Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 4: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 4: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Trình bày được những lí do phải sử dụng đất hợp lí

 - Trình bày được các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp

2. Kĩ năng

 - Chỉ ra được một số loại đất chính đang sử dụng ở VN và một số loại đất cần được cải tạo. Trình bày được các biện pháp và mục đích của từng biện pháp phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo

3. Thái độ

 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất

 - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường

4. Năng lực, phầm chất hướng tới

 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ :

 Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính ?

 Thế nào là độ phì nhiêu của đất ? Muốn tăng độ phi nhiêu của đất ta phải làm gì ?

 

docx 5 trang sontrang 7770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 4: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 4. Bài 6
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
 - Trình bày được những lí do phải sử dụng đất hợp lí
 - Trình bày được các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp
2. Kĩ năng
 - Chỉ ra được một số loại đất chính đang sử dụng ở VN và một số loại đất cần được cải tạo. Trình bày được các biện pháp và mục đích của từng biện pháp phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
 - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính ?
 Thế nào là độ phì nhiêu của đất ? Muốn tăng độ phi nhiêu của đất ta phải làm gì ?
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv cho hs quan sát: Đây là những hình ảnh về quá trình cải tạo đất trước khi gieo trồng? Tại sao lại phải như vậy?
Hs trả lời
 GV: Đất là tài nguyên quý giá của quốc gia, là cơ sở của sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học này giúp các em hiểu : sử dụng đất nh thế nào là hợp lí. Có những biện pháp nào để cải tạo, bảo vệ đất ?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: - những lí do phải sử dụng đất hợp lí
 - các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Yêu cầu học sinh xem phần thông tin mục I SGK và hỏi:
+ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Chia nhóm, yêu cầu thảo luận và hoàn thành bảng mẫu:
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng theo trong khi đó diện tích đất trồng có hạn
 Học sinh chia nhóm, thảo luận.
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
 Do dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng trọt có hạn , vì vậy phải sử dụng đất hợp lí.
_ _ Giáo viên treo bảng phụ lên bảng.
_ Giáo viên tổng hợp ý kiến đưa ra đáp án.
_ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
_ Thâm canh tăng vụ.
_ Không bỏ đất hoang.
_ Chọn cây trồng phù hợp với đất.
_ Vừa sử dụng, vừa cải tạo.
_ Tăng năng suất, sản lượng.
_ Chống xói mòn.
_ Tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh.
_ Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
_ Giáo viên giảng giải thêm:
 Biện pháp vừa sử dụng, vừa cải tạo thường áp dụng đối với những vùng đất mới khai hoang hoặc mới lấn ra biển. Đối với những vùng đất này, không nên chờ đến khi cải tạo xong mới sử dụng mà phải sử dụng ngay để sớm thu hoạch.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
Giáo viên hỏi:
+ Tại sao ta phải cải tạo đất?
_ Giáo viên giới thiệu cho Học sinh một số loại đất cần cải tạo ở nước ta:
+ Đất xám bạc màu: nghèo dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua.
+ Đất mặn: có nồng độ muối tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các cây chịu mặn
(đước, sú, vẹt, cói,..)
+ Đất phèn: Đất rất chua chứa nhiều muối phèn gây độc hại cho cây trồng.
_ Yêu cầu theo nhóm cũ thảo luận theo bảng và kềt hợp quan sát hình 3,4,5.
_ Tổng hợp các ý kiến và đưa ra đáp án.
_ Học sinh trả lời:
à Vì có những nơi đất có những tính chất xấu như: chua, mặn, bạc màu nên cần phải cải tạo mới sử dụng có hiệu quả được.
_ Học sinh lắng nghe.
Nhóm thảo luận và hoàn thành bảng.
_ Cử đại diện nhóm trình bày và nhóm khác bổ sung.
_ Học sinh ghi bài vào vở.
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất:
 Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là canh tác, thuỷ lợi và bón phân.
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
_ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
_ Làm ruộng bậc thang.
_ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh.
_ Cày sâu, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
_ Bón vôi.
_ Tăng bề dày lớp đất canh tác.
_ Hạn chế dòng chảy, xói mòn, rửa trôi.
_ Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi.
_ Tháo chua, rửa mặn.
_ Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
_ Đất xám bạc màu.
_ Đất dốc (đồi, núi).
_ Đất dốc đồi núi.
_ Đất phèn.
_ Đất phèn.
_ Giáo viên hỏi:
+ Qua đó thì cho biết những biện pháp nào thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất?
_ Giáo viên giải thích hình thêm.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh trả lời:
à Các biện pháp thường dùng: canh tác, thuỷ lợi, bón phân.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 (Trang 13 – vbt Công nghệ 7): Ở địa phương em người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
Lời giải:
- Ở địa phương em thường trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh để tăng độ che phủ, cải thiện đất xói mòn.
Câu 2 (Trang 14 – vbt Công nghệ 7): Vì sao phải cải tạo đất?
Lời giải:
- Những loại đất có tính chất xấu như chua, phèn, mặn, bạc màu, cần phải cải tạo để làm giảm những tính chất xấu đó đi để cây trồng phát triển tốt hơn.
- Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Câu hỏi tình huống:
Nếu có một khu đất vừa dốc, vừa xói mòn, em có thể làm thế nào để khu đất này không những bị bỏ hoang mà còn ngày càng cho năng suất và chất lượng nông sản cao?
Dự kiến
Có thể tiến hành như sau:
 - Trồng cây cải tạo và bảo vệ đất: Một vài năm đầu, trồng cây họ Đậu để tạo lớp thảm ngăn tác động của dòng nước, đồng thời xác của chúng khi bị phân hủy làm cho đất màu mỡ hơn.
Những năm sau trồng tiếp cây chịu khô hạn, tạo tán che chống xói mòn, lớp đất tiếp tục được cung cấp xác hữu cơ, tăng tỉ lệ mùn.
 - Khi đất đã phục hồi, tạo vành đai chống xói mòn, trồng cây ăn quả hoặc hoa màu.
Qua biện pháp nêu trên cho thấy: bảo vệ, cải tạo là chuẩn bị đưa đất vào sản xuất, trong sản xuất: vừa cải tạo qua tăng lượng xác hữu cơ, chống xói mòn, vừa chăm sóc bảo vệ làm cho đất càng tăng độ phì nhiêu.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số câu ca dao , tục ngữ nói về kinh nghiệm cải tạo đất của nhân dân
4. Hướng dẫn về nhà
 - Làm bài tập cuối bài SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_4_bien_phap_su_dung_cai_tao_va.docx