Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Văn bản nhật dụng

Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Văn bản nhật dụng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phẩm chất

 Biết quan tâm đến người thân, tôn trọng thầy cô; biết nhường nhịn, vị tha; biết yêu mến cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như với các nhân vật trong tác phẩm, tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa, biết tha thứ, độ lượng với người khác

2. Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.

+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học, liên hệ với việc học tập của bản thân thông qua việc trình bày cảm nhận của cá nhân về kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.

 Qua bài học, HS biết:

a. Đọc hiểu:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong văn bản

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết qua phương tiện ngôn ngữ

- Tóm tắt một cách ngắn gọn

- Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua các cử chỉ, hành động, lời thoại, qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện, qua lời người kể chuyện.

- Nhận biết được tác dụng của của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba trong một văn bản

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm

b. Viết :

- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật (tương đồng), trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả

- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

c. Nói và nghe

- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập

- Kể được một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về kỉ niệm đó

- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó

- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài

d. Tiếng Việt

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương tiện dạy học:

 - Máy tính, máy chiếu, bộ loa.

 - Bài soạn

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Hình thức tổ chức dạy học:

- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;

- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận.

 

docx 52 trang sontrang 4230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 7 - Chủ đề: Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 1-10
CHỦ ĐỀ
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Thời lượng từ 8-10 tiết, thầy cô cân đối cho phu hợp giáo án của mình ạ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Phẩm chất
 Biết quan tâm đến người thân, tôn trọng thầy cô; biết nhường nhịn, vị tha; biết yêu mến cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như với các nhân vật trong tác phẩm, tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa, biết tha thứ, độ lượng với người khác
2. Năng lực: 
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.
+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học, liên hệ với việc học tập của bản thân thông qua việc trình bày cảm nhận của cá nhân về kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
 Qua bài học, HS biết:
a. Đọc hiểu: 
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong văn bản
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết qua phương tiện ngôn ngữ
- Tóm tắt một cách ngắn gọn
- Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua các cử chỉ, hành động, lời thoại, qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện, qua lời người kể chuyện.
- Nhận biết được tác dụng của của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba trong một văn bản
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm
b. Viết : 
- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật (tương đồng), trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả
- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
c. Nói và nghe
- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập
- Kể được một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về kỉ niệm đó 
- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó
- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài 
d. Tiếng Việt
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Phương tiện dạy học:
 - Máy tính, máy chiếu, bộ loa.
 - Bài soạn 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp; 
- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động
Cách thức tổ chức
ĐỌC HIỂU (3 TIẾT)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
1. Hoạt động khởi động và tạo tâm thế
1.1 Tổ chức khởi động
- Gv đặt ra một số câu hỏi cho hs:
+ Đêm trước ngày khai trường em có tâm trạng như thế nào? 
+ Em đã chuẩn bị gì cho ngày khai trường
+ Bố/ me, người thân đã làm những gì giúp em?
+ Mục tiêu trong năm học mới của em là gì
- Gv gọi một số hs trả lời
- Gv yêu cầu Hs gấp sách và dự đoán: Bài học hôm nay của chúng ta cũng liên quan đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tiêu đề là Cổng trường mở ra. Em hãy dự đoán xem tác giả sẽ viết gì trong văn bản này
(Gv không kết luận, để học sinh tự do trình bày các phán đoán)
Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
* Dự kiến kết quả
- Tác giả
Lý Lan sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957(59 tuổi) tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (là người đã dich Harry Porter sáng tiếng Việt
- Ngôi kể
+ Ngôi thứ nhất
+ Toàn bộ văn bản là lời của mẹ về tâm trạng của mình trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con
+ Bộc lộ tâm tư, tình cảm của người mẹ
- Bố cục
+ Phần 1: Từ đầu...thế giới mà mẹ bước vào
Nội dung: Nỗi lòng thương yêu của mẹ đối với con
+ Phần 2: Còn lại
Nội dung: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong việc giáo duc trẻ em
- GV cho hs đọc toàn bộ văn bản
- Gv yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản: Câu chuyện đã mang lại cho em cảm xúc gì?
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa.
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua phiếu bài tập số 1 ( Phụ lục); hs làm việc theo nhóm bàn
Đọc hiểu chi tiết văn bản
* Dự kiến kết quả
PBT số 2
Người con
Người mẹ
- Cảm thấy mình đã lớn, giúp mẹ dọn dẹp.
- Giấc ngủ đến dễ dàng như uống ly sữa...
gCon: háo hức, vô tư, hồn nhiên, thanh thản, nhẹ nhàng
- Không ngủ được , trằn trọc, suy nghĩ triền miên
- Không tập trung vào việc gì...
- Nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị
- Nhớ về ngày khai trường của mình
gmẹ: thao thức, trằn trọc, bâng khuâng, xao xuyến.
Tình cảm mẹ dành cho con: 
- Mẹ rất yêu con, luôn lo lắng cho con và dành cho con những tình cảm sâu nặng
- Nghĩ đến ngày khai trường ở Nhật
- Mẹ nói: ngày khai trường ở Nhật
- Ng­êi lín nghØ viÖc ®­a trÎ ®Õn tr­êng 
- §­êng phè dän quang ®·ng 
- C¸c quan chøc chia nhau dù lÔ khai gi¶ng vµ gÆp gì ban gi¸m hiÖu.
GV: dù ở đâu, nước nào, cả xã hội, cộng đồng đều quan tâm đến giáo dục, đều đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu...
- Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo duc sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
- Không được phép có sai lầm trong giáo dục vì quyết định đến cả một thế hệ, là tương lai của đất nước, nếu có sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc không thể nào lường hết được. Trong cuộc sống sai lầm nào cũng có thể sửa chữa, riêng sai lầm trong giáo dục là không thể
- Thế giới kì diệu
+ Điều hay lẽ phải, đạo lý làm người
+ Tri thức, hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống đầy lý thú, hẫp dẫn, kỳ diệu mà con chưa từng biết.
+ Thời gian kỳ diệu của tình thầy trò, tình bạn, 
+ Thời gian của ước mơ hi vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực và có thể cả những thất bại, đắng cay... giúp ta thành người ...
+ Tự hào, tin tưởng, khẳng định vai trò của giáo dục
3.1. Nỗi lòng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
Gv phát phiếu bài tập cho học sinh thảo luận nhóm 2 em để tìm hiểu về tâm trạng của người mẹ (có so sánh với tâm trạng của người con để làm nổi bật)
 PBT số 2
- Tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng rất khác nhau của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường? Nhận xét về tâm trạng của hai mẹ con?
Người con
Người mẹ
Chi tiết
Tình cảm mẹ dành cho con: 
3.2. Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của Nhà trường đối với mỗi con người
- GV đặt vấn đề và vấn đáp, hs hoạt động cá nhân, tìm chi tiết, trả lời:
+ Từ ngày khai trường ở nước ta, mẹ nghĩ đến ngày khai trường ở đâu?
+ Ngày khai trường ở Nhật bản diễn ra ntn? Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như vậy không? Hãy miêu tả 1 vài chi tiết mà em cho là ấn tượng nhất trong ngày khai trường mà em đã tham gia? 
+ Gv tổ chức thảo luận theo lớp: Câu văn nào trong bài nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Vì sao?
- Kết thúc bài văn mẹ nói: " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Đến bây giờ khi học lớp 7, em hiểu thế giới kì diệu mà mẹ nói đến như thế nào?
 Hãy điền vào phiếu học tập số 3 (Phụ lục)
- Câu nói của người mẹ thể hiện tình cảm, thái độ ntn của người mẹ đối với nhà trường?
Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của văn bản
* Dự kiến sản phẩm
- Nghệ thuật
+ Sử dụng từ láy, điệp từ-> lời văn nhẹ nhàng sâu lắng
 - Nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ mà sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò lo lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người
 GV.V¨n b¶n đ· chØ râ mét dÊu Ên s©u ®Ëm trong t©m hån tuæi th¬ vµ trong cuéc ®êi mçi con ng­êi :®ã lµ ngµy khai tr­êng ®Çu tiªn .ë ®ã ,cæng tr­êng réng më bao nhiªu ,t×nh mÑ d¹t dµo s©u nÆng bÊy nhiªu .mÑ cha ,gia ®×nh thÇy c« bÌ b¹n ,tr­êng líp lu«n hµi hoµ víi nhau ®Ó ®­a chóng ta vµo mét thÕ giíi k× diÖu v« cïng ®Ñp ®Ï vµ cao c¶ ...h·y can ®¶m lªn niÒm tin sÏ cho ta nghÞ lùc ®Ó ®Õn víi t­¬ng lai tèt ®Ñp
- Lèi viÕt v¨n biÓu c¶m b»ng c¸ch ®éc tho¹i néi t©m, sö dông tõ l¸y , ®iÖp tõ 
4.1 Giáo viên nêu tình huống sau: Sau khi học xong văn bản này, giả dụ có ai hỏi em: văn bản này thể hiện nội dung gì? Nội dung ấy đã được thể hiện thông qua các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp ấy? Thông qua văn bản em cảm nhận được điều gì sâu sắc nhất? 
4.2 Giáo viên nêu câu hỏi: Em học tập được gì qua nghệ thuật kể chuyện của nhà văn?
Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản truyện
* Kết quả dự kiến
- Khi đọc hiểu văn bản truyện, ta cần phải nắm được cốt truyện, phân tích được nhân vật chính (ngoại hình, tâm trạng, tính cách...
Giáo viên hướng dẫn học sinh những lưu ý khi đọc hiểu văn bản truyện:
Khi đọc hiểu một văn bản truyện ta cần phải lưu ý điều gì?
Liên hệ, mở rộng
- " Non sông....chính là phần lớn nhờ công học tập của các cháu
- Phong trào bình dân học vụ...
- Trẻ em như búp trên cành...
- Bác Hồ- vị lãnh tụ tài ba của dân tộc ta từ xưa đã đề cao vai trò của giáo dục. Em hãy tìm những câu nói hoặc chính sách thể hiện sự quan tâm đến giáo dục của Bác?
- Em thấy hiện nay Đảng và Nhà nước có quan tâm đến giáo dục không? Hãy kể một vài chính sách mà em biết? Rõ ràng chúng ta thấy Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, tạo mọi điều kiện, chính sách để phát triển giáo dục, thu hút nhân tài. Tuy nhiên hiện nay có hiện tượng" chảy máu chất xám", em suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
Thực hành đọc hiểu
- Biết vận dụng kiến thức và cách đọc đã có ở giờ đọc hiểu văn bản chính vào tự đọc các văn bản tương tự
7.1. Văn bản Mẹ tôi
- Gv hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về tác giả và tác phẩm thông qua phiếu bài tập số 1 
- Tìm hiểu nội dung văn bản thông qua hệ thống câu hỏi gợi dẫn:
+ Em đã bao giờ viết thư cho ai chưa? Theo em, hình thức viết thư có ưu điểm gì vượt trội so với hình thức nói trực tiếp? Từ đó, lí giải vì sao bố của En-ri-cô trong văn bản lại chọn cách viết thư khi ông muốn nói chuyện với En-ri-cô.
+ Tâm trạng của người bố với E được thể hiện qua những chi tiết nào? Em hiểu gì về tâm trạng của người bố lúc đó?
+ Trong văn bản, người mẹ hiện lên như thế nào? 
+ Sau khi đọc bức thư của bố, em đoán xem En-ri-cô cảm thấy thế nào? 
7.2 Văn bản cuộc chia tay của những con búp bê
a) Dựa vào nội dung câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê, cùng bàn luận để thực hiện những yêu cầu sau:
(1) Liệt kê những sự việc chính của câu chuyện
(2) Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
(3) Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động nhất? Vì sao?
(4) Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
b) Trong truyện, tâm trạng của bé Thủy được miêu tả khi em ở nhà và khi em đến chào cô giáo cùng các bạn. Em thấy Thủy có những nét tâm trạng giống và khác nhau như thế nào giữa hai khung cảnh này?
c) Một số nhân vật trong câu chuyện đã có những hành động xoa dịu nỗi đau của Thủy. Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết trong câu chuyện chứng tỏ điều đó.
d) Qua câu chuyện này, tác giả đã đề cập đến những nội dung nào về quyền của trẻ em.
8. Tích hợp tập làm văn
* Dự kiến kết quả
- Bố En-ri-cô nói với con 
->Không hiểu nội dung điều bố muốn nói vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
- Liên: liền. Kết: nối buộc . 
-> Liên kết: nối liền nhau, gắn bó...
liên kết là làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
- LK là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản, giúp văn bản có nghĩa, dễ hiểu.
- ND ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn không thống nhất các câu không cùng hướng về 1 chủ đề.
- Người viết phải làm thế nào cho nội dung các câu, các đoạn, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Thiếu liên kết vì không có những phương tiện liên kết 
+ Giữa C1 với C2: thiếu cụm từ Còn bây giờ
+ Giữa C2 với C3: từ con chép nhầm thành đứa trẻ, khiến người đọc hiểu nhầm tác giả đang nói đến 1 đối tượng khác chứ không phải con 
- Chưa có bố cục -> không hợp lí trong diễn đạt.
- Hai câu chuyện: mỗi truyện tách 2 đoạn văn .
 + Truyện 1: nội dung và trình tự sắp xếp: ý, đoạn lộn xộn, không thống nhất, không theo 1 trình tự (câu cuối đoạn 2)
 + Truyện 2 : Đoạn 1: hợp lí.
 Đoạn 2: sắp xếp không hợp lí, nội dung không thống nhất -> gây khó hiểu, khó nắm bắt.
(1) 
- Một con ếch từ lâu sống trong giếng...hoảng sợ.
 - Năm ấy ....ra ngoài .
 - Quen thói kêu ộp ộp 
 - Cuối cùng bị 1 con trâu giẫm bẹp .
(2)
 - Có 1 anh tính cũng hay khoe của...đây không?
- Chớp lấy cơ hội, anh ta liền giơ vạt áo ra khoe luôn “ Từ lúc ...chạy qua cả .”
* Bố cục 
- Mở bài: từ đầu đến sưng mọng lên vì khóc nhiều: Truyện mở đầu bằng việc mẹ của Thành và Thủy bắt hai anh em phải chia đồ chơi cho nhau
- Thân bài: từ đêm qua .. anh xin hứa. Kể về quá khứ rồi lại quay trở lại hiện tại để kể về cuộc chia tay thực sự đầy nước mắt của Thủy với cô giáo, với các bạn và với Thành
- Kết bài: Từ “Tôi mếu máo trả lời ” đến hết: Truyện kết thúc bằng cảnh Thành “mếu máo” nhìn em trèo lên xe và chiếc xe rồ máy, phóng đi mất hút.
>Mạch lạc là sự tiếp nối các câu các ý theo 1 trình tự hợp lí.
- Mạch lạc rất cần thiết cho văn bản .
Nhóm 1: 
- Hs liệt kê các sự việc
- Sự việc chính: cuộc chia tay của Thành - Thuỷ, tình cảm gắn bó của 2 anh em .
- Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò thể hiện chủ đề văn bản, làm cho chủ đề xuyên suốt văn bản.
- Thành - Thuỷ: nhân vật chính tham gia vào các sự việc thực hiện chủ đề văn bản.
->Các sự việc, nhân vật đều nói về 1 đề tài và hướng tới 1 chủ đề là cuộc chia tay
Nhóm 2:
- Các đoạn được nối với nhau theo tất cả các mối liên hệ 
- Thời gian: quá khứ - hiện tại; hôm qua - hôm nay
- Không gian: ở nhà - ở trường
- Tâm lí: Thành nhớ lại...
- Ý nghĩa: 
+ Anh em thương yêu nhau > < phải chia tay
+ Búp bê không chia tay > < anh em chia tay 
- Tự nhiên, hợp lí vì làm cho các bộ phận trong văn bản liên hệ chặt chẽ với nhau -> đảm bảo tính mạch lạc.
*Văn bản có tính mạch lạc cần: 
- Các phần, các đoạn đều nói về 1 đề tài, 1 chủ đề
- Các phần, các đoạn các câu phải tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
8.1. Liên kết trong vă bản
a. Tính liên kết của văn bản
- Gv hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu để tìm tính liên kết, phương tiện liên kết
HS đọc đoạn văn ví dụ 1a trang 17
- Cho biết đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả? Đoạn văn là lời của ai nói với ai? 
- Nếu bố Enrico viết mấy câu văn đó thì Enrico co thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao?
Em hãy chọn (1) trong những đáp án sau để trả lời:
A. Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp
B. Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng.
C. Vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
->để đoạn văn rõ ràng cần thiết phải có sự liên kết. 
- Em hiểu liên kết nghĩa là gì? Liên kết có vai trò ntn trong văn bản? 
b. Phương tiện liên kết trong văn bản
- Hãy đối chiếu với đoạn văn trong văn bản "Mẹ tôi" và nhận xét vì sao đoạn văn vừa đọc trở nên khó hiểu?
- Gv hướng dẫn hs làm việc cá nhân: Hãy sửa lại đoạn văn để En có thể hiểu được ý bố?
- Như vậy để tạo sự liên kết của VB (trên) ta làm thế nào?
- Nhưng nếu chỉ liên kết về nội dung, ý nghĩa đã đủ chưa? ta cần phải có điều gì nữa? 
Gv hướng dẫn HS đọc đoạn văn in nghiêng/18
- Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn? Sửa lại để trở thành 1 đoạn văn có nghĩa?
8.2 Bố cục trong văn bản
* Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
HD HS tìm hiểu về những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
HS đọc VD mục 2/sgk/29 
Thảo luận nhóm - 3 phút
+ Nhóm 1, 2, 3: văn bản 1
+ Nhóm 4, 5, 6: văn bản 2
Các nhóm đại diện trả lời, nhận xét chéo, GV chuẩn xác.
- Dựa vào khái niệm về bố cục nêu ở trên cho biết 2 câu chuyện trên có bố cục không? Vì sao? Cách kể trên không hợp lí ở chỗ nào?
- Dựa vào văn bản gốc đã học của 2 văn bản trên, hãy sắp xếp lại bố cục của 2 văn bản đó?
* Các phần của bố cục
Hãy nêu bố cục cảu truyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài
- Bố cục văn bản: 3 phần
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
8.3 Mạch lạc trong văn bản	
* Tìm hiểu về tính mạch lạc trong văn bản
- Gv đặt vấn đề bằng cách cho học sinh xem một bức ảnh mô phỏng hệ thống mạch máu của cơ thể. yêu cầu học sinh nhận xét về hệ thống mạch máu trong cơ thể người. Hs trả lời theo những gì quan sát được hoặc vốn hiểu biết của bản thân. Từ câu trả lời, giáo viên chuyển ý: Nếu như trong cơ thể người, các mạch máu lưu thông khắp cơ thể một cách liên tục mới tạo ra một cơ thể khỏe mạnh thì trong văn bản cũng vậy. Muốn một văn bản hấp dẫn, khoa học thì văn bản ấy phải rõ ràng, nhất quán và có sự gắn kết, nối tiếp nhau. Và khi đó, ta nói văn bản có tính mạch lạc. 
- Tự phần gợi dẫn, giáo viên phát phiếu bài tập số 4 để học sinh để tìm hiểu kĩ hơn về tính mạch lạc trong văn bản
* Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc
Chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1: Văn bản "Cuộc chia tay ..."có rất nhiều những sự việc khác nhau, nhắc lại những sựu việc đó? Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào? "Sự chia tay" và "những con búp bê" đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành Thuỷ có vai trò gì? Như vậy, các sự việc, nhân vật trong văn bản đều có điểm gì chung về nội dung?
Nhóm 2: Trong văn bản “Cuộc chia tay ” có đoạn kể về hiện tại, có đoạn về việc quá khứ, đoạn kể sự việc ở nhà ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay. Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào?
?Theo em, những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không?
- Từ phân tích các ví dụ trên; hãy rút ra những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc?
VIẾT: - Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy tìm hiểu và kể lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này.
- Hoặc viết về một lần làm mẹ khóc
Trước khi viết
1. Giáo viên giao nhiệm vụ hướng dẫn tìm hiểu đề (1 tiết)
Đề bài: Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy tìm hiểu và kể lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này.
- Tìm hiểu yêu cầu của đề
+ Đề yêu cầu viết kiểu bài gì?
+ Nội dung và phạm vi bài viết như thế nào?
- Gợi ý ý tưởng cho hs: câu chuyện xung quanh em hoặc trên ti vi, sách báo
- Liên hệ với cách kể chuyện của Khánh Hoài trong Cuộc chia tay của những con búp bê
- Hướng dẫn hs xác định mục đích và người đọc bằng các câu hỏi:
+ Bài viết của em hướng tới ai?
+ Tại sao em muốn kể về câu chuyện này?
- Hướng dẫn hs tìm ý cho bài viết
+ Viết nháp theo trí nhớ bằng kĩ thuật 5W-H: Điều gì đã xảy ra? Ai đã ở đó?, Nó xảy ra khi nào? Nó xảy ra ở đâu? Nó xảy ra như thế nào?
+ Hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng cho bài viết bằng hoạt động trải nghiệm trước khi viết . ( Có thể phỏng vấn những người có liên quan đến câu chuyện về những điều xảy ra và ghi chép lại)
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Viết bài
* Dự kiến kết quả
Chắc hẳn mọi người chưa thể quên câu chuyện về cậu bé ở Sơn La đã đạp xe đạp, vượt qua hơn 100 cây số về Hà Nội thăm em trai. Cậu bé đó là Vì Quyết Chiến (13 tuổi, học sinh lớp 7 Trường THCS Chiềng Yên (xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), khi biết đến hành trình vượt hơn 103km từ Tây Bắc xuống Hà Nội để thăm em trai. Trên chiếc xe đạp mất phanh, bụng rỗng, họng khát khô nhưng Chiến nói "chẳng mệt, chỉ muốn gặp em".
Khi đi học về, nghe ông nội bảo em trai ốm nặng, em đã quyết tâm đi thăm em. Đầu trần, Chiến mặc chiếc áo mỏng, đạp chiếc xe đạp cà tàng là món quà mà người bác mới tặng. Chiếc xe không phanh, không gác đèo, không chuông xe, Chiến biết nhưng chẳng còn phương tiện nào khác. "Mình phải đi thăm em, không để mọi người biết". Dù chưa biết Hà Nội ở đâu, quãng đường dài đến thế nào, nhưng vì nỗi nhớ em đã khiến em có hành đông dũng cảm. Tấm lòng yêu thương của em thật trong sáng và đáng trân trọng bởi “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm đọc, dở hay đỡ đần”.
- Giáo viên tổ chức cho HS viết bài trên lớp
- Trong quá trình làm, Gv hỗ trợ hs (nếu cần)
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết
Gv giao nhiệm vụ cho hs rà soát và chỉnh sửa lại bài của mình theo hướng dẫn hoặc sau khi được trả bài
NÓI VÀ NGHE: Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy chi sẻ lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này.
1. Chuẩn bị nói
- Sau khi đọc/ xem và nhận xét bài viết của hs, gv yêu cầu hs chuyển nội dung bài viết thành bài nói (thuyết trình): Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy chi sẻ lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này.
- Gv hướng dẫn hs xác định nội dung, mục đích nói bằng các câu hỏi:
+ Em muốn kể về câu chuyện gì?
+ Mục đích chia sẻ câu chuyện của em là gì?
- Gv hướng dẫn hs ghi chú ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ cho hs trong quá trình nói
2. Thực hành luyện nói
- Gv yêu cầu hs luyện nói theo cặp/ nhóm:
+ Gv giao nhiệm vụ cho từng cặp hs thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mối người được trình bày trong thời gian 5-7')
+ Hs trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Bài trình bày có tập trung vào câu chuyện không?Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả năng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tô phi ngôn ngữ, âm lượng, nhịp điệu, giọng nói, cách phát âm..)
+ Gv hướng dẫn hs thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.
- Gv yêu cầu hs luyện nói trước lớp:
+Gv cho 2 hoặc 3 cặp hs trình bày trước lớp(5-7'); những hs còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu)
3. Đánh giá bài nói
- Gv hướng dẫn hs lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá (mức độ 5 là mức độ tốt nhất)
Tiêu chí 
Biểu hiện
Mức độ đạt được
1
2
3
4
5
1. Khả năng thành thạo khi nói
1.1 Nói lưu loát, phát âm chuẩn, trôi chảy
1.2 Nói truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn với người nghe
2. Nội dung nói
2.1 Nội dung bài trình bày tập trung vào vấn đề chính (kỉ niệm về lần...)
2.2 Nội dung trình bày chi tiết, phong phú, hấp dẫn
2.3 Trình tự trình bày logic
3. Sử dụng từ ngữ
3.1. Sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp
3.2 Sử dụng từ ngữ hay, hấp dẫn, ấn tượng
4. Sử dụng p.tiện phi ngôn ngữ phù hợp 
4.1 Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nứt mặt phù hợp với nội dung thuyết trình
4.2 Sử dụng những của chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe.
5. Mở đầu và kết thúc
5. Mở đầu và kết thức ấn tượng
- Gv hỏi thêm về ấn tượng của hs khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn:
+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?
+ Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn
Phụ lục:
Phiếu bài tập số 1
Hướng dẫn tìm hiểu phần Tác giả và tác phẩm
Em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Tác giả
TÌM HIỂU CHUNG
Hoàn cảnh sáng tác
Nhan đề
Bố cục
Thể loại
Dự kiến sản phẩm
Phiếu học tập số 1
 Hướng dẫn tìm hiểu phần Tác giả và tác phẩm
Tự sự, biểu cảm
Ngôi thứ nhất
Lý Lan (1957) quê ở BD, là người dịch HRPT sang TV
Bố cục
PTBĐ
Tác giả
Ngôi kể
TÌM HIỂU CHUNG
P1: từ đầu đến bước vào: tình yêu thương của mẹ dành cho con
P2; còn lại: cảm nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục
Văn bản nhật dụng
Thể loại
Phiếu học tập số 3
Họ tên:
lớp
Thế giới kì diệu
Phiếu bài tập số 4
 Nhận định
Đúng
Sai
1. Các câu các ý trong văn bản cần được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí.
2. Từng nội dung của văn bản cần được chia tách riêng rẽ, độc lập theo các hướng khác nhau.
3. Các phần các đoạn trong văn bản cùng hướng về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt.
4. Các phần các đoạn trong văn bản cần sắp xếp trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gợi hứng thú cho người đọc người nghe.
Gợi ý 
Nhận định
Đúng
Sai
1. Các câu các ý trong văn bản cần được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí.
X
2. Từng nội dung của văn bản cần được chia tách riêng rẽ, độc lập theo các hướng khác nhau.
X
3. Các phần các đoạn trong văn bản cùng hướng về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt.
X
4. Các phần các đoạn trong văn bản cần sắp xếp trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gợi hứng thú cho người đọc người nghe.
X
Ngày soạn: 
 Tiết 11 
Tiếng Việt
TỪ GHÉP
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
2. Kĩ năng 
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể; dùgn từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học 
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ...
- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ...	
- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh
4. Thái độ
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết cách sử dụng từ ghép một cách hợp lí.
B. Chuẩn bị đối với giáo viên và học sinh
1. Đối với giáo viên: Từ điển tiếng Việt.
2. Đối với học sinh: soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. Phương pháp
- Phân tích mẫu, vấn đáp, qui nạp, thực hành 
- Động não, đặt câu hỏi
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ ghép.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ ghép theo những tình huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ ghép.
- Vấn đáp, qui nạp, thực hành, đặt câu hỏi
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
	Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
/ / 201
7
/ / 201
7
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
?Hãy nêu định nghĩa từ ghép là gì? Cho VD? 
*Yêu cầu
Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: Xe đạp, máy bơm nước, cá rô phi, chăn nuôi...
3. Bài mới (37 phút)
ò Hoạt động khởi động
- Thời gian: phút 
	- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
	- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
	- Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày
Cách 1:
	GV treo bảng phụ
 Từ
 từ đơn từ phức
 từ ghép từ láy
	Vậy có mấy loại từ ghép? đặc điểm và ý nghĩa của các loại từ ghép đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
Cách 2: gv: Trong gia đình em có những ai?
Hs: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh hai, chị hai, cô dì, chú, bác, cậu mợ...
Gv: Những từ em vừa kể có điểm gì khác nhau
Hs:Có từ có một tiếng, từ có 2 tiếng
Gv:Vậy từ có một tiếng được gọi là từ gì?
Hs: Từ đơn
Gv: Để biết từ có 2 tiếng trở lên được gọi là từ gì và có đặc điểm ntn thì cô và các con cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Từ ghép
ò Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm 
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
G
H
G
H
G
H
G
H
G
H
Hình thành kiến thức mới về các loại từ ghép
- Đọc ví dụ 1 (SGK - 13) chú ý các từ in đậm.
?Các từ "bà ngoại", "thơm phức" có tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? 
- Bà: tiếng chính; Ngoại: tiếng phụ
- Thơm: tiếng chính; phức: tiếng phụ 
(Nếu HS không nhận ra được, GV hướng dẫn HS dùng một vài thao tác ngôn ngữ học để nhận ra đâu là tiếng chính đâu là tiếng phụ. VD: khi so sánh "Bà ngoại" với "Bà nội"; "Thơm phức" với "Thơm ngát"->Vai trò tiếng chính, tiếng phụ sẽ rõ)
?Nhận xét về trật tự các tiếng?
- Đọc VD2 (SGK -14) chú ý những từ in đậm
?Các tiếng trong 2 từ ghép: "Quần áo" và "trầm bổng"có phân ra tiếng nào là chính, tiếng nào là tiếng phụ không?
- Không
 ?Quan hệ giữa các tiếng ra sao?
GV bổ sung: 
 + Quần và áo đều là danh từ chỉ sự vật (trang phục).
 + Trầm và bổng, đều chỉ âm thanh (là TT).
*Kết luận:
- Các từ bà ngoại, thơm phức là từ ghép chính phụ.
- Các từ : Trầm bổng, quần áo là TGĐL.
?Từ phân tích trên, cho biết có mấy loại từ ghép? Đặc điểm, cấu tạo của chúng ta có gì khác nhau?
- PBYK theo nội dung ghi nhớ 1/14
GV: lưu ý HS: từ ghép là 1 từ phức tạo ra = cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau, nhưng cũng có một số tiếngtrong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa, tuy vậy ta vẫn xác định được đó là từ ghép CP hay ĐL nhờ ý nghĩa của nóVD: tiếng "Hấu" trong "Dưa hấu", tiếng "bươu" trong "ốc bươu" , khong rõ nghĩa nhưng vẫn có thể khẳng định đó là những từ ghép CP vì nghĩa của những từ này hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Tiếng "má" trong "giấy má"; "lách" trong "viết lách" cũng ko rõ nghĩa nhưng nghĩa của những từ này khái quát hơn nghĩa của "giấy", "viết" cho nên có thể khẳng định đây là những từ ghép ĐL.
HS đọc ghi nhớ 1
?Tìm những từ quan trọng trong ghi nhớ?
?Lấy VD về 1 số từ ghép CP và ĐL?
- Trò chơi tiếp sức: chia 3 nhóm trong vòng 30 giây, lấy VD viết lên bảng .
I. Các loại từ ghép
1. Phân tích ngữ liệu 
 *VD1 
Tiếng chính: Tiếng phụ: 
 - Bà ngoại
 - Thơm phức 
- Vị trí: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. 
*VD2: 
- Quần/áo
- Trầm/bổng
->Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
- Có 2 loại từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ
+ Từ ghép đẳng lập
2. Ghi nhớ 1: SGK/14
G
H
G
?Hãy giải nghĩa từ bà; bà ngoại, thơm và từ thơm phức?
+ Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ (hoặc cha)
+ Bà ngoại : Người đàn bà sinh ra mẹ 
+ Thơm phức : Mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn 
+ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phu_dao_ngu_van_lop_7_chu_de_van_ban_nhat_dung.docx