e sao cho phù hợp 
1 Mông nở ,đùi to
2. Lưng dài bụng gọn
3. Vai bằng phẳng nở nang,ngực sâu,sườn tròn, mặt thanh, mắt sáng
4. Mặt thanh, mắt sáng
5. 10kg
a.Khối lượng
b. Đầu và cổ
c. Thân trước
d. thân giữa
e. Thân sau
C2:Vậy theo em chọn lọc hàng loạt có ưu điểm gì.
C3: Thế nào là kiểm tra năng suất
HS: lắng nghe câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm
GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực
Dự kiến câu trả lời:
C1: Là phương pháp dựa vào các điều kiện chuẩn đã định trước để lựa chọn từ đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống.
C2: đơn giản,phù hợp với trình độ KT về công tác giống còn thấp.
C3: - Vật nuôi chọn lọc được nuôi trong một môi trường điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đã đạt được đem so sánh với kết quả đã định trước để chọn
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm hs trình bầy kết quả thảo luận nhóm
*Đánh giá kết quả: 
-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi.
- Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
1. Chọn lọc hàng loạt.
- Là phương pháp dựa vào các điều kiện chuẩn đã định trước để lựa chọn từ đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống.
- Ưu điểm:đơn giản,phù hợp với trình độ KT về công tác giống còn thấp.
2. Kiểm tra năng suất.
- Vật nuôi chọn lọc được nuôi trong một môi trường điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đã đạt được đem so sánh với kết quả đã định trước để chọn con tốt nhất.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức của HS.
2. Nội dung: Hđ cá nhân. Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: HS trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
- Gv yêu cầu cá nhân hs trả lời câu hỏi:
? Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì. Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
- Hs: hệ thống lại kiến thức
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức
*Báo cáo kết quả:
Hs trình bầy nhanh
*Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Nắm vững được khái niệm về chọn giống vật nuôi để vận dụng vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Bài làm cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra câu hỏi
 Câu hỏi: Ở địa phương em đã áp dụng phương pháp nào để chọn giống vật nuôi? 
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS Làm việc cá nhân
* Báo cáo kết quả:
Hs đứng tại chỗ trả lời
* Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Gv nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về khai thác rừng.
* Nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân...
* Phương thức hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Về nhà em hãy tìm hiểu qua mạng internet, qua sách báo trả lời câu hỏi
Gv: hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà cho hs
- Em hãy sưu tầm những kinh nghiệm chọn giống của địa phương em .
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà. 
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 34 Nhân giống vật nuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_33_mot_so_phuong_phap_quan_ly_va.docx