Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Ý nghĩa, lợi ích của một số vật nuôi.

- Đặc điểm, giá trị kinh tế, điểu kiện nuôi,phát triển vật nuôi

2. Kĩ năng :

- Ứng dụng hiểu biết vào thực tiễn

3. Thái độ

- Sôi nổi, hào hứng, nghiêm túc.

4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

- Phẩm chất: tự lập, tự tin, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, phân tích, so sánh.

II. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ

- Hình thức đánh giá: Bài tập ứng dụng, quan sát

- Công cụ đánh giá: Nhận xét, điểm

- Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng và sau bài giảng

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SHD, Hình ảnh, thông tin về 1 số sản phẩm thế mạnh của chăn nuôi ở nước ta

2. Học sinh: thông tin về 1 số sản phẩm thế mạnh của chăn nuôi ở nước ta

 

docx 56 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Học kỳ 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP
Ngày soạn: 06/9/2020
Ngày dạy tiết 1 - 7A: 08/9/2020, kiểm diện: .........................................................
 - 7B: 10/9/2020, kiểm diện: ..........................................................
Ngày dạy tiết 2 - 7A: 09/9/2020, kiểm diện: .........................................................
 - 7B: 12/9/2020, kiểm diện: ..........................................................
Tiết 1+ 2. Bài 1. MỞ ĐẦU VỀ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nắm được tầm quan trọng, tình hình, triển vọng và các lĩnh vực chủ yếu của nông nghiệp nước ta
2. Kĩ năng:
- Trình bày được tầm quan trọng, tình hình, triển vọng và các lĩnh vực chủ yếu của nông nghiệp nước ta
3. Thái độ: Hứng thú tìm hiểu về nông nghiệp
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Hình thành về phẩm chất : tự tin, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
? Tầm quan trọng của nông nghiệp
?Tình hình về nông nghiệp nước ta
Luyện tập phần D.1/SHD
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá: Bài tập ứng dụng, quan sát
Công cụ đánh giá: Nhận xét
Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng và sau bài giảng
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SHD, Chuẩn KTKN, phấn, thước kẻ, hình ảnh về nông nghiệp
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mô tả các hoạt động của GV – HS
NỘI DUNG
HĐ 1. Khởi động (5p)
GV: Tổ chức cho hs thực hiện như SHD
HS trả lời các câu hỏi
1.Nông nghiệp đem lại những lợi ích gì cho con người và xã hội?
2.Theo em, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp?
Trao đổi, chia sẻ hiểu biết về nông nghiệp
1. nông nghiệp đóng vai trò to lớn đối với con người và xã hội. Nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người. Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,...Nếu không có sản phẩm nông nghiệp thì con người và xã hội không thể tồn tại và phát triển được.
2. để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chúng ta nên áp dụng các khoa học kĩ thuật, máy móc hiện đại, phương thức sản xuất..
HĐ2: Hình thành kiến thức (18p)
Phương tiện: SHD, phấn, thước,hình ảnh
HS đọc thông tin 1.a)
HS thực hiện 1.b
1. Nông nghiệp có những lĩnh vực chủ yếu nào?
2. Tại sao nói nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người xã hội?
HS Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ chấm (....) làm tiêu đề cho mỗi hình ảnh ở hình 1/SHD
Sắp xếp những hình ảnh ở hình 1 vào các lĩnh vực nông nghiệp trong bảng sau cho phù hợp:
HS đọc thông tin 2.a)
Đọc, thảo luận và trả lời 2b
Đề xuất Biện pháp khắc phục:
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao thu nhập của người nông dân.
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ người sản xuất bằng những biện pháp phù hợp với thông lệ cũng như các cam kết quốc tế
1. Khái niệm, tầm quan trọng của nông nghiệp
1. Nông nghiệp có những lĩnh vực chủ yếu là: trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.
2. Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người xã hội vì:
+Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Không có nông nghiệp thì con người và xã hội không thể tồn tại, phát triển được.
+Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp như chế biến, thực phẩm, chế biến xuất khẩu, dệt may...
+Nông nghiệp cung cấp các nông sản có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
+Nông nghiệp cung cấp cho thị trường các sản phẩm hàng hóa trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
+Nông nghiệp làm cho môi trường sống của chúng ta trở nên xanh, sạch, đẹp.
Trồng trọt: Hình A, Hình D, Hình G, Hình I, Hình K. 
Chăn nuôi : Hình C, Hình E, Hình H. 
chế biến nông sản Hình B
2. Vài nét về nông nghiệp nước ta
Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ: /SHD
Những hạn chế của nông nghiệp nước ta/SHD
HĐ 3: Vận dụng (5p)
Phương tiện: SHD, phấn
HS thực hiện D.1
 Ở địa phương em, hiện nay đang nuôi những vật nuôi và cây trồng:
Vật nuôi có: gà, vịt, lợn, trâu, bò, cá...
Cây trồng có: lúa, khoai, ngô, lạc, cây cam, bưởi,...
- Việc trồng trọt, chăn nuôi giúp cho gia đình, địa phương em có thêm nguồn lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu hằng ngày. Đồng thời, tạo thêm công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.
HĐ 5. Hướng dẫn học ở nhà (2p)
- Học bài và ghi nhớ kiến thức
- Đọc trước mục 3. Triển vọng , mục C , D2,3/SHD
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/9/2020
Ngày dạy tiết 3 - 7A: 15/9/2020, kiểm diện: .........................................................
 - 7B: 17/9/2020, kiểm diện: ..........................................................
Ngày dạy tiết 4 - 7A: 16/9/2020, kiểm diện: .........................................................
 - 7B: 19/9/2020, kiểm diện: ..........................................................
Ngày dạy tiết 5 - 7A: 22/9/2020, kiểm diện: .........................................................
 - 7B: 24/9/2020, kiểm diện: ..........................................................
Tiết 3+4+5 
BÀI 2.VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được khái niệm, đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng, phương thức, quy trình kĩ thuật trồng trọt.
2. Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết về trồng trọt vào thực tiễn. Bước đầu đề xuất được các biện pháp để trồng trọt đạt hiệu quả.
3. Thái độ: Quan tâm, tìm hiểu về nông nghiệp
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Hình thành về phẩm chất : tự tin, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
? Khái niệm trồng trọt
? Nêu vai trò của trồng trọt
? Nêu đặc điểm của trồng trọt
? Các yếu tố ảnh hưởng tới trồng trọt
?Nêu các phương thức trồng trọt
? Quy trình kĩ thuật trồng trọt
Luyện tập, vận dụng: phần C,D, E/SHD
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá: Bài tập ứng dụng, quan sát
Công cụ đánh giá: Nhận xét
Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng và sau bài giảng
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SHD, Chuẩn KTKN, phấn, thước kẻ
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mô tả hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ 1. Khởi động
Phương tiện: SHD
 Gv cho hs thực hiện như SHD
HS đứng tại chỗ phát biểu
- Trong nông nghiệp gồm các loại cây trồng: cây lương thực lấy hạt, cây lương thực lấy củ, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thực phẩm.
- Vai trò của trồng trọt:
 + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và động vật.
 + Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
 + Tạo ra nguồn lợi kinh tế cho người dân.
- Để trồng trọt đạt kết quả cao cần: tạo ra giống có năng suất cao, áp dụng đúng các kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây trồng.
HĐ 2. Hình thành kiến thức
Phương tiện: SHD, thước kẻ, phấn
HS đọc thông tin 
? Khái niệm trồng trọt
? Nêu vai trò của trồng trọt
Sắp xếp các hình ảnh ở hình 2.1 vào từng nhóm cây trồng trong bảng sau cho phù hợp:
HS đọc thông tin và trả lời
- Trình bày những đặc điểm chủ yếu của trồng trọt?
- Tại sao phải chọn đất, làm đất khi tiến hành trồng trọt?
-Tại sao phải bón phân cho cây trồng trong quá trình trồng trọt?
-Giống cây có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, chất lượng sản phẩm, cây trồng?
? Các yếu tố ảnh hưởng tới trồng trọt
HS thực hiện các yêu cầu
-Nêu ví dụ chứng tỏ yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
-Thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật trong gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng như thế nào?
Thực hiện yêu cầu nối cột A – B
Đáp án: 
1-e, 2 –g, 3-d, 4 –c, 5-a, 6-c
?Nêu các phương thức trồng trọt
 -So sánh ưu, nhược điểm của phương thức gieo trồng cây ngoài tự nhiên và phương thức gieo trồng cây ở khu đất được bảo vệ?
1. khái niệm, vai trò của trồng trọt
- Khái niệm/SHD
- Trồng trọt có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng/SHD
Các nhóm cây trồng
Gồm các hình ảnh
Cây lương thực lấy hạt
Hình A, Hình C
Cây lương thực lấy củ
Hình K
Cây thực phẩm
Hình H
Cây ăn quả
Hình D, Hình E
Cây công nghiệp
Hình B, Hình I, Hình G
2. Một số đặc điểm chủ yếu của trồng trọt
- Những đặc điểm chủ yếu của trồng trọt là:
+ Đất trồng là nơi sinh sống, đồng thời là nơi cung cấp nước, không khí, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
+ Đối tượng của trồng trọt là các giống cây trồng.
+ Sản xuất trồng trọt gắn liền và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên.
- Phải chọn đất vì mỗi loại cây trồng sẽ ưa những loại đất khác nhau phải chọn đất để có được môi trường phù hợp nhất.
- Phải làm đất trước khi tiến hành trồng trọt vì:
 + Để đất tơi xốp, đủ độ ẩm và không khí để rễ có thể bám sâu vào trong đất.
 + Diệt các loại nấm bệnh và cỏ dại tồn dư từ mùa vụ trươc
 -Cần phải bón phân cho cây trồng trong quá trình trồng trọt vì làm như vậy để cung cấp thêm muối khoáng và chất dinh dưỡng cho cây để cây có thể phát triển tốt. ớc.
-Giống cây có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, cây trồng như sau:
 + Ảnh hưởng tới phẩm chất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hạn hán của cây trồng.
 + Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho ra năng suất, chất lượng sản phẩm khác nhau.
 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới trồng trọt
-Các yếu tố /SHD
-Giống cây có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, cây trồng như sau:
 + Ảnh hưởng tới phẩm chất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hạn hán của cây trồng.
 + Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho ra năng suất, chất lượng sản phẩm khác nhau.
- Ví dụ: cây lúa mà lạnh quá thì sẽ không phát triển được, vì thế làm giảm năng suất của cây.
 - Có tác dụng:
 + Làm cho cây trồng được sinh trưởng, phát triển trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
 + Có đủ các chất dinh dưỡng cân thiết và giảm tối đa các tác hại do sâu, bệnh gây ra cho cây trồng.
4. Các phương thức trồng trọt chủ yếu
-Ba phương thức /SHD
Trồng cây ngoài tự nhiên
Trồng cây ở khu đất được bảo vệ 
Ưu điểm
Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, giá thành hạ và có thể thực hiện trên diện tích lớn
Cây ít bị sâu bệnh, dễ tạo ra năng suất cao, chủ động trong việc chăm sóc và có thể sản xuất được rau, quả trái vụ, an toàn.
Nhược điểm
Cây trồng dễ bị sâu, bệnh phá hoại và việc chống chế các điều kiện bất lợi cho cây như giá rét, khô hạn, bão, lũ... rất khó khăn.
Phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư lớn, tốn nhiều công, giá thành cao vì phải làm các khu nhà kính, nhà lưới có hệ thống gió, sưởi ấm, hệ thống ánh sáng thích hợp cho cây xanh.
Ở địa phương và gia đình em thường trồng trọt theo phương thức nào? Nêu ví dụ minh họa.
? Quy trình kĩ thuật trồng trọt
-Quy trình trồng trọt là gì? Khi trồng trọt mà bỏ qua một bước nào đó trong quy trình kĩ thuật trồng trọt có được không? Vì sao?
 -Thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình trồng trọt có tác dụng như thế nào?
- Ở địa phương và đình em thường trồng trọt theo phương thức gieo trồng cây ngoài tự nhiên. Ví dụ như gieo cấy lúa trên đất ruộng; trồng ngô, trồng lạc trên đất bãi...
5. Quy trình kĩ thuật trồng trọt
-Gồm 4 bước/SHD
 - Quy trình trồng trọt là những công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt.
- Tác dụng của thực hiện đầy đủ đúng các biện pháp kỹ thuật trong quy trình trồng trọt:
 + Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho cây trồng có thể phát triển bình thường.
 + Tạo điều kiện để cây trồng phát triển tốt, tạo năng suất lao động lớn
HĐ 3. Luyện tập
Phương tiện: SHD, giấy nháp
HS thực hiện Bài C.1/SHD tr 16
Chọn một số bài tiêu biểu của HS để HS trình bày
Cả lớp lắng nghe, bổ sung
Bài C.1/SHD tr 16
VD: Cây lúa
1.Lợi ích của cây lúa: Cung cấp nguồn lương thực cho cuộc sống của mọi người, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.
2.Thời gian gieo trồng cây lúa: vụ Chiêm Xuân (tháng 10 đến cuối tháng 5); vụ Mùa 
(Cuối tháng 5 đến cuối tháng 11).
3.Những công việc cần thực hiện khi gieo trồng:
 + Chọn giống lúa
 + Gieo sạ
 + Làm đất
 + Cấy mạ
 + Chăm sóc cây, tưới nước, bón phân
4. Kinh nghiệm gieo trồng
- Làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau mỗi vụ thu hoạch, có thể tiêu diệt được nhộng và sâu non sâu đục thân trong rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại sâu bênh như rầy nâu, làm mặt ruộng bằng phẳng thuận lợi cho tưới tiêu.
- Chú ý vào các thời điểm mưa bão, loại đất để bón phân cho phù hợp
- Gieo trồng với mật độ thích hợp, mật độ gieo trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo, giống lúa, tuổi của mạ, 
5. Kết quả thu được
- Hạt mẩy, năng suất cao, không bi sâu bệnh
6. Để có thể đạt được năng suất cao cần phải lựa chọn được cây trồng hợp lý và áp dụng kỹ thuật nuôi trồng đúng đắn, phù hợp với loài cây đó.
HĐ 4. Tìm tòi, mở rộng
Phương tiện : SHD, bài viết ở nhà của HS
HS thực hiện E.2
Chọn một số bài tiêu biểu của HS để HS trình bày
Cả lớp lắng nghe, bổ sung
Bài E.2/SHD tr 16 (Tham khảo)
Cây ngô:
- Đặc điểm sinh vật học: rễ chùm; thân ngô đặc đường kính khoảng 2 -4 cm; lá ngô gồm lá mầm, lá thân, lá ngọn, lá bỉ; hoa ngô gồm cả hoa đực và hoa cái.
- Giá trị kinh tế: đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân.
- Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật gieo:
 + Về nhiệt độ: được trồng vào thời gian ấm tại những vùng ôn đới và cận nhiệt đới ẩm.
 + Chế độ không khí trong đất: phát triển trong môi trường hiếm khí.
 + Nước: ngô thoát nhiều nước tuy nhiên có khả năng hút nước từ sâu trong đất cho nên chỉ cần lượng nước để đất không bị khô ..
Hướng dẫn về nhà: 
Học bài
Hoàn thiện các bài tập vào vở ghi
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :
21/09/2020
Ngày dạy tiết 6
- 7A : 23/9/2020
kiểm diện:.................................................................
- 7B : 26/9/2020
kiểm diện:.................................................................
Ngày dạy tiết 7
- 7A : 29/9/2020
kiểm diện:.................................................................
- 7B : 03/10/2020
kiểm diện:.................................................................
TIẾT 6+7/ BÀI 3.
MỘT SỐ CÂY TRỒNG CÓ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, lợi ích của cây trồng có giá trị xuất khẩu.
- Đặc điểm, lợi ích kinh tế, điều kiện trồng và phát triển giống cây có giá trị xuất khẩu
- Đề xuất được giống cây trồng có giá trị xuất khẩu có thể trồng ở gia đình
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được những hiểu biết về cây trồng có giá trị xuất khẩu vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.
3. Thái độ: 
- Quan tâm, tìm hiểu về cây trồng có giá trị xuất khẩu.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Hình thành về phẩm chất : tự tin, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
? Ý nghĩa, lợi ích của cây trồng có giá trị xuất khẩu.
? Đặc điểm, lợi ích kinh tế, điều kiện trồng và phát triển giống cây có giá trị xuất khẩu
Luyện tập, vận dụng: phần C,D, E/SHD
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá: Bài tập ứng dụng, quan sát
Công cụ đánh giá: Nhận xét
Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng và sau bài giảng
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SHD, Chuẩn KTKN, phấn, thước kẻ
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
HĐ 1. Khởi động
Phương tiện: SHD
* Gv khởi động bài học: Cho hs quan sát 1 số hình ảnh về lúa ( gạo),cà phê, thanh long .
? Nhìn những hình ảnh này em có suy nghĩ gì
? Hiện nay các loại cây trồng này vì sao ngày càng được chú trọng
? Địa phương em có loại cây trồng nào có giá trị xuất khẩu không? Nếu có, kể tên?
A. Khởi động/ SHD tr 17
HĐ 2. Hình thành kiến thức
Phương tiện: SHD, phấn, thước kẻ
Các nhóm nhỏ hoạt động :
- Đọc thông tin
- Trình bày các nội dung /SHD tr 18 về 
+ Cây trồng xuất khẩu ở nước ta
+Ý nghĩa, lợi ích của cây trồng có giá trị xuất khẩu.
Các nhóm cử đại diện trình bày KQ nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe bổ sung
Gv nhận xét và kết luận
1. Lợi ích của việc trồng cây có giá trị xuất khẩu
- Cây trồng xuất khẩu ở nước ta: cà phê, gạo, chè, hạt tiêu 
- Phát triển cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại lợi ích
+ Nguồn thu nhập ngoại tệ cho địa phương
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho người lao động trong nghề trồng trọt
Gv tổ chức cho hs đọc nội dung : đặc điểm một số cây
Tên cây trồng
Đặc điểm ngoại cảnh thích hợp
Cây lúa
Đất ngập nước, nhiệt độ 250- 300, đầy đủ đạm, lân, kali, mưa nhiều
Cây cà phê
Sống vùng cao 1300-1800m, nhiệt độ 200- 250,nhiều ánh sáng,đất đỏ Bazan, hơi chua
Cây chè
Đất chua, hơi chua, đất đồi, đất núi có độ dốc, nhiệt độ 220-250, độ ẩm 80%-85%
Cây cao su
Vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ 220-300, mưa nhiều, không chịu úng, gió
Cá nhân hoàn thành yêu cầu mục b
Gv tổng hợp, kết luận theo bảng /tr 21
2. Một số cây trồng có giá trị xuất khẩu ở nước ta
- Nơi trồng và xuất khẩu nhiều lúa gạo ở nước ta
+ Đồng bằng sông Cửu Long ( Vựa lúa nước ta) : Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long 
+ Đồng Bằng sông Hồng : Thái Bình, 
Vì: 
+ Có đồng bằng phù sa màu mỡ, là đồng bằng lớn nhất ở nước ta, được bồi đắp phù sa và mở rộng hằng năm.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước.
+ Có nhiều loại giống lúa tốt, đem lại năng suất và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
+ Có khí hậu phù hợp.
- Địa phương em trồng được cây xuất khẩu : chưa có
Tên cây trồng cho sản phẩm có giá trị xuất khẩu
Sản phẩm chính để xuất khẩu
Vùng trồng nhiều
Cây lúa
gạo
Đồng bằng sông Cửu Long
Cây cà phê
hạt cà phê
Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông)
Cây chè
Chè
Trung du, miền núi Bắc Bộ và cao nguyên Nam Trung Bộ
Cây cao su
mủ cao su
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
HĐ 3. Luyện tập
? Đặc điểm, lợi ích kinh tế, điều kiện trồng và phát triển giống cây có giá trị xuất khẩu
Gv tổ chức cho hs đọc nội dung bài tập 1và hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu mục ô trống Đ,S
biện
Gv tổng hợp, kết luận
BÀI TẬP 2
Gv tổ chức cho hs đọc nội dung bài tập 
Sau đó thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời
BÀI TẬP 3
Gv tổ chức cho hs đọc nội dung bài tập 
Sau đó thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời
? Tại sao nước ta lại thuận lợi để phát triển các cây trồng có giá trị xuất khẩu
C.1
 Đ; 2-S; 3-S; 4-Đ; 5- Đ; 6- Đ; 7-Đ; 8-Đ
C.2
Theo em, ý định của bác Lai là sai vì
+ Bác chưa tìm hiểu trong thời gian tiếp theo thanh long có bán được giá cao nữa hay không.
+ bác đã chưa tìm hiểu kĩ về loại cây thanh long mà bác đang muốn trồng thay vườn vải thiều trong vườn nhà mình có phù hợp với địa phương mình hay không.
 - Theo em, bác Lai cần phải tìm hiểu thật kĩ về giống cây thanh long (khí hậu, nhiệt độ, nước, đất đai...) để đối chiếu với vườn nhà mình xem có đáp ứng được yêu cầu phát triển của cây thanh long hay không rồi mới quyết định trồng. Ban đầu, nếu thấy có thể đáp ứng yêu cầu trồng cây thanh long thì cũng chỉ trồng trên một diện tích nhỏ để thử nghiệm. Nếu cây thực sự phù hợp và mang lại hiệu quả thì nên trồng nhân rộng ra ở địa phương.
C.3
Gia đình Hương cần tìm hiểu về:
- Những điều kiện để sinh trưởng và triển của cây hồ tiêu như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, loại đất, địa hình
- Tìm hiểu về cách thức chăm sóc, kỹ thuật trồng trọt.
- Tìm hiểu như cầu của thị trường trong thời gian tới.
HĐ 4. Vận dụng – Mở rộng
HS thực hiện ở nhà phần D, E, ghi vở nội dung đã tìm hiểu được.
Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm vững ý nghĩa, lợi ích của cây trồng có giá trị xuất khẩu; điều kiện trồng và phát triển giống cây có giá trị xuất khẩu .
- BT : D, E
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :
28/09/2020
Ngày dạy tiết 8
- 7A : 30/9/2020
kiểm diện:.................................................................
- 7B : 03/10/2020
kiểm diện:.................................................................
Ngày dạy tiết 9
- 7A : 06/10/2020
kiểm diện:.................................................................
- 7B : 08/10/2020
kiểm diện:.................................................................
Ngày dạy tiết 10
- 7A : 07/10/2020
kiểm diện:.................................................................
- 7B : 10/10/2020
kiểm diện:.................................................................
TIẾT 8+9+10/ BÀI 4.
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm, vai trò, đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát dục, năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi
- Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
2. Kĩ năng: 
- Đề xuất được biện pháp, kĩ thuật để nâng cao sức sống, năng suất, chất lượng sản phẩm của vật nuôi
3. Thái độ: Quan tâm, tìm hiểu về chăn nuôi
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Hình thành về phẩm chất : tự tin, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI
? Trình bày được khái niệm, vai trò của chăn nuôi.
? Nêu đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi.
? Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát dục, năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi
? Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta.
Luyện tập, vận dụng: phần C,D, E/SHD
III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá: Bài tập ứng dụng, quan sát
Công cụ đánh giá: Nhận xét
Thời điểm đánh giá: Trong bài giảng và sau bài giảng
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SHD, Chuẩn KTKN, máy chiếu.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
HĐ 1. Khởi động (5p)
Phương tiện : SHD
HS thực hiện các yêu cầu theo SHD
1. Một số sản phẩm chăn nuôi mà em biết là: trứng gà, trứng vịt, thịt bò, thịt lợn, lông cừu, da trâu,...
2. Chăn nuôi có vị trí vai trò vô cùng to lớn trong đời sống con người:
 + Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.
 + Cung cấp sản phẩm làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.
 + Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân
3. Muốn chăn nuôi đạt kết quả, cần:
 + Tìm hiểu đặc điểm của loài định chăn nuôi, các loại bệnh mà có thể mắc phải.
 + Chuẩn bị khu vực để chăn nuôi.
 + Tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi loài vật đó.
HĐ 2. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của chăn nuôi (20p)
Phương tiện : SHD
HS hoạt động cá nhân: đọc thông tin
? Trình bày được khái niệm, vai trò của chăn nuôi.
Thảo luận nhóm bàn: thực hiện nhiệm vụ/SHD
Phát biểu và ghi vở các nội dung
Giáo viên nhấn mạnh lại kiến thức
1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của chăn nuôi
a/Thông tin
- KN/SHD tr 24
- Vị trí, ý nghĩa/SHD
b/ Trả lời 
Các nhóm vật nuôi
Gồm các bức ảnh
Nuôi lấy thịt
Hình A, Hình D, Hình G.
Nuôi lấy trứng
Hình B, hình G
Nuôi lấy sữa
Hình C
Nuôi lấy sức kéo
Hình A
Nuôi lấy mật
Hình E
Nhóm gia súc
Hình A, Hình C, Hình D
Nhóm gia cầm
Hình B, hình G
b/.Quan hệ giữa chăn nuôi và trồng trọt: Chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ, tác động qua lại với nhau: chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt còn trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu của chăn nuôi
-Ghi tên sản phẩm:
Vật nuôi
Sản phẩm thu được
Tác dụng
Con vịt
Trứng, thịt
Trứng, thịt làm thức ăn cho con người
Con trâu
Thịt, da, phân
Thịt làm thức ăn cho con người. Da làm đồ thủ công mỹ nghệ. Phân bón cho cây trồng
HĐ 3. Một số đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi (20p)
Phương tiện : SHD
Cá nhân đọc thông tin
? Nêu đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi.
HS trả lời các câu hỏi 
GV gọi HS trả lời, hỗ trợ sửa sai nếu cần
- Củng cố bài: 
? Trình bày được khái niệm, vai trò của chăn nuôi.
? Nêu đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi.
- Hướng dẫn về nhà
+ Đọc trước mục 3,4,5 cho tiết 9
+ BT C-D, E cho tiết 10
2. Một số đặc điểm chủ yếu của chăn nuôi
a) Thông tin/SHD
b) Trả lời
- Muốn tiến hành chăn nuôi đạt hiệu quả, cần phải có những hiểu biết về:
+ Đăc điểm sống và môi trường thích nghi của các loại vật nuôi.
+ Cách thức chăm sóc và các loại bệnh có thể xuất hiện ở vật nuôi.
+ Nguồn thức ăn và hàm lượng dinh dưỡng cho vật nuôi
- Kể tên: Gà, lợn, trâu, bò
- Một số loại thức ăn: cám, rau, cỏ, ngô, thức ăn thừa 
HĐ 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi (15p)
Phương tiện : SHD
Cá nhân HS thực hiện 
Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
? nêu các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi
GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS tóm tắt kiến thức và trả lời các câu hỏi
GV nhấn mạnh kiến thức
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi
a) Thông tin/ SHD
b) Trả lời
- Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi là:
+ Giống vật nuôi
+ Thức ăn
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh
- Theo em, trong những yếu tố đó, yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất chăn nuôi là giống vật nuôi. Vì mỗi loại giống sẽ cho năng suất khác nhau. Nếu chọn giống tốt thì cho năng suất cao và ngược lại nếu giống không tốt sẽ cho năng suất thấp.
- Ghép: 1 - c; 2 - a; 3 - d; 4 - e; 5 - b 
HĐ 5. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta (15p)
Phương tiện : Máy chiếu
Cá nhân HS thực hiện 
Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
? Các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta
GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS tóm tắt kiến thức và trả lời các câu hỏi
GV nhấn mạnh kiến thức
4 . Các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta
a) Thông tin
b) Trả lời
Ưu điểm và nhược điểm của phương thức chăn nuôi bán chăn thả tự do là:
- Ưu điểm
+ Dễ nuôi, ít bệnh tật
+ Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều
+ Hầu hết tự sản xuất con giống
+ Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.
- Nhược điểm:
+ Vật nuôi chậm lớn
+ Quy mô đàn vừa phải, không quá lớn
+ Việc kiểm soát bệnh dịch khó khăn
HĐ 6. Quy trình kĩ thuật chăn nuôi (15p)
Phương tiện : SHD
Cá nhân HS thực hiện 
Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
? Quy trình kĩ thuật chăn nuôi
GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS tóm tắt kiến thức và trả lời các câu hỏi
GV nhấn mạnh kiến thức
5. Quy trình kĩ thuật chăn nuôi
a) Thông tin
b) Trả lời
- Thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình chăn nuôi có tác dụng:
+ Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để chăn nuôi.
+ Hạn chế các loại bệnh dịch ở vật nuôi.
 Giúp cho việc chăn nuôi đạt kết quả tốt, năng suất và chất lượng cao, giúp người lao động nâng cao thu nhập
HĐ 7. Luyện tập – Vận dụng (35p)
Phương tiện : SHD, bài làm của HS
Lần lượt 3 HS trình bày nội dung đã tìm hiểu trước lớp
Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung bài của bạn
GV theo dõi, hỗ trợ HS
Nhận xét sự chuẩn bị bài, khả năng tìm hiểu kiến thức qua trao đổi ở nhà, ở địa phương, năng lực giải quyết vấn đề .
6. Luyện tập
C.1. Qua tìm hiểu em thấy tại địa phương em có nuôi gà, vịt, lợn, trâu, chim bồ câu,...
- Lợi ích của việc chăn nuôi là:
 + Cung cấp thực phẩm cho con người: trứng gà, trứng vịt, thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt lợn,...
 + Cung cấp sức kéo: trâu.
 + Cung cấp phân bón cho cây trồng.
 + Tăng thu nhập cho người dân quê em.
C.2. Phương thức chăn nuôi:
 + Chăn thả tự do (trâu, bò)
 + Nuôi nhốt(lợn, chim bồ câu)
 + Nuôi bán chăn thả tự do (gà, vịt)
C.3.
- Điều kiện vật chất cần có: diện tích để chăn nuôi, chuồng, hệ thống chiếu sáng sưởi cần thiết, thức ăn cho vật nuôi.
- Công việc cần tiến hành:
 + Đối với phương thức chăn thả tự do cần chọn vị trí chăn nuôi phù hợp có nguồn thức ăn và đủ khả năng cho quan sát.
 + Đối với phương thức nuôi nhốt cần vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị thức ăn và các phương tiện cần thiết để chăn nuôi và vệ sinh.
C.4 Kinh nghiệm chăn nuôi
- Cần chú ý đặc điểm của từng loài để lựa chọn hình thức phù hợp.
- Kịp thời phát hiện các mầm bệnh để chữa trị, ngăn chặn lây lan.
- Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
- Chú ý các giai đoạn phát triển khác nhau của giống vật nuôi để có các kỹ thuật chăm sóc phù hợp.
C.5.Thu được thực phẩm như: trứng gà, trứng vịt, thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt lợn,...
HĐ 8. Tìm tòi, mở rộng (10p)
Phương tiện : Máy chiếu, SHD
GV cho HS mượn máy tính truy cập internet thực hiện E.2
Cả lớp cùng tìm hiểu một loại vật nuôi
E.2. Tìm hiểu một loại động vật nuôi
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 11+12/ BÀI 5 .MỘT SỐ GIỐNG VẬT NUÔI ĐẶC SẢN Ở NƯỚC TA.
Ngày soạn :
11/11/2020
Ngày dạy tiết 11
- 7A :13 /11/2020
kiểm diện:..........................................................
- 7B : 15/11/2020
kiểm diện:..........................................................
Ngày dạy tiết 12
- 7A :14 /11/2020
kiểm diện:..........................................................
- 7B :17 /11/2020
kiểm diện:..........................................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
-Ý nghĩa, lợi ích của một số vật nuôi.
- Đặc điểm, giá trị kinh tế, điểu kiện nuôi,phát triển vật nuôi
2. Kĩ năng : 
- Ứng dụng hiểu biết vào thực tiễn
3. Thái độ
- Sôi nổi, hào hứng, nghiêm túc.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Phẩm chất: tự lập, tự tin, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, phân tích, so sánh.
II. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Bài tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_hoc_ky_1_nam_hoc_2020_2021.docx