Giáo án Hình học 7 - Tiết 3+4 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Hình học 7 - Tiết 3+4 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên

A. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc?

+ Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b A

+ Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng?

2) Kĩ năng :

+ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước .

+ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng .

3) Thái độ:

+Tích cực học tập, ham thích môn học.

+ Tích cực tham gia hoạt động nhóm

4) Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tự học.

- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.

B. CHUẨN BỊ :

- GV: Giáo án,hệ thống câu hỏi, thước thẳng, ê ke

- HS: Kiến thức mục 4.5 tiết 2, thước, êke.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 1860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 3+4 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 	 §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
Ngày soạn: 29/8/2018
Ngày dạy: 01/9/2018
A. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
+ Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và bA
+ Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng?
2) Kĩ năng :
+ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước . 
+ Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng .
3) Thái độ: 
+Tích cực học tập, ham thích môn học.
+ Tích cực tham gia hoạt động nhóm
4) Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực tự học. 
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Giáo án,hệ thống câu hỏi, thước thẳng, ê ke
- HS: Kiến thức mục 4.5 tiết 2, thước, êke.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 PHÚT) 
- GV nêu câu hỏi: 1) Thế nào là hai góc đối đỉnh ? 
 2) Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh? 
 3) Vẽ xÂy = 900; Vẽ x’Â y’ đối đỉnh với xÂy. 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và 2; làm câu 3 theo nhóm.
2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 PHÚT).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GVĐVĐ : x’Â y’ và xÂy là hai góc đối đỉnh, xx’ và yy’là hai đường thẳng cắt nhau tại A , tạo thành một góc vuông . Ta nói đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau . Đó là nội dung bài học hôm nay .
Hoạt động 2.1:
GV : Cho cả lớp làm ?1
GV : Nêu các cách diễn đạt như sách giáo khoa
GV : Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? ( Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc)
Hoạt động 2.2:
GV: Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm thế nào? 
HS: Nêu cách vẽ như BT 9/83 SGK
- Ngoài cách vẽ trên ta còn có cách nào khác? 
GV: Cho HS hoạt động nhóm ?3
Yêu cầu HS nêu vị trí có thể xảy ra giữa điểm O và đường thẳng a 
rồi vẽ hình theo các trường hợp đó.
GV Cho bài toán: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB.
HS: Vẽ đoạn thẳng AB và trung điểm I
HS: Vẽ đường thẳng d AB tại I
GV: Đường thẳng d gọi là đường trung trực của đoạn AB .
Vậy đường trung trực của đoạn thẳng là gì ?
Hoạt động 2.3:
GV: Cho bài toán:
Cho đoạn thẳng AB . Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng vuông góc với AB 
Gv gọi Hs đứng tại chỗ đọc định nghĩa 
Gv: Muốn vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ta làm thế nào ?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 PHÚT).
Gv: Cho Hs làm bài tập: Cho đoạn thẳng CD = 5cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy. 
Gv cho Hs hoạt động nhóm đôi (Hai em cùng bàn làm một nhóm).
Gv hướng dẫn chung rồi cho các nhóm làm bài trong 6 phút vào bảng nhóm.
Gv yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày lời giải của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Gv kết luận và sửa chỗ sai sót, nếu có.
1) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
* Định nghĩa : SGK / 84 
Kí hiệu : xx’ yy’
 2)Vẽ hai đường thẳng vuông góc
a’
Hs: Điểm O có thể nằm trên đường thẳng a, điểm O có thể nằm ngoài đường thẳng a. HS hoạt động nhóm quan sát hình 5,6 SGK. Có thể vẽ bằng thước êke hoặc thước đo góc 
Đại diện nhóm lên bảng trình bài
Tính chất :SGK/ 85
3)Đường trung trực của đoạn thẳng 
* Định nghĩa: (sgk /85)
Ta có thể dùng thước êke để vẽ đường trung trực của đoạn thẳng 
-Vẽ đoạn thẳng CD = 3cm
- Xác định H thuộc CD sao cho 
CH = 1,5cm 
- Qua H vẽ đường thẳng d vuông góc CD. Vậy d là đường trung trực của CD 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6 PHÚT).
1) Em hãy lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc .
2)Cho hai đường thẳng ab và cd vuông góc nhau tại O.Trong các câu sau,câu nào đúng,câu nào sai?
a) Hai đường thẳng ab và cd cắt nhau tại O
b)Hai đường thẳng ab và cd tạo thành bốn góc vuông
c)Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt.
d) Hai đường thẳng ab và cd tạo thành 1 góc vuông
Đáp a) Đúng b) Đúng c)Đúng c) Đúng d) Sai
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (6 PHÚT).
Bài tập 1: Cho góc AOB có số đo bằng 1300. Vẽ các tia OC, OD nằm trong góc AOB sao cho OC OA, OD OB. Tính số đo góc DOC.
Bài tập 2: Cho góc bẹt AOB.Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ ba tia OM,ON,OC sao cho góc AOM bằng góc BON và tia OC là tia phân giác của góc MON.Chứng tỏ rằng OC vuông góc với AB
*Hướng dẫn HS học ở nhà: 
- Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
- BTVN: 13, 14 /86, 87 sgk và 2 bài tập bổ sung ở trên.
- Chuẩn bị: tiết sau LT về hai đường thẳng vuông góc.
*RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 4 : 	 LUYỆN TẬP 
Ngày soạn: 29/8/2018
Ngày dạy: 01/9/2018 Lớp 7B
A. MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:
+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau
+ Vận dụng kiến thức hai đường thẳng vuông góc để giải các bài tập có liên quan.
2.Về kỹ năng: 
+Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
+Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng; Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng. Bước đầu tập suy luận.
3. Về thái độ: Tích cực học tập, có tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực thuyết trình,báo cáo
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.
B. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV:
+ Giáo án, hệ thống câu hỏi, thước thẳng, com pa, phiếu học tập.
+ Thiết kế các hoạt động học tập
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm và kết luận vấn đề
2.Chuẩn bị của HS:
+ Học bài cũ, xem bài mới ,dụng cụ học tập: thước êke, thước đo độ,bảng nhóm , kiến thức đã dặn ở mục 4. 5 tiết 3.
+ Thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
1.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (9 PHÚT)
 HS1: Cho đường thẳng xx’ và điểm O thuộc xx’. Hãy vẽ đường thẳng yy’ đi qua O và vuông góc xx’. - Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? 
 HS2: Sửa BT14/ 86 / sgk. 
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng vẽ, theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét –Ghi điểm.
2.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20 PHÚT).
BT15 / 86/ sgk:
- GV cho HS cả lớp làm trên giấy trong và thao tác như hình 8/ sgk/ 86. Sau đó GV gọi lần lượt HS nhận xét.
BT17/ 87/ sgk:
- GV đưa bảng phụ có vẽ hình Bt17/ 87/ sgk.
- Gọi lần lượt 3 HS lên bảng kiểm tra xem hai đường thẳng a và a’ có vuông góc với nhau không.
 + HS1: hình 10a
 + HS2: hình 10b
 + HS3: Hình 10c
HS cả lớp quan sát và nêu nhận xét.
- Gv nhận xét –ghi điểm.
BT19/ 87/ sgk:
- GV gọi 1HS lên bảng, 1HS đứng tại chỗ đọc chậm đề bài, HS trên bảng và HS cả lớp làm và vẽ hình theo các bước:
+ Dùng thước thẳng và thước đo góc vẽ hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau sao cho d1Ôd2 =600. Lấy điểm A bất kì nằm trong góc xÔy. Dùng êke vẽ đoạn thẳng AB vuông góc với Od1 tại B; dùng êke vẽ đoạn thẳng BC vuông góc với Od2 tại C.
BT20/ 87/ sgk:
- Gọi HS đọc đề bài .
- GV: em hãy cho các biết vị trí có thể xảy ra của 3 điểm A,B,C?
( Ba điểm A,B,C thẳng hàng hoặc ba điểm A,B,C không thẳng hàng)
- Cho HS hoạt động nhóm: 
+ Nhóm 1,2: Vẽ trường hợp 3 diểm A,B,C thẳng hàng.
+ Nhóm 3,4: Vẽ trường hợp 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày cách vẽ
- GV yêu cầu HS nhận xét về vị trí của a và b trong hai trường hợp.
HS1: Vẽ đường thẳng xx’, xác định điểm Oxx’, dùng êke vẽ đường thẳng yy’xx’ tại O.
HS2 : - BT14/ 86/ sgk :
1/ BT15/86 / sgk:
Nhận xét :
 Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O; Có bốn góc vuông là: xÔz ; zÔy; yÔt; tÔx.
2/ BT17/ 87/ sgk:
Hình 10a: 
 Đường thẳng a không vuông góc với đường thẳng a’
Hình 10b:
 a a’
Hình 10c:
 a a’.
 3/ BT19/ 87/ sgk:
4/ BT20/ 87/ sgk:
*Trường hợp 3 điểm A,B,C thẳng hàng.
*Trường hợp 3 điểm A,B,C không thẳng hàng.
III/ Kết luận:
- Nếu ba điểm A, B, C thẳng hàng thì hai đường trung trực của hai đoạn thẳng AB, BC không có điểm chung.
- Nếu ba điểm A,B,C không thẳng hàng thì hai đường trung trực của hai đoạn thẳng AB, BC cắt nhau tại một điểm. 
3.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 PHÚT). 
1) GV gọi HS nhắc lại định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng. 
2) GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi giải bài toán sau trên phiếu học tập: 
Cho . Vẽ góc yOz kề bù với góc xOy. Vẽ sao cho tia Ot nằm giữa hai tia Oz và Oy. Đường thẳng chứa tia Ot và đường thẳng chứa tia Oy có vuông góc với nhau không?
Đáp : Hai đường thẳng chứa tia Ot và tia Oy vuông góc nhau.
Gv: Nhận xét bài làm của các nhóm
4.HOAT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (6 PHÚT).
Bài tập bổ sung: (BT cho HS khá,giỏi)
Cho góc AOB có số đo bằng .Vẽ vào trong góc đó các tia OC và OD sao cho OC vuông góc với OA,OD vuông góc với OB
a) Chứng tỏ rằng 
b) Tính số đo góc COD
c) Chứng tỏ các tia phân giác của góc AOD và BOC vuông góc với nhau.
* Hướng dẫn HS tự học:
 - Xem lại các BT đã giải.
 - BTVN: BT19/ 87/ sgk và BT13,14,15/ 75/ SBT và bài tập bổ sung ở trên.
 - Chuẩn bị bài “Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng”
*RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_34_nam_hoc_2019_2020_nguyen_van_nguy.doc