Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52+53

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52+53

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

_ Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.

 _ Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản.

 _ Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình.

 _ Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.

 _ Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

3. Về phẩm chất: Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.

2. Học sinh: Đọc SGK, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình dạy học

 

docx 5 trang sontrang 3413
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52+53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: ..
Tiết: 45 Ngày dạy: 
BÀI 52: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (TÔM, CÁ)
BÀI 53: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN THỦY SẢN
Môn học: Công nghệ; lớp: 7.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
_ Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.
	_ Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản.
	_ Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình.
 _ Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.
	_ Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
3. Về phẩm chất: Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, có ý thức tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ gia đình khi nuôi động vật thủy sản.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
2. Học sinh: Đọc SGK, chuẩn bị bài.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)
1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs. Cho HS hiểu được giá trị của việc có rừng.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Trình bày các bước đo nhiệt độ nước?
Câu 2: Trình bày các bước đo độ pH?
HS lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng
*Đánh giá kết quả: 
-Hs nhận xét, bổ sung
GV đánh giá cho điểm.
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (25 phút).
I. Những loại thức ăn của tôm, cá.
1. Mục tiêu: Biết được các loại thức ăn của tôm, cá.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
+ Thức ăn tôm, cá gồm mấy loại?
_ Giáo viên treo hình 82, yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp đọc thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn tự nhiên là gì?
+ Em hãy kể tên một số loại thức ăn tự nhiên mà em biết.
+ Thức ăn tự nhiên gồm có mấy loại? 
_ Giáo viên nhận xét và giải thích thêm. Ngoài các động vật, thực vật làm thức ăn cho tôm, cá thì các chất mùn bã hữu cơ có trong nước cũng là nguồn thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng đối với các loài tôm, cá.
_ Giáo viên hỏi tiếp:
+ Thực vật phù du bao gồm những loại nào?
_ Giáo viên giải thích ví dụ rõ hơn.
+ Thực vật bậc cao gồm những loại nào?
+ Động vật phù du bao gồm những loại nào?
+ Động vật đáy có những loại nào?
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập trong SGK.
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt, ghi bảng.
_ Giáo viên treo hình 83, yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát hình và cho biết:
+ Thức ăn nhân tạo là gì?
+ Thức ăn nhân tạo gồm mấy loại?
_ Giáo viên yêu cầu nhóm cũ thảo luận, kết hợp quan sát hình và trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Thức ăn tinh gồm những loại nào? 
+ Thức ăn thô gồm những loại nào?
+ Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác so với những loại thức ăn trên?
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
II. Quan hệ về thức ăn.
1. Mục tiêu: Hiểu được các quan hệ về thức ăn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
_ Giáo viên treo sơ đồ 10, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn của thực vật thủy sinh, vi khuẩn là gì?
+ Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào?
+ Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào?
+ Thức ăn trực tiếp của tôm, cá là gì?
+ Thức ăn gián tiếp của tôm, cá là gì?
_ Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt và hỏi:
+ Thức ăn có mối quan hệ với nhau như thế nào?
_ Giáo viên nhận xét, ghi bài.
_ Giáo viên hỏi:
+ Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thủy sản phải làm những việc gì?
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày kết quả
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
III. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
1. Mục tiêu: Biết được các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho thực hành.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Để tiến hành bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ nào?
_ Giáo viên nhận xét và nêu các yêu cầu khi tiến hành bài thực hành này.
_ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh.
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm thực hành.
Dự kiến trả lời:
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày kết quả
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
IV. Quy trình thực hành.
1. Mục tiêu: Thực hành được các bước thực hành.
2. Nội dung: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
4. Tổ chức thực hiện:
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các bước trong quy trình. 
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát dưới kính hiển vi kết hợp với tranh vẽ.
_ Từ đó tìm thấy sự khác nhau giữa 2 nhóm thức ăn đó.
Dự kiến trả lời:
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày kết quả
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
I. Những loại thức ăn của tôm, cá:
 1. Thức ăn tự nhiên:
_ Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong nước, rất giàu dinh dưỡng.
_ Thức ăn tự nhiên bao gồm: vi khuẩn, thực vật thủy sinh động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
2. Thức ăn hỗn hợp:
_ Là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp trực tiếp cho tôm, cá.
_ Có 3 nhóm: 
+ Thức ăn tinh.
+ Thức ăn thô.
+ Thức ăn hỗn hợp.
II. Quan hệ về thức ăn:
 Sơ đồ 16.
à Là các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
à Là chất vẩn, thực vật thủy sinh, vi khuẩn.
à Là chất vẩn và động vật phù du.
III. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 - Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam kính, la men 
 - Các mẫu thức ăn như: bột ngũ cốc, trai, ốc, hến được gói trong túi ni lông và có ghi tên từng loại.
IV. Quy trình thực hành:
 - Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn dưới kính hiển vi (15 x 8) từ 3 đến 5 lần.
 - Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm, cá.
 - Bước 3: quan sát hình vẽ và các mẫu vật thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của 2 nhóm thức ăn.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức của HS.
2. Nội dung: Hđ cá nhân. Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp.
3. Sản phẩm: HS trình bày miệng.
4. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi: 
_ Tóm tắt các nội dung chính của bài.
_ Yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình.
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức.
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày nhanh.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Nắm vững lại kiến thức.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Bài làm cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra bài tập: Em hãy phân loại các thức ăn ở nhà em cho thủy sản?
*Thực hiện nhiệm vụ:
-HS: Làm việc cá nhân:
*Báo cáo kết quả:
- HS lên bảng làm bài 
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
* Nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân...
* Phương thức hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Về nhà em hãy tìm hiểu qua mạng internet, qua sách báo trả lời câu hỏi.
GV đưa ra bài tập.
Gv: hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà cho hs
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà. 
- Về nhà học bài.
- Đọc, chuẩn bị bài 54 chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_5553.docx