Giáo án Đại số 7 - Tiết 39: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

Giáo án Đại số 7 - Tiết 39: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

1. Kiến thức

- Học sinh có kiến thức ban đầu về thống kê qua tìm hiểu các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cầu tạo, về nội dung)

- HS xác định được và diễn tả được dấu hiệu điều tra

- HS phân biệt được các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”.

- HS lập được các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

2. Kĩ năng

Sử dụng đúng kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị và tần số của một giá trị.

3. Thái độ

- HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật

- HS có hứng thú trong học tập

4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ

- Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

 

docx 7 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 39: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 11/1/2022
CHƯƠNG III . THỐNG KÊ
TIẾT 39. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
MỤC TIÊU
Kiến thức
Học sinh có kiến thức ban đầu về thống kê qua tìm hiểu các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cầu tạo, về nội dung) 
HS xác định được và diễn tả được dấu hiệu điều tra
HS phân biệt được các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”.
HS lập được các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
Kĩ năng
Sử dụng đúng kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị và tần số của một giá trị. 
Thái độ
HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật
HS có hứng thú trong học tập
Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ
Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học. 
Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực 
CHUẨN BỊ
Giáo viên: các ví dụ về bảng số liệu thống kê ban đầu. 
Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài ở nhà. 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 
Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hoạt động mở đầu (3p) 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS 
GV đặt vấn đề: Để biết lớp mình có bao nhiêu bạn được điểm 9, bao nhiêu bạn được điểm 10, chủ yếu các bạn được điểm mấy, theo các bạn, cô cần làm gì? 
GV dẫn vào bài. 
HS đưa ra các ý kiến 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2.1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (8 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết được bảng thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu, đọc được các thông tin có trong bảng. 
-GV giới thiệu VD1 và chiếu bảng 1 (SGK/4)
-GV: Bảng trên cho biết thông tin gì? 
-GV giới thiệu các khái niệm: Thu thập SL về vấn đề được quan tâm, bảng SL thống kê.
-Học sinh đọc ví dụ 1 và quan sát bảng 1
-HS trả lời 
-HS nghe, đánh dấu vào SGK
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
Ví dụ: Bảng 1 SGK/4
STT
Lớp
Số cây
1
6A
35
2
6B
30
3
6C
28
4
6D
30
5
6E
30
6
7A
35
7
7B
28
-Thu thập số liệu: Tìm số liệu về vấn đề quan tâm , ghi số liệu lại vào bảng
-Bảng SLTKBĐ: bảng gồm số liệu có được từ thu thập số liệu
-GV: Quan sát bảng 1,nêu cấu tạo của bảng?
-GV: Để lập một bảng như vậy, cần làm các công việc gì? 
-GV chốt lại: Bảng SLTKBĐ có các cột và các hàng liên quan đến vấn đề được quan tâm. 
-GV chiếu bảng 2 (SGK/5) hỏi:
Để lập được bảng số liệu giống bảng 2, người điều tra cần tiến hành các công việc gì?
-GV chữa, nhận xét. 
-HS nêu cấu tạo của bảng
-HS trả lời. 
-HS nghe
-HS quan sát, suy nghĩ trả lời.
-HS nghe chữa. 
Hoạt động 2.2: Dấu hiệu (10 phút)
-GV yêu cầu học sinh làm ?2.
-GV giới thiệu khái niệm dấu hiệu và cách kí hiệu 
-GV lấy ví dụ ở bảng 1 giới thiệu về đơn vị điều tra. 
-GV yêu cầu HS trả lời ?3. 
-GV giới thiệu về giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu và kí hiệu tương ứng. (chiếu)
-GV yêu cầu học sinh làm ?4 SGK/6
-GV yêu cầu nhận xét chốt lại: 
Để tìm dấu hiệu -> xác định vấn đề được quan tâm
Để tìm số giá trị của dấu hiệu -> tìm số đơn vị điều tra
Để viết dãy gt của dh -> liệt kê tất cả các giá trị của dấu hiệu theo thứ tự trong bảng. 
-HS đọc và trả lời: Là số cây trồng được của mỗi lớp
-HS nghe và ghi bài. 
-HS quan sát 
-HS trả lời 
-Học sinh quan sát, ghi bài
-HS trả lời 
-HS chữa bài, nghe 
2.Dấu hiệu
a)Dấu hiệu, đơn vị điều tra
-Dấu hiệu: vấn đề, hiên tượng được quan tâm, tìm hiểu
-Kí hiệu: Dấu hiệu X, Y, 
-Ví dụ: Bảng 1 có:
Dấu hiệu X: Số cây trông được của mỗi lớp
?2 SGK/5
Có 10 đơn vị điều tra. 
b) Giá trị của dh, dãy giá trị của dấu hiệu
- Số liệu ứng với mỗi đơn vị điều tra gọi là giá trị của dấu hiệu (Kí hiệu: x) 
-Số các giá trị của dấu hiệu đùng bằng số các đơn vị điều tra (Kí hiệu: N)
?4 SGK/6
-Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị
-Dãy giá trị của X: 35,30,28,30 
Hoạt động 2.3. Tần số của mỗi giá trị (10 phút)
Mục tiêu: HS nêu được thế nào là tần số, cách kí hiệu, xác định được tần số của giá trị trong các trường hợp cụ thể 
-GV chiếu bảng 1
-GV yêu cầu trả lời cá nhân ?5.
-GV giới thiêu: Các số khác nhau còn được gọi là các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
-GV yêu cầu trả lời ?6 ghi lại kết quả vào vở. 
-GV gọi chữa bài và nhận xét, GV chiếu đáp án 
-GV giới thiệu: tần số và cách kí hiệu. 
-GV gọi HS đọc bảng ghi nhớ SGK/6
-GV yêu cầu HS đọc chú ý SGK/7 trong 1 phút để trả lời câu hỏi:
+)Có phải mọi giá trị của dấu hiệu đều là số?
+)Bảng TKSLBĐ có thể chỉ gồm số khi nào?
-GV kết luận 
-HS quan sát 
-HS trả lời 
-HS quan sát bảng 1 
- chữa bài, nhận xét 
-HS nghe và ghi bài. 
-HS đọc ghi nhớ SGK. 
-HS đọc chú ý và trả lời
-HS ghi lại 
3. Tần số của mỗi giá trị
?5. SGK/6
Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là: 28, 30, 35, 50
?6.SGK/6
- Có 8 lớp trồng được 30 cây
- Có 2 lớp trồng được 28 cây
- Có 3 lớp trồng được 50 cây
-Số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
-Tần số của dh ký hiệu là: n
*Chú ý: SGK
Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài 
-GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu của bài 2 SGK/7
-GV giao nhiệm vụ hoạt động nhóm
+) Hình thức 4-6 người
+) Thời gian: 3p 
+) Yêu cầu: Làm bài 2, trình bày ra vở. 
-GV quan sát, đôn đốc các nhóm thực hiện
-GV gọi 2 nhóm trình bày, GV chấm chữa 1 bài, yêu cầu HS chấm chữa bài còn lại.
-GV chữa bài, cho điểm, yêu cầu HS chữa vào vở. 
-HS đọc yêu cầu bài 2.
-HS thực hiện theo yêu cầu
-Các nhóm thực hiện 
-Các nhóm quan sát, nhận xét.
-HS chữa bài vào vở. 
4.Luyện tập
Bài 2. SGK/7
a) Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b)Có năm giá trị khác nhau: 17, 18, 19, 20, 21
c)Tần số của các giá trị lần lượt là: 1,3,3,2,1
Hướng dẫn về nhà (3 phút)
Học bài theo SGK và vở ghi. 
BTVN: 1, 2, 3 (SBT)
Chuẩn bị cho tiết sau: Hãy lập bảng thống kê điểm thi môn Toán học kì 1 của 15 bạn học sinh trong lớp, trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của bài 2 SGK/7.(làm bài ra giấy KT) 
RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 11/01/2022
TIẾT 40. LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
Kiến thức
HS vận dụng kiến thức về bảng số liệu thống kê ban đầu làm được các bài tập liên quan
HS lập bảng thống kê, xác định dấu hiệu, giá trị, và tần số tương ứng của giá trị.
Kĩ năng
Học sinh lập được bảng thống kê số liệu ban đầu 
Xác định đúng dấu hiệu của một bảng thống kê ban đầu, giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau và chỉ ra tần số tương ứng của mỗi giá trị. 
Thái độ
HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật
HS có hứng thú trong học tập
Phát huy tính tích cực, sáng tạo, làm việc nhóm 
Thêm yêu thích môn học 
Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ
Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học. 
Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực 
CHUẨN BỊ
Giáo viên: ví dụ về bảng số liệu thống kê ban đầu
Học sinh: SGK, vở ghi, bảng thống kê theo yêu cầu
TIẾN TRÌNH HẠY HỌC 
Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ (3p): GV kiểm tra bảng thống kê HS đã làm ở nhà, nhận xét.
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Mở đầu (5p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, gợi nhớ kiến thức đã học ở tiết trước 
Hỏi nhanh, đáp nhanh 
GV chiếu bài 1 SBT,gọi HS trả lời các câu hỏi, qua đó hỏi HS về: dấu hiệu là gì? Giá trị của dấu hiệu là gì? Tần số của một giá trị là gì? 
HS trả lời 
Hoạt động 2. Luyện tập (32 phút)
Mục tiêu: HS xác định đúng dấu hiệu, số các giá trị, số các giá trị khác nhau và tìm được tần số tương ứng. 
 -GV chiếu bài 3 SGK/8, yêu cầu học sinh đọc đề bài, 1p định hướng cách làm.
-Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả 2 bảng) là gì ?
-GV yêu cầu HS làm phần b, c
-GV kiểm tra việc làm bài tập của học sinh 
-GV gọi nhận xét và chữa bài. GV chú ý các lỗi HS đã gặp phải. 
-Học sinh đọc đề bài.
-HS: Thời gian chạy 50 m của mỗi học sinh
-HS làm vào vở
-HS quan sát bài chữa và chữa bài.
Bài 3 (SGK/8)
a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50m của mỗi học sinh
*Bảng 5: N = 20
-Số các giá trị khác nhau: 5
-Đó là: 8,3; 8,4; 8,5; 8.7; 8.8
Tần số của chúng lần lượt là:
2; 3; 8; 5; 2
*Bảng 6: N = 20
-Số các giá trị khác nhau: 4
-Đó là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3
Tần số của chúng lần lượt là:
3; 5; 7; 5
-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài bài tập 4 (SGK), 1p định hướng cách làm. 
-Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu là ?
-GV gọi HS làm ý b, c.
-GV gọi nhận xét, chữa bài. 
- GV chốt lại cách làm dạng bài tập như bài 3, 4 SGK, chú ý cách đếm số lần xuất hiện của một giá trị, từ đó xác định đúng tần số của giá trị đó . 
-Học sinh đọc đề bài bài tập 4
-Lần lượt học trả lời bài tập
-HS làm bài.
-HS nhận xét
Bài 4 (SGK/9)
a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp
+) N = 30
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 5
c) Các giá trị khác nhau đó là:
98, 99, 100, 101, 102
Tần số lần lượt là:
3; 4; 16; 4; 3
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 1p định hướng cách làm. 
-GV gọi HS trả lời: Dấu hiệu cần tìm hiểu qua bảng là gì?
-GV gọi HS làm ý b,c,d
GV chiếu bài làm của 2-3HS 
-GV gọi HS nhận xét, chữa bài
-HS đọc đề bài, các câu hỏi, suy nghĩ cách làm 
-HS trả lời
-HS làm vào vở 
-HS nhận xét
HS chữa bài. 
Bài 1.
a)Dấu hiệu ở đây là Điểm thi HK I môn Toán của học sinh lớp 7A.
b) Dấu hiệu có 32 giá trị
c) Số các giá trị khác nhau là 10.
d) Các giá trị khác nhau là:
4;5;6;7,5;8;8,5;9;9,5;10
Tần số tương ứng là: 3,3,2,6,2,4,2,5,2,3
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 1p định hướng cách làm. 
-GV giao nhiệm vụ hoạt động nhóm
+) Hình thức: 4-6 người
+)Thời gian: 5p
+) Yêu cầu: Làm bài 2 vào vở. 
-GV chọn 2 nhóm để chấm chữa cho cả lớp
-GV nhận xét, cho điểm, yêu cầu HS chữa bài vào vở. 
-HS đọc đề bài, các câu hỏi, suy nghĩ cách làm 
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá 
-HS chữa bài. 
Bài 2. 
a)Dấu hiệu mà bạn lớp trưởng quan tâm là Màu sắc ưa thích của các bạn nữ trong lớp 7A.
b) Dấu hiệu có 10 giá trị
c) Có 5 giá trị khác nhau của dấu hiệu
d) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: màu hồng, đỏ, vàng, trắng, tím
Tần số của chúng lần lượt là: 2; 3; 2; 1; 2
Hướng dẫn về nhà (3p) 
Xem lại các bài tập đã làm trên lớp
BTVN: 1.1 và 1.2 SBT/6. 
Chuẩn bị bài: Đọc trước bài Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
Lập bảng thống kê về môn học ưu thích của các bạn trong lớp (chọn từ 10 – 20 HS), qua bảng trả lời các câu hỏi: 
+) Có bao nhiêu giá trị? Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?
+) Tần số của mỗi giá trị khác nhau đó là gì?
+) Dựa vào kiến thức đã đọc được trong SGK, lập bảng tần số 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_7_tiet_39_thu_thap_so_lieu_thong_ke_tan_so_na.docx