Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Tiết 5, 6, 7 - Năm học 2020-2021
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức
- Kể ra được một số dạng phân bón thường dùng trong sản xuất ở gia đình, ở địa phương (mục I - bài 7)
- Phân loại được những loại phân bón thường dùng (mục I- bài 7)
- Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất; Vai trò của phân bón đối với nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng. (mục II- bài 7).
- Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. (mục II- bài 7)
- Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi.( bài 8)
- Nêu được các cách bón phân và ưu nhược điểm của mỗi cách đang được sử dụng ở nước ta nói chung, ở địa phương nói riêng. ( bài 9)
- Phân biệt được bón lót và bón thúc. ( bài 9)
- Nêu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó ( bài 9)
- Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi dạng phân bón để giữ được chất lượng của chúng. ( bài 9)
2/ Kỹ năng:
- Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón thường dùng. (mục 1); phân tích thông tin sgk và kết luận, quan sát tranh.
- Tự chuẩn bị được dụng cụ, vật liệu cần thiết để nhận biết được một số loại phân bón.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt từng thao tác trong mỗi bước của quy trình để xác định đúng tên, loại phân vô cơ chứa đạm, chứa lân, hay chứa kali khi mất tên nhãn.
3/ Thái độ:
- Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất (mục I – bài 7)
- Có ý thức bảo vệ môi trường, cẩn thận, trật tự, giữ vệ sinh chung.
- Có ý thức bảo quản, chế biến và sử dụng phân bón hợp lí để đảm bảo hiệu quả sử dụng phân bón, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm.
- Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Tuần: 5,6,7 Tiết : 5,6,7 CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN Ngày soạn: 04/10/2020 Ngày dạy tiết thứ 1: 06/10/2020 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức - Kể ra được một số dạng phân bón thường dùng trong sản xuất ở gia đình, ở địa phương (mục I - bài 7) - Phân loại được những loại phân bón thường dùng (mục I- bài 7) - Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất; Vai trò của phân bón đối với nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng. (mục II- bài 7). - Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. (mục II- bài 7) - Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi.( bài 8) - Nêu được các cách bón phân và ưu nhược điểm của mỗi cách đang được sử dụng ở nước ta nói chung, ở địa phương nói riêng. ( bài 9) - Phân biệt được bón lót và bón thúc. ( bài 9) - Nêu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó ( bài 9) - Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi dạng phân bón để giữ được chất lượng của chúng. ( bài 9) 2/ Kỹ năng: - Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón thường dùng. (mục 1); phân tích thông tin sgk và kết luận, quan sát tranh. - Tự chuẩn bị được dụng cụ, vật liệu cần thiết để nhận biết được một số loại phân bón. - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện tốt từng thao tác trong mỗi bước của quy trình để xác định đúng tên, loại phân vô cơ chứa đạm, chứa lân, hay chứa kali khi mất tên nhãn. 3/ Thái độ: - Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất (mục I – bài 7) - Có ý thức bảo vệ môi trường, cẩn thận, trật tự, giữ vệ sinh chung. - Có ý thức bảo quản, chế biến và sử dụng phân bón hợp lí để đảm bảo hiệu quả sử dụng phân bón, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm. - Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh và an toàn thực phẩm. 4/ Giáo dục BVMT: - Học sinh có ý thức sử dụng phân chuồng, phân bắc, phân rác, than bùn, khô dầu để chế biến thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, có nhiều tác dụng: Làm xanh cây trồng, làm sạch môi trường. Bón các loại phân phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật, bón đúng, bón đủ để cây trồng hấp thụ được, tránh làm ảnh hưởng đến thành phần của môi trường đất. 5/ Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. - Năng lực bộ môn + Năng lực thể chất: lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm. II. PHƯƠNG TIỆN: 1/ Giáo viên: Hình ảnh sgk, bài tập, phiếu học tập. Dụng cụ thực hành: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm thực hành 4 -> 5 loại phân bón cho vào chai( lọ) đậy kín có ghi sẵn số mẫu. - 2 ống nghiệm thủy tinh. - Đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm, nước sạch. 2/ Học sinh: - Tìm hiểu 1 số loại phân bón ở gia đình thường dùng. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC. Chủ đề thực hiện trong 3 tiết: - Tiết 1: Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT - Tiết 2: Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG. - Tiết 3: Bài 8: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ GV: Ngay từ xa xưa ông cha ta thường nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu tục ngữ này phần nào nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì trong sản xuất nông nghiệp. Gia đình các em thường sử dụng những loại phân bón nào để bón cho cây trồng? * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ HS: Lắng nghe HS: Nhớ lại gia đình đã bón những loại phân nào, ghi ra giấy * Bước 3 - Báo cáo kết quả HS: Báo cáo kết quả * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức GV: Nhận xét 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 2.1. Đơn vị kiến thức 1: Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về phân bón: * Kiến thức: Biết được một số loại phân bón thường dùng đối với cây trồng và đất . * Kỹ năng: Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài . Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón thông thường * Thái độ: Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất. * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ: - Yêu cầu HS làm việc với SGK trả lời câu hỏi: + Phân bón là gì? + Phân bón được chia thành mấy nhóm chính? Đó là những nhóm nào? -Yêu cầu HS theo dõi sơ đồ 2 SGK/16 và nêu các loại phân đại diện cho từng nhóm. - GV chiếu BT và yêu cầu hoàn thành bài tập + Gia đình em có thể sản xuất ra những loại phân bón nào? + Làm thế nào để có nhiều phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh bón cho cây trồng? + Việc gom rác, phế phẩm nông nghiệp, cỏ dại, cây xanh... để dùng làm phân bón cho cây trồng có tác dụng gì? * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc với SGK trả lời - Dựa vào SGK trả lời. Các nhóm làm việc 3’ để hoàn thành bảng. * Bước 3 - Báo cáo kết quả - 3 nhóm : Phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh. - Kết quả bài tập Nhóm phân bón Loại phân bón Phân hữu cơ Phân hóa học Phân vi sinh a, b, e,g,k,l,m c,d,h,n i - Phân hữu cơ: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh - Tận dụng rác hữu cơ, phế phẩm trồng trọt, chất thải vật nuôi, con người để ủ làm phân. - Làm xanh cây trồng, làm sạch môi trường * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức GV: Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời đúng và khuyến kích các nhóm còn lại, ghi bảng. I. Phân bón là gì? -Phân bón là loại “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. -Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: + Phân hoá học + Phân hữu cơ + Phân vi sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của phân bón * Kiến thức: Biết được tác dụng của phân bón đối với cây trồng và đất . * Kỹ năng: Biết cách sử dụng phân bón phù hợp để nâng cao độ phì nhiêu của đất * Thái độ: Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất. Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát hình 6, y/c HS thảo luận nhóm 2’ cho biết: Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng sản phẩm? 1. Theo em, thế nào là bón phân hợp lý? 2. Tác hại của bón phân không hợp lý? - Cho HS đọc phần chú ý để thấy rõ tác hại của bón phân không đúng * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm 3’ và trả lời * Bước 3 - Báo cáo kết quả Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. 1. Đúng liều lượng, đúng loại, cân đối giữa các loại phân, phù hợp với đất và cây, đúng thời kì. 2. Giảm năng suất và chất lượng nông sản; Làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. - Đọc và chú ý * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức II. Tác dụng của phân bón. - Tăng năng suất cây trồng. - Tăng chất lượng nông sản - Tăng độ phì nhiêu cho đất. - Củng cố trực tiếp (?) Phân bón là gì? Bao gồm mấy nhóm chính? (?) Bón phân vào đất có tác dụng gì? Làm bài tập Bài 1: Câu nào đúng nhất: a/ phân bón gồm 3 loại là: cây xanh, đạm, vi lượng b/ phân bón gồm 3 loại là: đạm, lân, kali c/ phân bón gồm 3 loại là: phân chuồng, phân hóa học, phân xanh d/ phân bón gồm 3 loại là: phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh Bài 2: Câu nào đúng nhất: a/ Bón phân làm cho đất thoáng khí b/ Bón phân nhiều năng suất cao c/ Bón phân hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt d/ Bón phân hợp lí cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt GV cung cấp thêm một số thông tin: Phân bón và chất lượng sản phẩm nông nghiệp: cây thiếu chất dinh dưỡng hoặc bón phân không cân đối đều làm giảm chất lượng nông sản. Việc bón thừa đạm, làm giảm tỉ lệ đồng trong chất khô của cỏ, có thể gây ra bệnh vô sinh cho bò sinh sản. Bón thừa kali làm giảm lượng magie trong cỏ dẫn đến đễ mắc bệnh co cơ đối với gia súc nhai lại. Phân bón trong nền nông nghiệp sinh thái: hậu quả của việc bón hóa học làm chất lượng sinh học của sản phẩm giảm sút - Hướng dẫn về nhà: + Bài vừa học: trả lời các câu hỏi ở cuối bài SGK. + Bài sắp học: Bài 9 Tìm hiểu: - Cách bón phân. - Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. 2.2. Đơn vị kiến thức 2: Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG. Hoạt động 3: Giới thiệu 1 số cách bón phân: * Kiến thức: Biết được cách bón phân * Kỹ năng: Biết bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón. * Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và tận dụng các loại phân bón. * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ -GV hỏi: Bón phân cho cây trồng nhằm mục đích gì? -GV:Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau: 1. Căn cứ vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân? 2. Bón thúc là gì? Mục đích? 3. Bón lót là gì? Mục đích? -GV hỏi: Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm mấy cách bón phân? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút, làm bài tập trang 20-21 SGK. * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ -HS: Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. - HS: Đọc SGK, trả lời: 1. Bón thúc và bón lót. 2.Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì. 3.Bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. -HS: Bón vải, bón theo hốc, bón theo hàng, phun lên lá. -HS: Thảo luận nhóm làm bài tập. * Bước 3 - Báo cáo kết quả 1. Bón thúc và bón lót. 2.Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì. 3.Bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. -HS: Bón vải, bón theo hốc, bón theo hàng, phun lên lá. * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức I. Cách bón phân. Cơ sở khoa học Cách bón Mục đích Căn cứ vào thời kì bón phân có: Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. Căn cứ vào hình thức bón Áp dụng Bón vãi Bón rau, lúa,... Bón theo hốc, Bón cà phê, tiêu,... Bón theo hàng Bón ngô, khoai lang, .... Phun lên lá. Bón rau, cây con,.. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách sử dụng phân bón. * Kiến thức: Biết được cách sử dụng các loại phân bón thông thường. * Kỹ năng: Biết bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón. * Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và tận dụng các loại phân bón. * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Thông báo về cách bón phân. - GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 phút làm bài tập SGK trang 22. - Có nên đem phân hữu cơ và phân lân dùng để bón thúc còn phân đạm, phân kali dùng để bón lót được không? Vì sao? - Đối với một số loại phân hữu cơ: phân chuồng, phân bắc cần xử lí như thế nào trước khi đem bón? Vì sao? * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ -HS: Lắng nghe. -HS: Thảo luận nhóm và trả lời: - HS: Nghe và ghi vở. * Bước 3 - Báo cáo kết quả Phân hữu cơ bón lót. Phân đạm, kali,và phân hỗn hợp Bón thúc. Phân lân Bón lót. - Không, vì cây cây không sử dụng được đồng thời gây lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. - Ủ cho hoai mục để hạn chế mầm bệnh, cây dễ sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức GV: Tổng hợp ý kiến rút ra kết luận. Cho hs ghi bài. II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - Phân hữu cơ và phân lân: ít hoặc không hòa tan: Thường dùng để bón lót. - Phân đạm, kali,và phân hỗn hợp Bón thúc, nếu bón lót chỉ bón một lượng nhỏ Hoạt động 5: Tìm hiểu về cách bảo quản các loại phân bón. * Kiến thức: Biết được cách bảo quản các loại phân bón thông thường. * Kỹ năng: Biết bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón. * Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và tận dụng các loại phân bón. * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - GV:Yêu cầu HS đọc SGK, nêu: + Các cách bảo quản các loại phân hoá học? + Vì sao phân hoá học phải bọc kín lại và để nơi cao ráo, thoáng mát? + Vì sao không để lẫn lộn các loại phân với nhau? + Bảo quản phân chuồng bằng cách nào? Vì sao? * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc SGK trả lời các yêu cầu của GV. * Bước 3 - Báo cáo kết quả Xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân bón Tạo điều kiện cho VSV phân giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường. * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức III. Bảo quản các loại phân bón thông thường. - Loại dễ hút ẩm cần phải giữ kín, khô. - Loại khó tiêu cần chế biến để dễ phân giải. - Loại chứa mầm bệnh cần được diệt trừ. - Củng cố trực tiếp (?) Thế nào là bón lót, bón thúc? (?) Phân hữu cơ thường dùng để bón lót hay bón thúc? Tại sao? (?) Em hãy cho biết ưu và nhược điểm của 4 cách bón phân? HS làm bài tập: Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm của các câu hỏi sau: a. Phân .......................................cần bón một lượng rất nhỏ. b. Phân .........................................có thể bón lót và bón thúc cho lúa. c. Phân .........................................cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô. d. Các loại cây ........................... cần dùng phân đạm để bón thường xuyên Đáp án: a. vi lượng b. chuồng c. lân d. rau - Hướng dẫn về nhà + Bài vừa học: trả lời các câu hỏi ở cuối bài SGK. + Bài sắp học: Bài 8 Chuẩn bị: - Mẫu phân hóa học thường dùng trong nông nghiệp. 2.3. Đơn vị kiến thức 3: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG Hoạt động 6: Tổ chức thực hành: * Mục tiêu: Học sinh tự chuẩn bị được dụng cụ, vật liệu cần thiết để nhận biết một số loại phân bón. * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm 5 - 6 học sinh . - Kiểm tra dụng cụ của mỗi nhóm - Phân chia dụng cụ, các mẫu phân bón cho từng nhóm * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ Về vị trí của nhóm mình, để dụng cụ trước mặt và ổn định tổ chức. * Bước 3 - Báo cáo kết quả * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức Hoạt động 7: Thực hiện quy trình: * Kiến thức: .Phân biệt được một số loại phân hóa học thông thường * Kỹ năng: Nhận dạng được một số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hòa tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn * Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón. * Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ Yêu cầu HS cho biết : ? Làm sao để phân biệt nhóm phân hoà tan và không hoà tan? ? Phân biệt các phân không hoặc ít hoà tan. GV: Vừa thao tác mẫu, vừa diễn giải cho HS rõ. Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan: Lấy 1 lượng hân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. Cho 10- 15 ml nước sạch vào lắc mạnh trong 1 phút. Để lắng 1- 2 phút. Quan sát mức độ hòa tan . Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân kali. . Khôg hoặc ít hòa tan: đó là phân lân và vôi. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan: Phân lân và vôi. Chúng ta quan sát màu sắc: Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân. Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột đó là vôi. GV: Quan sát, theo dõi, nhắc nhở HS thực hiện theo quy trình thực hành và mỗi nhóm ghi kết quả thực hành theo mẫu sau; Mẫu phân Có hòa tan không Đốt trên than củi nóng đỏ có mùi khai không Màu sắc Loại phân Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4 * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ HS: Lắng nghe, theo dõi. HS: Thực hành theo nhóm. Sau khi thực hành xong, thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi thực hành. * Bước 3 - Báo cáo kết quả Thực hiện ghi kết quả vào bảng kết quả thực hành * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức Hướng dẫn chấm bài thực hành: HS thực hiện đúng thao tác thực hành: 2đ Thí nghiệm thành công, an toàn: 2đ Ghi đúng kết quả thực hành mỗi loại phân: 1,5đ Mẫu phân Có hòa tan không? Màu sắc Loại phân gì? Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Bài 1.1: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt là: A. Làm cho đất tốt, tăng sản lượng nông sản. B. Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản. C. Làm cho đất phì nhiêu, tăng khả năng kháng sâu, bệnh cho cây trồng, nông sản có chất lượng tốt. D. Cây trồng năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt. Lời giải: Đáp án B Bài 1.2: Phân bón có 3 loại là: A. Phân xanh, phân đạm, phân vi lượng. B. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh. C. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. D. Phân đạm, phân lân, phân kali. Lời giải: Đáp án C Bài 1.3: Phân vi sinh là loại phân bón: A. Chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm. B. Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân. C. Phân hủy xác sinh vật. D. Chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm và lân. Lời giải: Đáp án D Bài 1.4: Loại phân bón nào sau đây thường dùng để bón thúc? A. Phân đạm, phân kali. B. Phân kali, phân lân. C. Phân hữu cơ, phân đạm. D. Phân lân, phân hữu cơ. Lời giải: Đáp án A Bài 1.5: Căn cứ vào hình thức bón, người ta chia thành các cách bón phân nào? A. Bón vãi, bón lót, bón theo hốc hoặc phun lên lá. B. Bón vãi, bón lót, bón theo hàng, bón theo hốc hoặc phun lên lá. C. Bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc hoặc phun lên lá. D. Bón theo hàng, bón theo hốc, bón thúc hoặc phun lên lá. Lời giải: Đáp án C Bài 1.6: Đối với các loại phân hóa học, để đảm bảo chất lượng, cần phải bảo quản phân bằng các biện pháp nào sau đây? A. Đựng trong chum, vại sành đậy kín; bao gói bằng bao ni lông; để ngoài trời nơi thoáng mát và cùng các loại phân thường dùng. B. Đựng trong chum, vại sành đậy kín; bao gói bằng bao ni lông; không để lẫn các loại phân với nhau; để nơi khô ráo, thoáng mát. C. Đựng trong chum, vại sành đậy kín; nơi thuận tiện sử dụng; để lẫn các loại phân với nhau; để nơi thoáng mát. D. Đựng trong chum, vại sành đậy kín; để lẫn các loại phân với nhau; để nơi thoáng mát và đậy kín bằng các bao ni lông. Lời giải: Đáp án B Bài 1.7:Ghép tên các loại phân hóa học với đặc điểm tương ứng của chúng sao cho đúng: Các loại phân hóa học Đặc điểm 1. Phân lân 2. Phân kali 3. Phân đạm 4. Vôi a. Hòa tan trong nước, khi rắc phân lên cục than nóng đỏ, không có mùi amoniac bay ra. b. Ít hoặc không hòa tan trong nước, có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám. c. Hòa tan trong nước, khi rắc phân lên cục than nóng đỏ, có mùi amoniac bay ra. d. Ít hoặc không hòa tan trong nước, có màu trắng, dạng bột. Lời giải: 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: Bài 1 Nếu có một khu đất vừa dốc, vừa xói mòn, em có thể làm thế nào để khu đất này không những bị bỏ hoang mà còn ngày càng cho năng suất và chất lượng nông sản cao? Lời giải: Có thể tiến hành như sau: - Trồng cây cải tạo và bảo vệ đất: Một vài năm đầu, trồng cây họ Đậu để tạo lớp thảm ngăn tác động của dòng nước, đồng thời xác của chúng khi bị phân hủy làm cho đất màu mỡ hơn. Những năm sau trồng tiếp cây chịu khô hạn, tạo tán che chống xói mòn, lớp đất tiếp tục được cung cấp xác hữu cơ, tăng tỉ lệ mùn. - Khi đất đã phục hồi, tạo vành đai chống xói mòn, trồng cây ăn quả hoặc hoa màu. Qua biện pháp nêu trên cho thấy: bảo vệ, cải tạo là chuẩn bị đưa đất vào sản xuất, trong sản xuất: vừa cải tạo qua tăng lượng xác hữu cơ, chống xói mòn, vừa chăm sóc bảo vệ làm cho đất càng tăng độ phì nhiêu. Bài 2 Em thấy các loại rau (rau cải, rau xà lách ) được bón phân đạm đầy đủ hoặc không được bón, chúng khác nhau như thế nào? Nước tiểu của người, vật nuôi được pha loãng tưới cho rau, rau tốt tươi, nhưng nếu để nguyên (không pha loãng) đem tưới vào gốc cây rau thường làm cho cây héo hoặc có thể chết, em hãy giải thích vì sao. Nước tiểu của người và vật nuôi thuộc loại phân nào? Lời giải: - Các loại rau (rau cải, xà lách ) được bón phân đạm đầy đủ sẽ sinh trưởng nhanh (cao, to, xanh, non); nếu không được bón phân đạm, các loai rau sẽ sinh trưởng chậm (thấp, nhỏ, vàng, già). - Dùng nước tiểu của người, vật nuôi pha loãng tưới cho cây, cây sẽ phát triển tốt; nhưng nếu để đậm đặc dùng để tưới cây, cây sẽ chết vì tỉ lệ đạm quá cao. - Nước tiểu của người và vật nuôi thuộc loại phân hữu cơ. Bài 3 Quan sát hình 6 SGK Công nghệ 7, em hãy cho biết mỗi mũi tên diễn đạt điều gì? Lời giải: - Từ “phân bón”, có 3 mũi tên theo hướng: + Mũi tên theo hướng sang trái diễn đạt: phân bón có vai trò nâng cao năng suất trồng trọt. + Mũi tên theo hướng sang phải diễn đạt: phân bón có vai trò nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt. + Mũi tên theo hướng xuống diễn đạt: phân bón chỉ có vai trò khi có cách bón hợp lí. - Từ “bón phân”: + Có 2 mũi tên to theo hướng: * Lên phía trái diễn đạt: bón phân hợp lí, năng suất trồng trọt sẽ tăng * Lên phía phải diễn đạt: bón phân hợp lí, chất lượng sản phẩm trồng trọt sẽ tăng. + Có 2 mũi tên nhỏ dưới cùng diễn đạt: bón phân có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất kém phì nhiêu trở thành đất phì nhiêu. Vậy muốn tăng năng suất trồng trọt và chất lượng sản phẩm trồng trọt cần có phân bón, đồng thời phải có cách bón hợp lí. Bài 4 Các loại phân bón: phân gà, lợn, trâu, bò bảo quản như thế nào là có lợi nhất? Vì sao? Lời giải: Cách bảo quản phân gà, lợn, trâu, bò, có lợi nhất là: ủ cho hoai mục, cụ thể là cho phân gà, lợn, trâu, trộn đều với rơm, rạ, cỏ khô, cỏ tươi; tưới ẩm, đắp thành đống, lấy bùn trát kín; sau 3,4 tháng vi sinh vật hủy; đem bón có hiệu quả cao. Vì khi ủ, vi sinh vật hoạt động sinh nhiệt, làm cho các vi khuẩn và ấu trùng sâu bọ gây hại cây trồng bị diệt, đồng thời xác hữu cơ khó tiêu biến thành dễ tiêu làm cho chất lượng phân bón được nâng cao. Bài 5 Phân hữu cơ, phân lân sử dụng như thế nào để có hiệu quả cao? Vì sao? Loại phân vô cơ nào luôn phải bọc kín và để nơi mát, khô ráo? Vì sao? Lời giải: - Phân hữu cơ giàu mùn nhưng lâu tiêu, phân lân bón xuống cũng lâu tiêu. Nếu trộn hai thứ phân này và đem ủ, chúng đều chuyển dần thành dạng dễ tiêu, cây dễ hấp thụ. - Loại phân dễ hút ẩm như đạm, kali, nên khi bảo quản cần đậy kín, nơi khô ráo, mát để tránh hút ẩm. * HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (Hướng dẫn về nhà) - Chủ đề vừa học: Phân bón có mấy loại và tác dụng của phân bón đối với cây trồng và đất? Có mấy cách bón phân? Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường? - Chủ đề sắp học: Giống cây trồng Tìm hiểu + Một số giống cây trồng tại địa phương. + Phương pháp chọn tạo giống cây trồng và cách bảo quản hạt giống cây trồng.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_day_them_cong_nghe_lop_7_tiet_5_6_7_nam_hoc_2020_202.doc