Giáo án Hình học 7 - Chương trình học kỳ 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học 7 - Chương trình học kỳ 1 - Năm học 2020-2021

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.

 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được hai đường thẳng vuông góc, qua một điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước; điều kiện để hai đường thẳng song song với nhau.

- Biết được đường trung trực của một đoạn thẳng

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đo góc, vẽ được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song với nhau, đường trung trực của đoạn thẳng.

3. Thái độ

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực, tinh thần hoạt động nhóm

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu

2. Học sinh: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức lớp (1p)

2. Khởi động (2p): Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )

3. Nội dung:

 

docx 74 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Chương trình học kỳ 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày giảng: 7A: 10/9/2020
CHƯƠNG I.
ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Tiết 1. §1. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được hai đường thẳng vuông góc, qua một điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước; điều kiện để hai đường thẳng song song với nhau.
- Biết được đường trung trực của một đoạn thẳng
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đo góc, vẽ được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song với nhau, đường trung trực của đoạn thẳng.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực, tinh thần hoạt động nhóm 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu
2. Học sinh: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p): Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức (38p)
Mục tiêu:
- Biết được hai đường thẳng vuông góc, qua một điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước
- Biết được điều kiện để hai đường thẳng song song với nhau
- Biết được đường trung trực của một đoạn thẳng
- Rèn kỹ năng đo góc, vẽ được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường trung trực của đoạn thẳng
- HĐ A.B1a không dạy
- GV cho HS hoạt động cặp đôi 5p thực hiện A.B1b TL/83, đại diện một cặp lên vẽ hình và chia sẻ kết quả
GV quan sát và trợ giúp (nếu cần)
- HS làm tốt đi giúp đỡ HS còn yếu
GV chốt kết quả đúng
GV: Giới thiệu trường hợp đặc biệt hai đường thẳng cắt nhau mà trong các góc tạo thành có 1 góc vuông
? Các góc còn lại có số đo như thế nào ?
GV: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc 
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân thực hiện A.B.1d TL/83
Gv: Gọi hs báo cáo và thống nhất 
Gv nhấn mạnh: Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau, nhưng hai đường thẳng cắt nhau thì chưa chắc đã vuông góc.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu A.B.1e cách vẽ một đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước 
Gv: Thao tác lại 
GV: Có một và chỉ một đường thẳng a’ qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 5p và tìm hiểu A.B1g về đường trung trực của đoạn thẳng, gọi đại diên lên vẽ hình và trình bày
- GV nhấn mạnh cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng:
+ Vẽ trung điểm của đoạn thẳng ( Dùng thước thẳng, compa)
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm ( Dùng thước thẳng, e ke)
GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân đo góc và trả lời các câu hỏi A.B2a TL/84, sau đó báo cáo và chia sẻ kết quả 
GV chốt kết quả đúng 
GV cho HS cá nhân đọc A.B3b TL/84 
GV: Vẽ hình và giới thiệu hai đường thẳng song song.
GV: Cho HS hoạt động cặp đôi 4p làm phần A.B3c TL/85
Gv: Gọi hs báo cáo và chia sẻ kết quả
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu cá nhân phần A.B.2d cách vẽ hai đường thẳng song song 
1. Hai đường thẳng vuông góc
Hs: Hoạt động cặp đôi thực hiện 1b
- Các cặp góc đối đỉnh:
- Các cặp góc kề bù: 
Hs: Các góc còn lại cũng vuông 
* Hai đường thẳng vuông góc khi: 
+ Chúng cắt nhau 
+ Góc tạo thành có một góc vuông 
* Kí hiệu : xx’ ^ yy’
- HS hoạt động cá nhân làm bài và chia sẻ.
A.B1d
- AB ^ BC 
- Kiểm tra hai đường thẳng vuông góc: chúng có cắt nhau không và trong các góc tạo thành có 1 góc bằng 900 
- ý 1 đúng, ý 2 sai 
HS: Tìm hiểu TL/84
* Có một và chỉ một đường thẳng a’ qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước
2. Đường trung trực của đoạn thẳng 
HS: Tìm hiểu 
HS: Báo cáo và chia sẻ 
- Đường trung trực của đoạn thẳng 
+ Đi qua trung điểm của đoạn thẳng
+ Vuông góc tại trung điểm 
3. Hai đường thẳng song song
Hs: Hoạt động cá nhân và báo cáo, chia sẻ
A.B.2a: 
Hs: Hoạt động cá nhân đo
* Dấu nhiệu nhận biết hai đường thẳng song song (nhận biết theo cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị) (TL/84)
 Kí hiệu: a // b
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện 
* Tính chất: Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song với nhau.
- Hs: Thao các theo hướng dẫn 
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (3p)
1. Tổng kết 
HS: Qua tiết học học nay các bạn đã biết thêm được kiến thức gì ?
HS: Hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng, hai đường thẳng song song.
GV: Nhận xét tiết học 
2. Hướng dẫn về nhà
* Hướng dẫn học bài cũ:
- Xem lại các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Tập vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực, hai đường thẳng song song. 
- BTVN: C1,2,3 TL/86
- HS khá, giỏi tìm hiểu thêm mục D.E TL/87
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Tiết sau: C. Hoạt động luyện tập.
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày giảng: 7A: 11/9/2020
Tiết 2. §1. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được hai đường thẳng vuông góc, qua một điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước; điều kiện để hai đường thẳng song song với nhau.
- Biết được đường trung trực của một đoạn thẳng
2. Kỹ năng
- Biết cách vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.
3. Thái độ
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực, tinh thần hoạt động nhóm 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, phấn màu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài tập, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
* Khởi động (6p)
- GV: Tổ chức chơi trò chơi ai khéo hơn - ai nhanh hơn 
ND: mỗi nhóm cử một thành viên tham gia. Tổ chức 2 lượt chơi. 
- Lần 1: Vẽ hai đường thẳng bất kì vuông góc, kí hiệu sự vuông góc đó 
- Lần 2: Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bất kì 
Gv: Kiểm soát kết quả và công bố đội thắng cuộc.
HS: Cử đại diện tham gia chơi
HS: Chơi trò chơi 
C. Hoạt động luyện tập (34p)
Mục tiêu:.
 - Biết được hai đường thẳng vuông góc, qua một điểm chỉ có một đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước; điều kiện để hai đường thẳng song song với nhau.
- Biết được đường trung trực của một đoạn thẳng
- Rèn kỹ năng đo góc , vẽ được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng
GV: Cho HS hoạt đông cặp đôi 5p làm bài tập C1 TL/85
GV: Kiểm tra và hướng dẫn HS yếu 
GV: Cho HS báo cáo và chia sẻ 
GV: Thống nhất và chốt kết quả 
GV: Cho HS hoạt động cá nhân thực hiện các yêu cầu bài tập C2 TL/86
GV: Gọi 3 HS lên thao tác cách vẽ và chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
GV: Cho học sinh hoạt động cặp đôi 5p làm bài tập C3a TL/86, sau đó báo cáo và chia sẻ
- GV giúp đỡ học sinh (nếu cần)
- HS làm tốt đi giúp đỡ các bạn chưa làm được
- GV chốt kiến thức
Bài C1 ( TL/85)
HS: Thực hiện, báo cáo và chia sẻ 
- Hình 8.1 có a // b vì có một cặp góc sole trong bằng nhau
- Hình 8.2 có d ^g vì chúng cắt nhau và tạo thành góc 900
- Hình 8.3 m // n vì p cắt m,n và trong các góc tạo thành có một cắp góc đồng vị bằng nhau.
Bài C2 ( TL/85)
HS: Cá nhân thực hiện 
HS: Ba HS lên bảng vẽ và chia sẻ
Bài C3a TL/86
- HS thực hiện cặp đôi và chia sẻ
- 2 đường thẳng vuông góc: H11 (2)
- 2 đường thẳng song song: H11 (1), (3)
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4p)
1. Tổng kết
? Qua tiết học học hôm nay các bạn đã củng cố được những kiến thức gì ?
HS: Hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng, hai đường thẳng song song
2. Hướng dẫn về nhà
* Hướng dẫn học bài cũ:
- Xem lại các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường trung trực của đoạn thẳng, các bài tập đã chữa.
- BTVN: C3b TL/86
- HS khá, giỏi tiếp tục tìm hiểu thêm phần D.E 
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Đọc trước bài: “Tiên đề Ơ - Clit về hai đường thẳng song song”
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 10/9/2020
Ngày giảng: 7A: 17/9/2020
Tiết 3. §2. TIÊN ĐỀ Ơ- CLIT VỀ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Biết tính chất qua 1 điểm nằm ngoài đường thẳng có duy nhất một đường thẳng song song với nó; tính chất về các góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
2. Kĩ năng
- Biết cách kiểm tra hai đường thẳng song song với nhau, tính được số đo góc dựa vào tính chất hai đường thẳng song song.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học, tích cực chia sẻ, hợp tác.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước kẻ, eke, phấn màu.
2. Học sinh: Thước kẻ, eke.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p): Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi..)
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
A.B. Hoạt động khởi động & Hoạt động hình thành kiến thức (39p)
Mục tiêu:
- Biết tính chất qua 1 điểm nằm ngoài đường thẳng có duy nhất một đường thẳng song song với nó; tính chất về các góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
- Biết cách kiểm tra hai đường thẳng song song với nhau, tính được số đo góc dựa vào tính chất hai đường thẳng song song.
Mục A.B1a: (Không dạy, HS về nhà làm)
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc nội dung A.B1b TL/88 và trả lời câu hỏi
- Qua 1 điểm ở ngoài 1 đường thẳng có bao nhiêu đường thẳng somg song với đường thẳng đó?
- GV đưa ra nội dung của tiên đề Ơ- clit
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời A.B1c TL/88
- GV lưu ý các cách phát biểu khác của nội dung tiên đề thông qua phần A.B1c TL/88.
- GV cho HS hoạt động nhóm7p thực hiện các yêu cầu A.B2a, bTL/89 và ghi lại các kiến thức cơ bản vào vở.
- GV quan sát các nhóm hoạt động và trợ giúp (nếu cần). Tổ chức cho HS báo cáo chia sẻ trước lớp.
- GV chốt kiến thức và nhấn mạnh về tính chất hai đường thẳng song song.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 4p thực hiện phần A.B2c TL/89
- GV theo dõi, hướng dẫn trợ giúp học sinh.
- GV hướng dẫn HS trình bày, lập luận lô gic.
- GV chốt kiến thức
1. Tiên đề Ơ-clit
HS thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi.
TL: chỉ có 1 đường thẳng
* Tiên đề Ơ- clit (TL/88)
- M a, b qua M và b//a là duy nhất
- HS trả lời, báo cáo, chia sẻ
A.B1c: 
4 câu đều đúng
- HS thực hiện cá nhân, trao đổi nhóm, chia sẻ ý kiến
2. Tính chất hai đường thẳng song song:
- Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
* Lưu ý cách trình bày bài tập tính số đo góc A.B2c
- HS thực hiện cá nhân, cặp đôi, báo cáo, chia sẻ
A.B2c TL/89
a, = 370 ( hai góc so le trong)
 (đối đỉnh)
b, Vì kề bù nên: 
 = 1800
=> = 1800 – 
= 1800 – 370 = 1430
Vì kề bù nên:
= 1800
=>= 1800 –
= 1800 – 370 = 1430
Vậy 
và = 1430
( hai góc so le trong)
- HS sửa sai, trình bày sửa sai
Tổng kết- Hướng dẫn về nhà (3p)
* Tổng kết:
? Phát biểu tiên đề Ơ- clit.
? Tính chất về góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
 * Hướng dẫn học bài cũ:
- Học và ghi nhớ tiên đề Ơ- clit, tính chất hai đường thẳng song song
- BTVN: Làm bài tập phần C. Hoạt động luyện tập.
* HD chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị giờ sau luyện tập.
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 10/9/2020
Ngày giảng: 7A: 18/9/2020
Tiết 4. §2. TIÊN ĐỀ Ơ- CLIT VỀ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố tiên đề Ơ- clit và tính chất về các góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng và giải thích được về hai đường thẳng song song.
- Tính số đo góc dựa vào tính chất về góc tạo bởi hai đường thẳng song song.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, tích cực, hợp tác, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thước kẻ, eke, phấn màu.
2. Học sinh: Thước kẻ, eke.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động : Đan xen trong hoạt động khởi động
3. Nội dung:
Hoạt động của gióa viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
* Khởi động (6p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, kiểm tra bài cũ.
- Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi qua trò chơi “gọi thuyền”
- Phát biểu tiên đề Ơ- clit?
- Tính chất về góc tạo bởi hai đường thẳng song song?
- GV chốt kết quả trả lời đúng, củng cố kiến thức cơ bản.
HS cá nhân trả lời, báo cáo, chia sẻ
C. Hoạt động luyện tập (35p)
Mục tiêu:
- Củng cố tiên đề Ơ- clit và tính chất về các góc tạo bởi đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
- Nhận dạng và giải thích được về hai đường thẳng song song.
- Tính số đo góc dựa vào tính chất về góc tạo bởi hai đường thẳng song song.
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm các bài tập vào vở, sau đó trao đổi nhóm, thống nhất. GV trợ giúp (nếu cần).
- GV treo bảng phụ hình vẽ 16, 17 (TL/89-90) và mời đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả
- Báo cáo kết quả đã làm được trong bài
a) a // b vì cùng vuông góc với c
Gợi ý tính :
+ Tính (kề bù với )
+ Tính (bù với vì là hai góc trong cùng phía)
- Gợi ý tính : Kề bù với
(HS có thể có cách suy luận khác)
- GV chú ý chỉnh sửa cách trình bày cho học sinh, trong quá trình làm bài HS có thể có cách suy luận khác.
- GV hướng dẫn HS trình bày, lập luận lô gic.
- HS hoạt động cá nhân làm bài tập Thống nhất kết quả trong nhóm và báo cáo
Bài tập a) Hình 16 (TL/89)
* a // b vì c cắt cả a và b và có một cặp góc đồng vị bằng nhau và bằng 900
* Do a // b nên (Đồng vị)
* Do a // b nên 
(Ngoài cùng phía) (Hoặc có thể tính B3=A4 (Đồng vị))
Bài tập b) Hình 17 (TL/90)
* a // b vì có 1 đường thẳng cắt cả a và b đồng thời có là hai góc trong cùng phía mà 
* vì a // b và So le trong
Tổng kết- Hướng dẫn về nhà (3p)
* Tổng kết:
? Qua bài tập củng cố kiến thức gì?
* Hướng dẫn học bài cũ:
- Học và ghi nhớ tiên đề Ơ- clit, tính chất hai đường thẳng song song.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- D-E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng (TL/90-91)
+ HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập 1 với sự trợ giúp của cha mẹ, người thân
+ HS về nhà thực hiện bài tập 2,3 và đọc thêm bài 4: Tìm hiểu về nhà toán học Ơclit. 
* HD chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị giờ sau: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng. Tìm hiểu mục A.B
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 17/9/2020
Ngày giảng: 7A: 24/9/2020
Tiết 5. §3: QUAN HỆ GIỮA TÍNH VUÔNG GÓC VÀ TÍNH SONG SONG CỦA 
HAI ĐƯỜNG THẲNG 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng, tính chất bắc cầu của hai đường thẳng song song
2. Kĩ năng
- Biết cách kiểm tra hai đường thẳng có song song, vuông góc với nhau hay không?
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học, tích cực chia sẻ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Eke, thước kẻ, thước đo góc, bảng phụ mục A.B1c TL/93.
2. Học sinh: Eke, thước kẻ, thước đo góc.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p) : Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
A.B. Hoạt động Khởi động và hình thành kiến thức (40p)
Mục tiêu:	
- Biết được quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng, tính chất bắc cầu của hai đường thẳng song song
- Biết cách kiểm tra hai đường thẳng có song song, vuông góc với nhau hay không?
- Trưởng ban học tập cho các bạn chơi trò chơi và tìm 1 người thua cuộc để lĩnh thưởng bằng cách cho trả lời câu hỏi
Câu hỏi phát thưởng là “Cho đường thẳng a và điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Vẽ đường thẳng b đi qua điểm A và song song với đường thẳng a. Đường thẳng c đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng a”
- Khi HS trả lời trên bảng thì cá nhân HS dưới lớp cùng làm 
GV sử dụng phần kiểm tra để ĐVĐ vào bài 
Mục A.B1a TL/93 GV yêu cầu học sinh về nhà thực hiện
GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục A.B1b TL/93 theo cá nhân
GV chốt kiến thức cơ bản về tính vuông góc và song song, vẽ hình minh họa
GV chốt lại kết luận bằng nội dung hình vẽ 22 và 23 mục A.B1c TL/93 trên bảng phụ
1. Quan hệ giữa tính song song và vuông góc
HS: lên bảng thực hiện
HS: dưới lớp dánh giá
HS thực hiện cá nhân, báo cáo, chia sẻ
* Nhận xét TL/93
 Hình 22: 
Do m // n và nên (tính chất)
Hình 23: 
Do và nên a // b ( tính chất)
GV yêu cầu HS về nhà thực hiện mục A.B2a TL/93
GV giới thiệu tính chất của các đường thẳng song song 
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 4p thực hiện mục A.B2c TL/93
GV: cho 2 cặp báo cáo và kiểm tra vài nhóm trên vở của HS
GV: chốt kiến thức cơ bản trong bài tập, và chốt kiến thức toàn bài
2. Tính chất của các đường thẳng song song
*Tính chất (TL/93)
 m // p; n// p ⇒ m // n
HS thực hiện cặp đôi và chia sẻ
A.B2c TL/93
-1 đúng
- 2 sai
Tổng kết- Hướng dẫn về nhà (4p)
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc các tính chất, vẽ hình minh họa, xem lại các câu hỏi đã chữa.
- BTVN: làm bài tập phần C. Hoạt động luyện tập.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị chu đáo các bài tập, giờ sau luyện tập.
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 17/9/2020
Ngày giảng: 7A: 25/9/2020
Tiết 6. §3. QUAN HỆ GIỮA TÍNH VUÔNG GÓC VÀ TÍNH SONG SONG CỦA 
HAI ĐƯỜNG THẲNG (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng, tính chất bắc cầu của hai đường thẳng song song
2. Kĩ năng
- Kiểm tra được hai đường thẳng có song song, vuông góc với nhau hay không. Tính được số đo góc theo yêu cầu.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học, tích cực chia sẻ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: TL HDH, Eke, thước kẻ, thước đo góc.
2. Học sinh: Eke, thước kẻ, thước đo góc, các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p) : Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
* Khởi động (4p)
Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới
? Phát biểu tính quan hệ giữa tính vuông góc và song song? Vẽ hình minh họa.
GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
HS cá nhân thực hiện, HS khác nhận xét, chia sẻ ý kiến
C. Hoạt động luyện tập (35p)
Mục tiêu: Củng cố quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng, tính chất bắc cầu của hai đường thẳng song song
GV: cho HS hoạt động nhóm 7p làm bài tập phần luyện tập phần a (TL/94)
GV: bao quát các nhóm làm và hỗ trợ nhóm còn vướng mắc (nếu cần)
GV chốt kết quả đúng, lưu ý cách lập luận trình bày
GV: cho cá nhân thực hiện bài b; c
GV: bao quát cả lớp làm bài và giúp đỡ HS còn yếu (nếu cần )
GV chốt kết quả đúng, lưu ý cách lập luận trình bày
? Các kiến thức đã được vận dụng trong bài tập
GV: Chốt lại kiến thức đã được vận dụng trong bài tập
HS HĐ nhóm thực hiện trên hình 25, báo cáo và chia sẻ
a) Hình 25 (TL/94) 
* Có c a; c b nên a // b ( ính chất) lại bị d cắt cả a và b 
Do đó có 
+ ; ; ; ( các cặp góc đồng vị) 
+ ; (Cặp góc so le trong)
+ ; (Cặp góc so le ngoài)
* Có (So le ngoài) nên a //b mà c a nên c b (Tính chất) 
HS: thực hiện bài b trên hình 26; 27
a) Hình 26 (TL/94)
* Có a //b và = 900 nên suy ra đường thẳng thứ ba vuông góc với đường thẳng b nên = 900
 * Do a //b bị đường thẳng thứ ba cắt cả a và b nên 
c) Hình 27 (TL/94)
Do a c ; b c nên a // b (tính chất) 
Nên 
Lại có đối đỉnh với
 nên = = 1200
Tổng kết- Hướng dẫn về nhà (3p)
*Tổng kết:
? Qua bài này em đã học được những kiến thức cơ bản nào
GV yêu cầu trưởng ban học tập điều khiển các bạn thống nhất nội dung kiến thức cơ bản của bài -> Mời giáo viên nhận xét
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc các tính chất, vẽ hình minh họa, xem lại các bài tập đã chữa
- Làm bài tâp C.d TL/94
- HS khá, giỏi về nhà thực hiện thêm mục C.e,f,g,h, D.E: Hoạt động vận dụng và tìm tòi kiến thức.
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
Đọc trước bài sau: §4. Luyện tập về hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song. Làm trước các bài tập và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 25/9/2020
Tiết 7 + 8. §4. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Biết cách kiểm tra hai đường thẳng có song song,vuông góc với nhau hay không
2. Kỹ năng 
- Sử dụng được quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng để giải bài tập.
3.Thái độ: Nghiêm túc, tự giác, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chuẩn bị thước đo độ, thước thẳng, êke, bảng phụ hình 32;33 TL/97-98.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày giảng: 7A: 01/10/2020 
Tiết 7
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p) : Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
C. Hoạt động luyện tập (38p)
Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về quan hệ giữa tính vuông góc và song song của hai đường thẳng.
GV: cho HS hoạt động nhóm nội dung mục C1 TL/96- 97
GV: kiểm tra các nhóm thực hiện
- GV theo dõi hoạt động của các nhóm, đến các nhóm nghe báo cáo và cử 1 vài học sinh học tốt đi kiểm tra kết quả nhóm khác
- Yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển lớp chia sẻ 4 câu hỏi còn lại trong toàn lớp và mời giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV yêu cầu HS cá nhân thực hiện bài C2a TL/97 sau khi ôn lại về đường trung trực
GV: + bao quát cả lớp cùng làm và giúp đỡ HS yếu
 + Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
 + Cho HS nhận xét
GV chuẩn xác kết quả, lưu ý các kí hiệu trên hình
GV hướng dẫn HS vẽ hình minh họa với mỗi kiến thức
1. Ôn lại kiến thức cần nhớ
 HS hoạt động nhóm 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 của phần 1
-> Nhóm trưởng cùng các bạn trong nhóm trao đổi trong nhóm về nội dung các bạn vừa phát biểu để thống nhất câu trả lời, báo cáo, chia sẻ
1. Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông.
2. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
3. -Qua điểm O chỉ kẻ được 1 đường thẳng d vuông góc với đường thẳng a
- Qua điểm O chỉ kẻ được 1 đường thẳng d song song với đường thẳng a.
4. Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
5. n // p
6. Các góc so le trong bằng nhau. Các góc đồng vị bằng nhau. Các góc trong cùng phía bù nhau.
7. Chúng song song với nhau.
8. Nó vuông góc với đường thẳng còn lại.
9. Chúng song song với nhau
HS vẽ hình, báo cáo, chia sẻ ý kiến
Bài C2a) 
+ Các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
+ Tính chất hai đt song song
+ Quan hệ giữa vuông góc và song song
*Tổng kết- Hướng dẫn về nhà (4p)
* Tổng kết
- Các kiến thức đã được ôn lại trong giờ học?
- Yêu cầu HS tự nhận xét đánh giá kết quả học tập
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Hoàn thành các bài đã chữa 
- Chuẩn bị các bài tập phần C2b, c TL/97
* HD chuẩn bị bài mới:
- Giờ sau Luyện tập tiếp
Ngày giảng: 7A: 02/10/2020
Tiết 8
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p) : Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
C. Hoạt động luyện tập (39p)
Mục tiêu: 
- Biết cách kiểm tra hai đường thẳng có song song , vuông góc với nhau hay không?
- Biết sử dụng quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của hai đường thẳng để giải bài tập
GV: đưa hình 32 TL/ 97 lên bảng phụ và yêu cầu HS hoạt động nhóm 7p thực hiện phần a,b,c
Gv theo dõi, trợ giúp các nhóm
- GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ ý kiến
- GV chốt kết quả đúng và lưu ý cách lập luận, sửa sai.
GV hướng dẫn HS cả lớp cùng thực hiện bằng cách vẽ thêm hình phụ 
+ Hình d) Qua O vẽ đường thẳng a // MN
GV: Cho HS cùng GV làm bài c ( TL/98). Hình vẽ đưa lên bảng phụ
? Tính số đo góc ABC như thế nào?
? Tính số đo góc AED như thế nào?
Bài C2 TL/97-98
HS cá nhân thực hiện, trao đổi thảo luận, báo cáo, chia sẻ ý kiến
Hình a) GC // AB ( vì GC và AB bị CB cắt có lại ở vị trí trong cùng phía ) 
Hình b) FH // ED ( vì FH và ED bị EF cắt có lại ở vị trí so le trong)
Hình c) JL // KI( vì JL và KI bị JK cắt có lại ở vị trí so le trong)
Hình d) 
Kẻ đường thẳng a qua O và a // MN (1)
 nên = 1060
Mặt khác a và PQ bị OQ cắt có 
 = ( = 1060) nên a // PQ ( 2)
Từ (1) và (2) suy ra MN // PQ
Bài C2c) 
*Hướng dẫn về nhà (3p)
*Tổng kết
? Qua các BT đã chữa củng cố kiến thức gì?
- GV chốt kiến thức cơ bản trong tiết học.
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại các BT đã chữa, về nhà thực hiện bài C2b TL/97 hình e, f
Hình e)
Kẻ đường thẳng b qua O và song song với RS, VU // SR
Hình f) z // y ( vì z và y bị w cắt có 
 lại ở vị trí đồng vị
 Thực hiện phần D.E hoạt động vận dụng và tìm tòi kiến thức
* HD chuẩn bị bài mới: 
Đọc trước bài sau: Định lý
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 9 năm 2020
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 02/10/2020
Tiết 9 +10. §5. ĐỊNH LÍ
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết thế nào là một định lí, thế nào là chứng minh một định lí; biết định lí đảo; biết rằng không phải định lí nào cũng có định lí đảo.
2. Kĩ năng
- Biết cách phát biểu một định lí, cách chứng minh một định lí.
- Phân biệt, xác định được giả thiết, kết luận của một định lí.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học, tích cực chia sẻ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thước thẳng, êke, phiếu học tập phần A.B1b TL/100, máy chiếu.
2. Học sinh: Thước thẳng, êke, các bài tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày giảng: 7A: 08/10/2020 
Tiết 9
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p) : Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức (39p)
Mục tiêu: Biết thế nào là một định lí, thế nào là chứng minh một định lí; biết định lí đảo; biết rằng không phải định lí nào cũng có định lí đảo.
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi 3p chơi trò chơi: Tìm các câu có dạng : Nếu....thì ( đổi vai cho nhau)
GV: cho HS thực hiện nhóm 5p mục A.B1b TL/100
GV: bao quát các nhóm làm và hỗ trợ nhóm còn vướng mắc ( nếu cần)
GV: cho 1 nhóm báo cáo và thực hiện chia sẻ (trên máy chiếu hắt) 
GV: chuẩn lại kết quả đúng 
1.Tìm hiểu cách phát biểu câu dạng “nếu.............,thì.............”
HS chơi trò chơi
HS: nhóm thực hiện 
+ Cá nhân thực hiện và báo cáo nhóm
+ Trưởng nhóm điều hành và thống nhất ý kiến
+ Thư kí tổng hợp
+ Báo cáo chia sẻ
Hình vẽ
Nếu.... thì....
Nếu 1 đường thẳng cắt 2 đt phân biệt, trong các góc tạo thành có 1 cặp góc SLT bằng nhau thì 2 đt ấy song song với nhau
Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với 1 đt thì 2 đường thẳng đó song song với nhau
Nếu 1 đường thẳng vuông góc với 1 trong 2 đt song song thì vuông góc với đt kia
GV: yêu cầu cá nhân thực hiện mục 2a 
GV yêu cầu HS Hoạt động cá nhân đọc nội dung mục 2b để biết thế nào là định lí
? Định lý là gì
? Định lý gồm mấy phần
GV chốt nội dung của 1 định lý gồm 2 phần là GT và KL
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ 
? Đâu là giả thiết, đâu là kết luận
- GV hướng dẫn cả lớp thực hiện tìm hiểu chứng minh định lý
GV hướng dẫn cách vẽ hình, ghi GT,KL, cách trình bày mẫu, cách lập luận chứng minh 1 định lý
2. Định lý và chứng minh định lý
a) Định lý
Hs hoạt động cá nhân quan sát hình 37 đọc theo mẫu về cách chứng minh hai góc đối đỉnh bằng nhau, 
Tương tự học sinh chứng minh hai góc 
HS tìm hiểu thế nào là định lý-> Trao đổi nội dung vừa đọc
Định lý gồm 2 phần GT và KL
Học sinh hoạt động cá nhân đọc theo mẫu và ghi vở. Nhớ lại các kiến thức đã học xem tính chất nào có thể phát biểu thành định lí. Chỉ rõ giả thiết, kết luận với mỗi định lí đó 
-> Trao đổi kết quả theo nhóm
Ví dụ: 
Định lý « Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau »
Giả thiết: Hai góc đối đỉnh
Kết luận: Thì hai góc đó bằng nhau
b) Chứng minh định lý
- Dùng lập luận để từ GT ta suy ra được KL gọi là chứng minh định lý
c) Ví dụ
* Định lý : Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau
HS thực hiện theo hướng dẫn, vẽ hình ghi GT,KL, suy luận.
GT
xx/ yy/ tại O
 đối đỉnh với 
KL
; 
 Chứng minh
Vì xx/ yy/ tại O nên
(1) vì và kề bù
(2) vì và kề bù	
Từ (1) và (2)
 Có 
Vậy = 
Chứng minh tương tự suy ra 
*Hướng dẫn về nhà (3p)
* Tổng kết
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức cơ bản của bài 
* Hướng dẫn học ở nhà:
-Xem lại ví dụ về định lý đã chữa, thực hiện phần A.B2c TL/101, bài tập phần C. Hoạt đông luyện tập.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
 Giờ sau chữa các bài tập.
Ngày giảng: 7A: 09/10/2020
Tiết 10
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động (2p) : Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi )
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh- Nội dung
*Kiểm tra đầu giờ (5p)
Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài.
? Định lý là gì? Định lý gồm mấy phần ?
Chữa câu hỏi A.B2c TL/101
GV nhận xét, chốt kết quả đúng
GV đặt vấn đề vào bài
HS trả lời, báo cáo, chia sẻ ý kiến.
Định lý:
Nếu 1 đường thẳng vuông góc với 1 trong 2 đt song song thì vuông góc với đt kia
GT: 1 đường thẳng vuông góc với 1 trong 2 đt song song
KL: vuông góc với đt kia
C. Hoạt động luyện tập (32p)
Mục tiêu: Biết cách phát biểu một định lí, cách chứng minh một định lí
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập Ca: 
Xác định giả thiết, kết luận của định lí 
GV chiếu hình vẽ lên bằng máy chiếu hắt
? Hãy ghi GT,KL của định lý dưới dạng kí hiệu.
- GV hướng dẫn HS và yêu cầu HS cả lớp cùng thực hiện
? Om là tia phân giác của ta có điều gì ?
? Tương tự On là tia phân giác của ta có điề

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_7_chuong_trinh_hoc_ky_1_nam_hoc_2020_2021.docx