Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9: Sản xuất và bảo quản giống cây trông

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9: Sản xuất và bảo quản giống cây trông

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng, phân biệt sự khác nhau trong mỗi bước.

- Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt, và chiết cành. Phân biệt giâm cành và chiết cành. Nêu được ví dụ về những cây trồng thường giâm cành, những cây thường chiết cành, những cây thường ghép mắt.

- Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện để bảo quản hạt giống tốt.

2. Kĩ năng:

- Biết cách giâm cành, chiết cành, ghép cành.

- Biết cách bảo quản hạt giống.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây cảnh.

- Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sản xuất ở gia đình.

4. Định hướng phát triển năng lực:

 Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

- Năng lực bộ môn

+ Năng lực thể chất: lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan

III. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sơ đồ 3, hình 15, 16, 17 SGK phóng to.

 - Chuẩn bị của HS : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ :

- Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

 - Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

 

docx 5 trang sontrang 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9: Sản xuất và bảo quản giống cây trông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30.10.2020	Ngày dạy:3.11.2020
Tuần 9 – Tiết 9 : 
BÀI 11:SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng, phân biệt sự khác nhau trong mỗi bước.
- Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt, và chiết cành. Phân biệt giâm cành và chiết cành. Nêu được ví dụ về những cây trồng thường giâm cành, những cây thường chiết cành, những cây thường ghép mắt.
- Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện để bảo quản hạt giống tốt.
2. Kĩ năng:
- Biết cách giâm cành, chiết cành, ghép cành.
- Biết cách bảo quản hạt giống.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây cảnh.
- Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sản xuất ở gia đình.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
- Năng lực bộ môn
+ Năng lực thể chất: lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với thời; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường sống xanh, sạch, không ô nhiễm.
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan 
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của GV: Giáo án, Sơ đồ 3, hình 15, 16, 17 SGK phóng to..
 - Chuẩn bị của HS : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Tổ chức. 
 2. Kiểm tra bài cũ :
- Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?
	- Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? 
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Để có giống tốt dùng trong sản xuất thì ta phải biết cách sản xuất và bảo quản. Vậy làm sao để sản xuất giống tốt và bảo quản nó? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Cho HS quan sát một số tranh ảnh về sản xuất giống cây trồng sau đó hỏi: em có biết tên các biện pháp sản xuất giống cây trồng trên bảng không? 
HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời ( có thể đúng có thể sai)
GV dẫn dắt học sinh sang phần hình thành kiến thức: hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu “ Sản xuất và bảo quản giống cây trồng”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
- Hiểu được vai trò của giống cây trồng
- Biết được các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV: giảng giải cho HS hiểu quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn nhằm khôi phục lại những đặc tính vốn có của giống gọi là quá trình phục tráng giống.
- GV: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ 3 và cho biết:
+ Tại sao phải phục tráng giống?
+ Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nội dung công việc của từng năm là gì?
- GV: giảng giải cho học sinh thế nào là giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng.
+ Giống nguyên chủng là giống có chất lượng cao được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng.
+ Giống siêu nguyên chủng có số lượng ít nhưng chất lượng cao.
- GV: chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- GV: Yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát hình 15,16,17 và thảo luận câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt. Cho ví dụ?
- GV: Nhận xét, bổ sung. 
- GV: Phân biệt giâm cành và chiết cành.
- GV: Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá?
- GV: Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilon bó kín bầu đất lại?
- GV: chốt lại kiến thức, ghi bảng.
II. Bảo quản hạt giống cây trồng 
- GV: Yêu cầu HS đọc mục II 
- GV: Tại sao phải bảo quản hạt giống cây trồng?
- GV: Để bảo quản hạt giống tốt phải đảm bảo các điều kiện nào?
- GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô?
- GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất?
- GV: Hạt giống thường có thể bảo quản ở đâu?
- GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- HS: Nghe giảng.
- HS: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con phục vụ gieo trồng.
- HS: Quan sát và trả lời:
+ Trong quá trình gieo trồng do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần mất đi. Do đó cần phải phục tráng những đặc tính tốt của giống.
+ Có 4 năm:
Năm thứ 1: gieo hạt đã phục tráng và chọn cây có
 đặc tính tốt.
Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng
Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Ghi bài
- HS: Thảo luận cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
+ Giâm cành: từ cây mẹ cắt một đoạn đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian cây ra rể. ví dụ:mía, khoai mì, 
+ Chiết cành; bốc 1 khoanh vỏ của cành, bó đất lại. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất. Ví dụ: chanh, bưởi, ...
 + Ghép mắt (hoặc cành): lấy mắt ghép (hoặc cành ghép) cuả cây này ghép vào cây khác. VD: cây mai, cây bơ, 
- HS: Trả lời.
- HS: Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước giữ cho hom giống không bị héo.
- HS: Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh.
- HS: Ghi bài. 
- HS: Đọc.
- HS: Nếu như không bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nẩy mầm.
- HS: Trả lời.
- HS: Để hạn chế sự hô hấp của hạt.
- HS: Nếu lẫn tạp chất thì chất lượng giống sẽ kém và các loại côn trùng sẽ dễ xâm nhập hơn.
- HS: Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.
- HS: Ghi bài.
I. Sản xuất giống cây trồng:
1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt: Quy trình gồm 4 năm
2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
- Giâm cành là từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào đất cát, sau một thời gian cành giâm ra rể. VD: mía, khoai mì, 
- Chiết cành là bóc khoanh vỏ của cành sau đó bó đất. Khi cành đã ra rể thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất. VD: chanh, bưởi, 
- Ghép mắt ( ghép cành): lấy mắt ghép (hoặc cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép). VD: cây mai, cây bơ.. 
II. Bảo quản hạt giống cây trồng: 
 Có hạt giống tốt phải biết cách bảo quản tốt thì mới duy trì được chất lượng của hạt. Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
- Cho biết quy trình sản xuất giống bằng hạt.
- Có những phương pháp nhân giống vô tính nào?
- Nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Ở địa phương em sử dụng các biện pháp nào để sản xuất giống cây trồng
Gia đình em bảo quản lúa giống ( khoai giống) như thế nào?
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức đã học vào tập.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Học bài cũ
Tìm hiểu các loại sâu bệnh hại cây trồng.
Sưu tầm các mẫu thân, rễ, lá bị sâu bệnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_9_san_xuat_va_bao_quan_giong_ca.docx