Giáo án dạy học theo chủ đề môn Sinh học 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú

Giáo án dạy học theo chủ đề môn Sinh học 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú

A. Vấn đề cần giải quyết

- Dựa vào mối liên hệ giữa các mạch kiến thức có liên quan giữa 5 bài: Từ bài 48 -> 52 SGK sinh học 7, tôi xây dựng thành chủ đề: Đa dạng của lớp thú giúp cho học sinh sau khi hình thành được kiến thức có thể tổng hợp khái quá hóa kiến thức một các dễ dàng hơn.

B. Nội dung

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

-Trình bày được sự đa dạng của lớp Thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính.

-Nêu được đặc điểm đặc trưng của bộ Thú huyệt và bộ Thú túi.

-Trình bày được đặc điểm của bộ Dơi và bộ Cá voi thích nghi với điều kiện môi trường sống.

-Nêu được một số tập tính của dơi và cá voi.

-Mô tả được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt.

-Nêu được một số đặc tính của đại diện bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.

-Nêu được những đặc điểm cơ bản của bộ Móng guốc.

-Phân biệt được thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.

-Nêu được đặc điểm bộ Linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ Linh trưởng.

-Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của lớp Thú.

-Củng cố, mở rộng được kiến thức về đời sống và tập tính của Thú qua việc xem băng hình

-Nêu được một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng các loài động vật

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.

- Kĩ năng viết thu hoạch.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.

4. Các năng lực hướng tới

* Năng lực chung

4.1. Năng lực giải quyết vấn đề:

- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet, HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không.

4.2. Năng lực tư duy sáng tạo:

HS đề xuất những ý tưởng trong việc bảo vệ động vật và môi trường sống, tiêu diệt động vật gây hại.

4.3. Năng lực tự quản lý

Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân

Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

* Năng lực chuyên biệt

4.4. Năng lực ngôn ngữ

Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau: Bằng lời, bằng nội dung bài tập vận dụng

4.5. Năng lực hợp tác

Cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm.

4.6. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông .

HS biết tìm hiểu một loài động vật trên mạng Intơnet, tìm hiểu trên thông tin truyền hình.

4.7. Năng lực giao tiếp:

Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra các ý kiến phản biện hay đồng ý quan điểm.

4.8. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:

Tiêu diệt gặm nhấm có hại.

4.9. Năng lực tính toán: Thống kê các số liệu trong phiếu học tập

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án, máy chiếu, hình ảnh.

- Chia nhóm học sinh : 6 hs/ nhóm.

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK, vở ghi, giấy bút.

- Tìm hiểu thông tin về động vật.

3.Phương pháp

- Hình thức: Học tập trên lớp và ở nhà.

- Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại gợi mở, thực hành, trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật thảo luận viết, phân tích phim, video.

III. Nội dung

- Nội dung 1 - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi

- Nội dung 2 - Bộ dơi và bộ cá voi

- Nội dung 3 - Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

- Nội dung 4 - Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng

- Nội dung 5 - TH: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú

- Nội dung 6- Ôn tập

 

docx 15 trang sontrang 5001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học theo chủ đề môn Sinh học 7 - Chủ đề: Đa dạng của lớp thú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần.....
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:.......................
Khối lớp:
Số tiết: 
CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
(Gộp các bài 48;49;50;51;52)
Thời lượng thực hiện: 6 tiết
A. Vấn đề cần giải quyết
- Dựa vào mối liên hệ giữa các mạch kiến thức có liên quan giữa 5 bài: Từ bài 48 -> 52 SGK sinh học 7, tôi xây dựng thành chủ đề: Đa dạng của lớp thú giúp cho học sinh sau khi hình thành được kiến thức có thể tổng hợp khái quá hóa kiến thức một các dễ dàng hơn.
B. Nội dung
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
-Trình bày được sự đa dạng của lớp Thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính.
-Nêu được đặc điểm đặc trưng của bộ Thú huyệt và bộ Thú túi.
-Trình bày được đặc điểm của bộ Dơi và bộ Cá voi thích nghi với điều kiện môi trường sống.
-Nêu được một số tập tính của dơi và cá voi.
-Mô tả được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt.
-Nêu được một số đặc tính của đại diện bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
-Nêu được những đặc điểm cơ bản của bộ Móng guốc.
-Phân biệt được thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
-Nêu được đặc điểm bộ Linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ Linh trưởng.
-Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của lớp Thú.
-Củng cố, mở rộng được kiến thức về đời sống và tập tính của Thú qua việc xem băng hình
-Nêu được một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng các loài động vật
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng viết thu hoạch.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.
4. Các năng lực hướng tới
* Năng lực chung
4.1. Năng lực giải quyết vấn đề: 
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Từ các nguồn tư liệu, trong SGK, Internet, HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không.
4.2. Năng lực tư duy sáng tạo: 
HS đề xuất những ý tưởng trong việc bảo vệ động vật và môi trường sống, tiêu diệt động vật gây hại.
4.3. Năng lực tự quản lý
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
* Năng lực chuyên biệt
4.4. Năng lực ngôn ngữ
Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau: Bằng lời, bằng nội dung bài tập vận dụng 
4.5. Năng lực hợp tác
Cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm.
4.6. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông .
HS biết tìm hiểu một loài động vật trên mạng Intơnet, tìm hiểu trên thông tin truyền hình...
4.7. Năng lực giao tiếp: 
Lắng nghe, nhận biết các quan điểm khác nhau để đưa ra các ý kiến phản biện hay đồng ý quan điểm.. 
4.8. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
Tiêu diệt gặm nhấm có hại.
4.9. Năng lực tính toán: Thống kê các số liệu trong phiếu học tập 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: 
- Giáo án, máy chiếu, hình ảnh.
- Chia nhóm học sinh : 6 hs/ nhóm.
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK, vở ghi, giấy bút.
- Tìm hiểu thông tin về động vật.
3.Phương pháp
- Hình thức: Học tập trên lớp và ở nhà.
- Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại gợi mở, thực hành, trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, kỹ thuật động não, kỹ thuật thảo luận viết, phân tích phim, video.
III. Nội dung
- Nội dung 1 - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- Nội dung 2 - Bộ dơi và bộ cá voi
- Nội dung 3 - Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- Nội dung 4 - Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- Nội dung 5 - TH: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
- Nội dung 6- Ôn tập
IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức. 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Nội dung 1 - Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
-Trình bày được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính
-Nêu được đặc điểm đặc trưng của bộ Thú huyệt và bộ thú túi
 -Nhận xét về sự khác biệt trong hình thức nuôi con của thú mỏ vịt so với các loài thú nuôi ở nhà
-Giải thích tại sao có sự khác biệt trên
 -Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng vẫn được xếp vào lớp thú?
 -Tại sao kanguru phải nuôi con trong túi da ở bụng?
Nội dung 2 - Bộ dơi và bộ cá voi
-Trình bày được đặc điểm cấu tạo của bộ Dơi và bộ cá voi thích nghi với điều kiện môi trường sống
-Nêu được một số tập tính của dơi và cá voi
-Tại sao cá voi, cá heo sống dưới nước , có vây nhưng lại được xếp vào lớp thú, mà không phải lớp cá?
-Cá voi có khả năng phát ra những âm thanh trầm bổng, theo em những âm thanh này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cá?
Nội dung 3 - Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
-Mô tả được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ Ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
-Nêu được một số đặc tính của đại diện bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
-Giải thích được sự khác nhau về bộ răng của mỗi loại thích nghi với lối sống.
-Nêu đặc điểm về lối sống, môi trường sống, và đặc điểm sinh sản của chuột đồng
-Chuột gây ra những tác hại như thế nào đối với đời sống con người
-Người ta thường tiêu diệt chuột bằng hình thức nào? Nêu ưu nhược điểm của các hình thức đó?
Nội dung 4 - Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
-Nêu được những đặc điểm cơ bản của bộ móng guốc.
-Phân biệt được thú guốc chẵn và thú guốc lẻ
-Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng
-Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của lớp Thú
-Chi của các loài thú trên có đặc điểm gì khác nhau(số lượng ngón, ngón nào phát triển )?
-Hiện nay săn bắt trái phép và khai thác giá trị từ các loài động vật có ích quá mức gây suy giảm đa dạng sinh học một cách nghiêm trọng. Theo em cần làm gì để bảo về các loài động vật có ích trên?
Nội dung 5 - TH: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
-Nêu được một số kiến thức về đời sống và tập tính của thú thong qua việc xem băng hình
-Nêu được một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng các loài động vật.
-Lập sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về lớp thú(môi trường sống, cách di chuyển, kiếm ăn, sinh sản .)
-Hiện nay số lượng tê giác tại Nam Phi bị săn trộm tăng lên hang năm. Em hãy nêu một số biện pháp khắc phục tình trạng săn bắt tê giác nói riêng và các loài động vật hoang giã quý hiếm nói chung?
Nội dung 6- Ôn tập
- Trình bày được sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng
- Nêu được đặc điểm về đời sống và tập tính của thú mỏ vịt, Bộ thú huyệt; Bộ dơi, bộ cá voi; Bộ Ăn sâu bọ, Bộ Gặm nhấm. Bộ Ăn thịt; chứng minh được thú mỏ vịt là thú bậc thấp
-Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi của chủ đề
V. Hệ thống câu hỏi/bài tập 
Câu hỏi trong chủ đề
VI. Thiết kế tiến trình học tập
CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
1. Kiểm diện:
2. Kiểm tra: Kiểm tra trong quá trình học.
3. Bài mới:
3.1: Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 
Yêu cầu các nhóm học sinh đọc đoạn thông tin sau và hoàn thành các nhiệm vụ bên dưới:
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra số liệu: Hiện nay lớp thú có khoảng 5000 loài, thuộc 29 bộ, 2 phân lớp:
-Phân lớp Nguyên thú-Prototheria: 1 bộ.
-Phân lớp thú thực-Theria: 28 bộ.
Các sinh vật thuộc lớp thú có cơ thể được bao phủ bởi lông mao. Một số thú lông mao tiêu giảm. Các loài thuộc lớp Thú sinh sản bằng cách thụ tinh trong, trứng phát triển trong tử cung với nhau thai( trừ thú huyệt); có các màng phôi (màng ối, màng đệm, túi niệu). Con non đuược nuôi dưỡng nhờ sữa từ tuyến sữa của con mẹ. Thú mỏ vịt và Kanguru đều thuộc lớp Thú, trong khi thú mỏ vịt đẻ trứng thì Kanguru đẻ con. 
Nhận xét gì về số lượng loài thuộc lớp Thú.
Sự đa dạng của lớp Thú thể hiện ở đặc điểm nào?
Nêu các đặc điểm chung của lớp Thú (bộ lông, sinh sản và nuôi con).
Dựa vào đặc điểm sinh sản có thể phân chia lớp thú thành mấy loại?
Đại diện 1 nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kiến thức.
Giáo viên giới thiệu: Những vấn đề các em vừa tìm hiểu là nội dung chính của chủ đề chúng ta chuẩn bị học. Để tìm hiểu chi tiết hơn cô cùng các em sẽ tìm hiểu lần lượt từng vấn đề.
3.2: Hoạt động hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 1: Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi . (tiết 1)
Mục tiêu:
-Trình bày được sự đa dạng của lớp Thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính.
-Nêu được đặc điểm đặc trưng của bộ Thú huyệt và bộ Thú túi.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 156, trả lời câu hỏi:
? Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào? 
? Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào? (Dựa vào đặc điểm sinh sản).
 GV nêu nhận xét và bổ sung thêm: Ngoài đặc điểm sinh sản, khi phân chia người ta còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng.
- Nêu một số bộ thú: bộ ăn thịt, bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ 
1. Đa dạng của lớp Thú
HS hoạt động cá nhân trả lời được:
- Lớp thú có số lượng loài rất lớn, phân bố ở khắp nơi trên trái đất.
- Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi 
+ GV: GV chiếu hình ảnh.
2.Bộ Thú huyệt và bộ Thú túi
Các nhóm học sinh quan sát hình bên, kết hợp quan sát hình 48.1; 48.2 SGK về đặc điểm hình thái của Thú mỏ vịt và kanguru, hãy lựa chọn các đặc điểm phù hợp của Thú mỏ vịt và kanguru tương ứng với các chữ số:
Kanguru
Thú mỏ vịt
Chọn các đặc điểm tương ứng với A và B: 
1.Sống ở nước ngọt và cạn
2.Chi sau lớn và khỏe
3.Sống ở đồng cỏ
4.Chi có màng bơi
5.Đẻ con 
6.Di chuyển bằng cách nhảy
7.Di chuyển bằng cách đi trên cạn và bơi trong nước
8. Có vú
9.Con sơ sinh bình thường
10. Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ.
11. Đẻ trứng
12.Không có vú, chỉ có tuyến sữa
13. Ngoạm chạt lấy vú, bú thụ động
14.Con sơ sinh rất nhỏ.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
+ HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
+ Từng nhóm thống nhất kết quả, chuẩn bị giới thiệu bạn báo cáo kết quả.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
 Kết luận: 
-Lớp Thú hiện nay gồm những bộ Thú sau: 
+Bộ Thú huyệt đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra.
+Bộ Thú túi đẻ con, có con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động.
+Những bộ Thú khác đẻ con, con sơ sinh phát triển bình thường, bú mẹ chủ động.
 Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng
Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo thực hiện nhiệm vụ ở nhà:
Bảng: So sánh đặc điểm đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru
Loài
Nơi sống
Cấu tạo chi
Sự di chuyển
Sinh sản
Con sơ sinh
Bộ phận tiết sữa
Cách bú sữa
Thú mỏ vịt
1
2
1
2
1
2
2
Kanguru
2
1
2
1
2
1
1
Các câu trả lời lựa chọn
1- Nước ngọt, cạn
2- Đồng cỏ
1- Chi sau lớn, khoẻ
2- Chi có màng bơi
1- Đi trên cạn và bơi trong nước
2- Nhảy
1- Đẻ con
2- Đẻ trứng
1- Bình thường
2- Rất nhỏ
1- Có vú
2- Không có núm vú, chỉ có tuyến sữa
1- Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động
2- Hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống sữa hoà tan trong nước.
Câu hỏi vận dụng: 
Theo Kỉ lục Guinness ghi nhận, ngựa đua có tốc độ nhanh nhất là 70, 76 km/giờ, còn kanguru có thể đạt tốc độ tối đa là 71 km/giờ. Hãy giải thích tại sao kanguru có trọng lượng cơ thể lớn(có thể mang theo con non trong túi da ở bụng) mà vẫn di chuyển nhanh như vậy?
Câu hỏi mở rộng:
Theo em, tại sao kanguru phải nuôi con trong túi da ở bụng? Kanguru con lấy sữa mẹ bằng cách nào?
Nội dung 2: Bộ dơi và bộ cá voi (tiết 2)
Mục tiêu:
-Trình bày được đặc điểm của bộ Dơi và bộ Cá voi thích nghi với điều kiện môi trường sống.
-Nêu được một số tập tính của dơi và cá voi.
Khởi động:
GV yêu cầu một vài học sinh trả lời cá nhân: tại sao cá voi, cá heo sống dưới nước, có vây nhưng lại được xếp vào lớp Thú, chứ không phải lớp cá?
HS có thể trả lời theo ý kiến chủ quan của mình. Giáo viên giới thiệu, để trả lời được chính xác vấn đề này cô cùng các em sẽ tìm hiểu kiến thức bài học hôm nay.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Chia lớp làm 5 nhóm
Yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu thông tin trang 159 SGK Sinh học 7, kết hợp với hình dưới rồi hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu thông tin trang 159; 160 SGK Sinh học 7, kết hợp với hình dưới rồi hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Bộ dơi
a. Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Chi trước
Bộ răng
Loại thức ăn
Cách bay
Môi trường sống
b.Nêu một số tập tính đặc trưng của dơi.
2.Bộ cá voi
Đánh dấu x vào trước đặc điểm của cá voi. Từ đó hãy nêu một số tập tính đặc trưng của cá voi.
Chi trước biến đổi thành dạng vây bơi
Chi sau nhỏ, yếu
Đuôi ngắn
Bơi uốn mình theo chiều dọc
Ăn thực vật biển
Răng nhọn, sắc, phá vỡ vỏ cứng của mồi.
Chi sau tiêu biến
Có vây đuôi
Ăn tôm, cá, động vật nhỏ
Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết luận.
+ HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
Đại diện 1 nhóm lần lượt lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
Kết luận:
-Bộ Dơi là Thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay: Chúng có màng cánh rộng, thân ngắn và hepjneen có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt. Chân yếu, có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông mình từ cao.
-Bộ Cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước, có cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày, chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng
Yêu cầu hs hoàn thành nhanh phiếu học tập và bảng So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa dơi và cá voi trang 161 SGK.
 Đặc điểm
Tên động vật
Hình dạng cơ thể
Chi trước
Chi sau
Dơi
- Thon nhỏ
- Biến đổi thành cánh da (mềm rộng nối chi trước với chi sau và đuôi)
- Yếu " bám vào vật " không tự cất cánh.
Cá voi
- Hình thoi thon dài, cổ không phân biệt với thân.
- Biến đổi thành bơi chèo (có các xương cánh, xương ống, xương bàn)
- Tiêu giảm.
Câu hỏi vận dụng: Trả lời câu hỏi phần khởi động.
Tại sao cá voi, cá heo sống dưới nước, có vây nhưng lại được xếp vào lớp Thú, chứ không phải lớp cá?
Câu hỏi mở rộng:
Những con cá voi có khả năng phát ra những âm thanh trầm bổng mà người ta thường cho rằng cá voi đang hát. Theo em những âm thanh này có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong đời sống của cá voi?
Nội dung 3: Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt(tiết 3)
Mục tiêu:
-Mô tả được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt.
-Nêu được một số đặc tính của đại diện bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
Khởi động: 
 Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin sau: Chuột là một loài gặm nhấm thuộc động vật có vú nhỏ, di chuyển rộng và hoạt động bầy đàn. Chúng có đại não phát triển, nên chuột rất tinh ranh, đa nghi. Chuột có khả năng sinh sản và tái lập quần thể rất nhanh chóng . Em hãy nêu tác hại của chuột đến đời sống con người?
HS trả lời cá nhân. GV giới thiệu, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số đại diện thuộc lớp Thú nữa có khả năng gặm nhấm như chuột chúng vừa có lợi, vừa có hại đối với cuộc sống con người. Là những đại diện nào cô cùng các em sẽ tìm hiểu chi tiết.
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 5 nhóm.
Nghiên cứu thông tin SGK Sinh học 7, trang 162-163 kết hợp với quan sát hình 50.1 bên về đại diện của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt. Thảo luận nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Điền tên các bộ tương ứng với với đại diện hình 50.1.
Hoàn thiện đặc điểm cấu tạo răng ở cột B, sau đó nối các bộ phận của lớp Thú ở cột A với hình vẽ cấu tạo răng tương ứng ở cột B.
c.Từ đặc điểm về bộ răng của các đại diện tương ứng với mỗi bộ, hãy nêu đặc điểm thích nghi về chế độ ăn của các bộ này?
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong quá trình hoạt động GV có thể gợi ý và giải thích một số thắc mắc của HS để giúp các em hoàn thiện.
HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: chốt kiến thức. 
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
Kết luận:
-Bộ răng của thú Ăn sâu bọ thể hiện sự thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, sắc cắn nát vỏ cứng của sâu bọ.
-Bộ răng của thú Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn, còn của thú Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt.
-Từ thích nghi với cách ăn và chế độ ăn đã ảnh hưởng tới các đặc điểm cấu tạo và tập tính của đại diện các bộ trên.
Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng
Gv yêu cầu đại diện học sinh lên trình bày bảng đã chuẩn bị ở nhà:
 Bảng. Cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
Bộ Thú
Loài động vật
Môi trường sống
Đời sống
Cấu tạo răng
Cách bắt mồi
Chế độ ăn
Ăn sâu bọ
Chuột chù
Trên mặt đất
Đơn độc
Các răng đều nhọn
Tìm mồi
Ăn động vật
Chuột chũi
Đào hang
Đơn độc
Các răng đều nhọn
Tìm mồi
Ăn động vật
Gặm nhấm
Chuột đồng
Trên mặt đất
Đàn
Răng cửa lớn có khoảng trống hàm
Tìm mồi
Ăn tạp
Sóc
Trên cây
Đàn
Răng cửa lớn có khoảng trống hàm
Tìm mồi
Ăn thực vật
Ăn thịt
Báo
Trên mặt đất và trên cây
Đơn độc
Răng nanh, dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc
Rình mồi, vồ mồi
Ăn động vật
Sói
Trên mặt đất
Đàn
Răng nanh, dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc
Đuổi mồi, bắt mồi
Ăn động vật
Vận dụng, mở rộng: HS trả lời các câu hỏi và đọc mục em có biết trang 165, SGK.
Nội dung 4: Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng(tiết 4)
Mục tiêu:
-Nêu được những đặc điểm cơ bản của bộ Móng guốc.
-Phân biệt được thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
-Nêu được đặc điểm bộ Linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ Linh trưởng.
-Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của lớp Thú.
Khởi động: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs: Sưu tầm tranh ảnh về bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
 *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia lớp thành 5 nhóm.
GV yêu cầu HS quan sát hình 51.1, đọc thông tin SGK, phần đặc điểm Bộ móng guốc trả lời các câu hỏi sau:
1.Bộ móng guốc
Trong số các loài trên:
Chi của các loài thú trên có đặc điểm gì khác nhau(số lượng ngón, ngón nào phát triển)
–Loài nào thường sống thành đàn, loài nào thường sống đơn lẻ?
-Loài nào có tập tính nhai lại?
 c.Dựa vào các đặc điểm khác nhau của các loài thú đã nêu ở câu a, b có thể chia thú móng guốc thành mấy bộ? Đó là những bộ nào?
 d. Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc là gì?
2. Bộ Linh trưởng
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II, SGK Sinh hoc 7 trang 167; 168 và hoàn thành các nhiệm vụ sau:
a.Nêu những điểm chung về đời sống, phương thức di chuyển , cấu tạo các chi thích nghi với lối sống của Linh trưởng.
b. Các loài này thường sống đơn độc hay theo đàn?
3.Vai trò của thú
Dựa vào kiến thức SGK trang 168 và kiến thức vốn có của bản thân em, hãy thảo luận cặp đôi và hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Vai trò
Tên loài thú
Cung cấp thực phẩm
Cung cấp dược liệu
Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ
Cung cấp nguyên liệu thí nghiệm
Tiêu diệt gặm nhấm có hại
Tạo sức kéo
4. Đặc điểm chung của lớp Thú
Dưới đây là những đặc điểm về đời sống, tập tính và cấu tạo cơ thể động vật. Đặc điểm nào là của Thú? Điền Đ và nhận định em cho là đúng. S vào nhận định em cho là sai vào bảng dưới đây:
Đặc điểm
Đ/S
(1)Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
(2)Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn
(3)Có lông mao bao phủ cơ thể
(4)Là động vật biến nhiệt
(5) Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
(6)Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.
(7) Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.( 5’)
 * Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện 1 nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
Kết luận:
-Thú móng guốc có số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối cùng có guốc bao bọc. Chân cao, diện tích tiếp xúc của guốc hẹp nên chúng chạy nhanh.
-Linh trưởng là thú thông minh nhất trong các loài thú, có 4 chi thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo cây. 
-Linh trưởng và thú Móng guốc đều chủ yếu sống theo đàn và ăn thực vật.
-Thú là lớp Động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. Thú là động vật hằng nhiệt.
Hoạt động : Luyện tập, vận dụng, mở rộng
HS trình bày :Bảng chuẩn kiến thứcđã chuẩn bị ở nhà:
Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẵn (4)
Không sừng
Ăn tạp
Đàn
Hươu
Chẵn (2)
Có sừng
Nhai lại
Đàn
Ngựa
Lẻ (1)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Voi
Lẻ (5)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Tê giác
Lẻ (3)
Có sừng
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu trả lời lựa chọn
Chẵn
Lẻ
Có sừng
Không sừng
Nhai lại
Không nhai lại
Ăn tạp
Đàn
Đơn độc
Vận dụng, mở rộng:
Không giống như các loài động vật thuộc các lớp Thú khác, khỉ có chỉ số thông minh tương đối cao và chỉ xếp sau chỉ số thông minh của người. Các nhà di truyền học cho rằng, có đến 99% cấu trúc ADN của tinh tinh giống với con người. Dựa vào những đặc điểm về các chi và sự phát triển của não bộ kết hợp với quan sát hình dưới hãy chỉ ra lí do bộ Linh trưởng là động vật tiến hóa gần nhất với loài người.
Nội dung 5: TH: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú(tiết 5)
Mục tiêu:
-Củng cố, mở rộng được kiến thức về đời sống và tập tính của Thú qua việc xem băng hình
-Nêu được một số biện pháp bảo tồn sự đa dạng các loài động vật
Khởi động: 
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Giáo viên yêu cầu:
+ Theo dõi nội dung trong băng hình
+ Hoàn thành bảng tóm tắt
+ Hoạt động theo nhóm
+ Giữ trật tự, nghiêm túc.
 *Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh xem lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng hình
Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh xem lại đoạn băng hình với yêu cầu quan sát
- Môi trường sống
- Cách di chuyển
- Cách kiếm ăn
- Hình thức sinh sản
- Hoàn thành bảng ở vở bài tập
- Giáo viên kẻ sẵn bảng để học sinh chữa bài.
Hoạt động 3: Thảo luận nội dung băng hình
- Giáo viên dành 7 phút để học sinh hoàn chỉnh nội dung bài của nhóm.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi:
? Kể tên những động vật quan sát được?
? Thú sống ở những môi trường nào?
? Hãy trình bày các loại thức ăn và cách kiếm mồi đặc trưng của từng nhóm thú?
? Thú sinh sản như thế nào?
? Em còn phát hiện những đặc điểm nào khác nữa ở thú?
- Học sinh dựa vào nội dung của bảng, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời.
+ Đại diện các nhóm lên ghi kết quả trên bảng, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Chia làm 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 bạn. Hoạt động nhóm 2 bạn cùng trao đổi sau đó thống nhất trong cả nhóm.( 5’)
 * Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện 1 nhóm học sinh trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:
GV: chốt kiến thức. GV chiếu lại hình động trên máy chiếu giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ.
- Giáo viên thông báo đáp án đúng để các nhóm để các nhóm tự sửa chữa.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
Kết luận: Bảng kiến thức
Tên động vật quan sát được
Môi trường sống
Cách di chuyển
Kiếm ăn
Sinh sản
Đặc điểm khác
Thức ăn
Bắt mồi
1
2
3
4
5
Nội dung 6: ÔN TẬP (tiết 6)
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng
 - Nêu được đặc điểm về đời sống và tập tính của thú mỏ vịt, Bộ thú huyệt; Bộ dơi, bộ cá voi; Bộ Ăn sâu bọ, Bộ Gặm nhấm. Bộ Ăn thịt; chứng minh được thú mỏ vịt là thú bậc thấp 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ: Sinh vật luôn hoàn thiện và tiến hóa.
II. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
 Thú đẻ trứng:Bộ thú huyệt
Lớp thú
 Thú đẻ con: Bộ thú túi; các bộ thú còn lại.
 I. Bộ thú huyệt
 	- Đời sống: Vừa ở nước ngọt vừa ở cạn 
 	 - Cấu tạo: có mỏ dẹp, bộ lông rậm, mịn, không thấm nước, chân có màng bơi, chỉ có tuyến sữa ,chưa có núm vú
 - Tập tính: đẻ trứng và nuôi con bằng sữa
 II. Bộ thú túi 
 	 - Đời sống: sống ở đồng cỏ
 	 - Cấu tạo: Có chi sau lớn khỏe, đuôi to dài, vú có tuyến sữa
 	 - Tập tính: Đẻ con và nuôi con bằng sữa, con non nhỏ nuôi trong túi da trước bụng
III. Bộ dơi
 	 - Đời sống: Hoạt động về ban đêm, ăn sâu bọ hay ăn quả cây
 	 - Cấu tạo: Chi trước biến thành cánh da, thân ngắn và hẹp, chân yếu, bộ răng nhọn
IV. Bộ cá voi
 	- Đời sống: sống ở dưới nước
 	 - Cấu tạo: Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến, có lớp mỡ dưới da dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, chi trước biến đổi thành vây bơi dạng mái chèo, chi sau tiêu giảm, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
V. Bộ ăn sâu bọ
 - Cấu tạo: Thú có mõm kéo dài thành vòi ngắn, bộ răng có những răng nhọn, răng hàm có 3 đến 4 mấu nhọn.
VI. Bộ gặm nhấm
 - Cấu tạo: Thiếu răng nanh, răng của rất lớn,sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm 
VII. Bộ ăn thịt
 - Cấu tạo: Răng cửa ngắn, sắc, răng nanh lớn dài, nhọn, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc, các ngón chân có vuốt cong ,dưới có đệm thịt dày 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Câu 1 trang 158: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú” sữa của con sơ sinh.
Hướng dẫn:
Bộ Thú huyệt
Bộ Thú túi
Đặc điểm sinh sản
Đẻ con
Đẻ trứng
Tập tính “bú”
Liếm sữa trên lông thú mẹ, uống sữa hòa tan sữa mẹ.
Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động.
Câu 2 trang 158: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng
 à Tự làm
Câu 1 trang 161: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
 à Tự làm
Câu 2 trang 161: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.
Hướng dẫn:
- Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo nhưng vẫn còn xương chi, xương cánh tay, xương ống tay ngắn.
- Chi sau tiêu giảm.
Câu 1 trang 165: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ Thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt.
Hướng dẫn:
- Bộ Ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn
- Bộ Gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
- Bộ Ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên sắc
Câu 2 trang 165: Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.
Câu 3 trang 165: Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ Thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt
 à Tự làm
V .CỦNG CỐ, RÚT KINH NGHIỆM CHỦ ĐỀ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1.Củng cố
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì:
a. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước
b. Nuôi con bằng sữa
c. Bộ lông dày, giữ nhiệt
2. Con non của kanguru phải nuôi trong túi ấp là do:
a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.
b. Con non rất nhỏ chưa phát triển đầy đủ.
c. Con non chưa biết bú sữa.
3.Cách cất cánh của dơi là:
a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất.
b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh.
c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
4.Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước
a. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn.	d. Chi trước dạng bơi chèo.
b. Vây lưng to giữ thăng bằng. 	e. Mình có vảy, trơn.
c. Chi trước có màng nối các ngón. 	g. Lớp mỡ dưới da dày.
5.Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau:
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm hẹp hai bên, sắc.
c. Rình và vồ mồi.
e. Ngón chân có vuốt cong, nhọn sắc, nệm thịt dày.
g. Đào hang trong đất.	
6.Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng cửa mọc dài liên tục
c. Ăn tạp
2. Rút kinh nghiệm chủ đề, hướng dẫn HS về nhà
GV chốt kiến thức trọng tâm của chủ đề.
GV cho HS tự đánh giá hoạt động của nhóm bạn nào tích cực bạn nào chưa tích cực trong hoạt động.
GV nhận xét đánh giá hoạt động của từng nhóm những ưu điểm, tồn tại.
Cho điểm các nhóm . HS dọn vệ sinh lớp. 
Về nhà hoàn thiện bài thu hoạch theo nội dung các câu hỏi cuối SGK các bài 48;49;50;51: Giờ sau nộp lại.
Chuẩn bị giờ sau: Kiểm tra 1 tiết
*Nhận 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_7_chu_de_da_dang_cu.docx