Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 7: Phân bón trong trồng trọt cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 7: Phân bón trong trồng trọt cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết được các cách bón phân.

- Biết được cách sử dụng các loại phân bón thông thường

- Biết được cách bảo quản các loại phân bón

2. Kĩ năng

- Chỉ ra được một số loại phân bón chính đang sử dụng ở VN và ở địa phương.

- Chỉ ra được các cách bón phân và bảo quản phân trong nước, các cách được áp dụng tại địa phương.

3. Thái độ

 - Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ mội trường

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, giữ vệ sinh chung

4. Định hướng phát triển năng lực:

 Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Năng lực bộ môn

+ Năng lực thể chất: lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ :

 3. Bài mới:

 

docx 5 trang sontrang 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 7: Phân bón trong trồng trọt cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 7 – Tiết 3 chủ đề: PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết được các cách bón phân.
- Biết được cách sử dụng các loại phân bón thông thường
- Biết được cách bảo quản các loại phân bón
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được một số loại phân bón chính đang sử dụng ở VN và ở địa phương.
- Chỉ ra được các cách bón phân và bảo quản phân trong nước, các cách được áp dụng tại địa phương.
3. Thái độ
 - Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ mội trường
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, giữ vệ sinh chung 
4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Năng lực bộ môn
+ Năng lực thể chất: lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm.
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Phân bón có tác dụng rất lớn trong trồng trọt nhưng làm thế nào để sử dụng có hiệu quả và phát huy hết tác dụng của phân bón? 
Cho HS quan sát một số tranh vẽ về cách bón phân, yêu cầu học sinh suy nghĩvà trả lời về cách bón phân trong hình. 
HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời ( có thể đúng có thể sai)
GV dẫn dắt học sinh sang phần hình thành kiến thức: hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu “ cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
- Biết được các cách bón phân.
- Biết được cách sử dụng phân bón thông thường.
- Biết được cách bảo quản các loại phân bón
 Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GV: Yêu cầu HS đọc mục I và quan sát kỹ các hình vẽ 7, 8, 9, 10 SGK để giúp HS phân biệt được cách bón phân và trả lời các câu hỏi sau:
 Bón phân chia làm mấy thời kỳ ?
HS: 2, bón lót và bón thúc.
GV: Phân biệt cách bón lót và bón thúc?
HS: Trả lời.
GV: Căn cứ vào hình thức bón phân người ta chia làm mấy cách bón phân?
HS: Dựa vào hình vẽ trả lời được 4 cách bón phân phổ biến.
GV: Em hãy quan sát hình 7, 8, 9, 10 SGK và cho biết từng cách bón thể hiện trên hình? Ưu và nhược điểm của từng cách bón ?
HS: Trả lời: Hình 7 bón theo hốc, hình 8 bón theo hàng, hình 9 bón vãi, hình 10 phun lên lá.
GV: Giảng giải cho HS thấy bón phân trực tiếp vào đất thì có thể bón được lượng lớn phân bón. Tuy nhiên cách bón này có thể bị đất giữ chặt hoặc bị chuyển hoá thành dạng khó tan cây không hấp thu được hoặc bị nước mưa rửa trôi gây lãng phí phân bón.
 -Bón tập trung theo hàng, theo hốc hoặc phun lên lá cây trồng dễ sử dụng hơn so với cách bón vãi.
GV: Cho HS thảo luận nhóm
 Em hãy chọn các câu có ở SGK để nêu ưu và nhược điểm của 4 cách bón phân trên?
HS: Đại diện nhóm trả lời.
 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Sửa chữa, bổ sung ưu nhược điểm của từng cách bón phân .
HS: Ghi vào vở bài tập.
I. Cách bón phân:
* Theo thời kì bón, có 2 cách: Bón lót và bón thúc:
- Bón lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc: Là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
* Theo hình thức bón, có 4 cách bón: 
- Bón vãi.
- Bón theo hàng.
- Bón theo hốc.
- phun lên lá.
* 
GV: Khi bón phân vào đất, các chất ding dưỡng có trong phân bón phải được chuyển hoá thành các chất hoà tan cây mới hấp thu được. Vì vậy đối với các loại phân bón có thành phần phức tạp như phân chuồng hoặc phân khó tan cần phải bón vào đất trước khi gieo trồng để đủ thời gian phân huỷ và chuyển thành dạng hoà tan.
- Những loại phân bón hoà tan thường dùng để bón thúc.Bón lót chỉ bón lượng nhỏ, bón lượng lớn dễ bị mưa rửa trôi gây lãng phí.
HS: lắng nghe.
GV: Dựa vào bảng ỏ SGK em hãy cho biết những đặc điểm của các loại phân: Hữu cơ, đạm, kali, phân hỗn hợp, lân?
HS: Trả lời.
GV: - Với những đặc điểm đó em hãy cho biết các loại phân đó dùng để bón lót hay bón thúc?
HS: Trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Tập hợp các câu trả lời của học sinh, kết luận, ghi bảng.
II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường:
Khi sử dụng phân bón cần phải chú ý đến đặc điểm, tính chất của chúng.
- Phân hữu cơ: thường dùng để bón lót.
- Phân đạm, kali, phân hỗn hợp : thường dùng để bón thúc. Nếu bón lót thì chỉ dùng lượng nhỏ.
- Phân lân thường dùng để bón lót.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi.
Vì sao ta không được để lẫn lộn các loại phân bón lại với nhau?
HS: Xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân bón
-GV: Vì sao ta phải dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ?
HS: Tạo điều kiện cho VSV phân giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường.
-GV: Vậy để bảo quản tốt phân bón chúng ta cần phải làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
III. Cách bảo quản các loại phân bón thông thường:
Khi chưa sử dụng, để đảm bảo chất lượng phân bón, cần phải có biện pháp bảo quản chu đáo.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
- Phân hữu cơ, phân hoá học người ta thường dùng để bón lót hay bón thúc? Giải thích cơ sở của việc sử dụng đó?
- Trình bày cách sử dụng phân vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng ?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
1) Phương pháp sử dụng phân hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay là gì ?
- Làm hầm Bioga :vừa cung cấp nhiên liệu cho sinh hoạt vừa phân giải các chất hữu cơ khó tiêu đối với cây trồng đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
2)Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp sau đây điền vào chổ trống cho phù hợp:
Phân xanh, Phân vi lượng, Phân lân, Phân chuồng, Phân Kali, Khoai lang, Rau
a) Phân...(1)...cần bón 1 lượng rất nhỏ
b) Phân...(2)...có thể bón lót và bón thúc cho lúa
c) Phân...(3)...cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho Ngô
d) Các loại cây...(4)...cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên
Đáp án: 
(1) Vi lượng (2) Phân chuồng
(3) Phân lân (4) Rau
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Hướng dẫn về nhà
Học bài chủ đề phân bón ( 7 và 9) để kiểm tra 15 phút
Chủ đề vừa học: Phân bón có mấy loại và tác dụng của phân bón đối với cây trồng và đất?
Có mấy cách bón phân? Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
Chủ đề sắp học: Giống cây trồng và pp chọn giống
 Tìm hiểu 	+ Một số giống cây trồng tại địa phương.
	+ Phương pháp chọn tạo giống cây trồng và cách bảo quản hạt giống cây trồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_7_phan_bon_trong_trong_trot_cac.docx