Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Bài 32 đến 34: Sự sinh trưởng và phát dục. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí nhân giống vật nuôi

Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Bài 32 đến 34: Sự sinh trưởng và phát dục. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí nhân giống vật nuôi

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi

 - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.

 - Biết được phương pháp chọn phối vật nuôi

 2. Kĩ năng:

 - Phân biệt được sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.

 - Có được một số kỹ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.

 - Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.

 3. Thái độ:

 - Yêu thích nghề chăn nuôi.

 - Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi.

II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Trực quan

- Vấn đáp tìm tòi

- Thảo luận nhóm

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo Viên: Giáo án.

2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 

docx 7 trang sontrang 4490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Công nghệ Lớp 7 - Bài 32 đến 34: Sự sinh trưởng và phát dục. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí nhân giống vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32,33,34: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC.
 MỘT SỐ PP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ
NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 	
 - Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi
 - Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.
 - Biết được phương pháp chọn phối vật nuôi
 2. Kĩ năng: 
 - Phân biệt được sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.
 - Có được một số kỹ năng chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
 - Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích nghề chăn nuôi.
 - Có ý thức trong việc chọn và quản lí giống vật nuôi.
II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phát hiện và giải quyết vấn đề
Trực quan
Vấn đáp tìm tòi
Thảo luận nhóm	
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo Viên: Giáo án.
2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
 Thế nào là giống vật nuôi? Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Trả lời
 Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là:
Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động khởi động
-Gv: vật nuôi sinh trưởng, phát dục như thế nào và yếu tố nào quyết định đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài mới.
* Hoạt động hình thành kiến thức
Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
- GV: Treo hình 54 SGK/86. Yêu cầu HS nhận xét về hình dạng và kích thước con ngan qua từng giai đoạn?
- HS: Cơ thể con ngan lớn dần lên; Kích thước các chiều thay đổi.
- GV: Yêu cầu HS đọc VD, nhận xét về khối lượng của con ngan qua từng độ tuổi?
- HS: Khối lượng con ngan tăng lên qua từng độ tuổi.
- GV: Đó gọi là sự sinh trưởng. Vậy sinh trưởng là gì?
- GV: Yêu cầu HS đọcVD2/87, phân tích để thấy được dấu hiệu nhận biết sự phát dục của vật nuôi.
- HS: Đọc ví dụ và phân tích để nhận biết.
- GV: Qua VD trên, hãy cho biết phát dục là gì?
- HS: Nêu khái niệm sự phát dục và ghi vở.
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập SGK/87.
- HS: Thảo luận nhóm làm bài tập theo yêu cầu của GV.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
- HS: Đọc SGK và liên hệ thực tế để trả lời.Suy nghĩ và trả lời.
- GV hỏi: Con người có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không? Điều khiển như thế nào?
-HS: Áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản.
Dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc.
Khái niệm về chọn giống vật nuôi
GV yêu cầu HS đọc phần thông tin mục I.SGK và trả lời các câu hỏi:
GV: Thế nào là chọn giống vật nuôi?
HS: Là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống. 
GV giải thích ví dụ trong SGK và giải thích cho HS hiểu thêm về chọn giống vật nuôi: như chọn giống gà Ri ngày càng tốt hơn hoặc nêu vấn đề về chọn giống như: chọn lợn giống phải là: con vật tròn mình, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, Em có thể nêu 1 ví dụ khác về chọn giống vật nuôi :
HS: suy nghĩ và cho ví dụ.
GV sửa, bổ sung, ghi bảng 
HS nghe và ghi bài.
Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
Yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK và trả lời các câu hỏi:
HS đọc và trả lời:
GV: Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
HS: Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống. 
GV: Em có thể cho một số ví dụ về chọn lọc hàng loạt?
HS: cho ví dụ
GV: Thế nào phương pháp kiểm tra năng suất?
HS: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem ra so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ làm giống
GV: Hiện nay người ta áp dụng phương pháp kiểm tra năng suất đối với những vật nuôi nào?
HS: Đối với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 - 300 tuổi ngày
GV: Trong phương pháp kiểm tra năng suất lợn giống dựa vào những tiêu chuẩn nào?
HS: Căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mở lưng để quyết định chọn lọn giống.
GV: Nêu lên ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên.
HS: Phương pháp:
+ Phương pháp chọn lọc hàng loạt có:
* Ưu điểm là đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp.
* Nhược điểm là độ chính xác không cao.
+ Phương pháp kiểm tra năng suất có:
* Ưu điểm là có độ chính xác cao hơn
* Nhược điểm là khó thực hiện
GV giảng thêm: Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau nhưng sử dụng phổ biến là phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất. 
GV chốt lại kiến thức cho HS.
Tìm hiểu khái niệm chọn phối
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi:
GV: Thế nào là chọn phối? Lấy ví dụ minh họa
HS: Là chọn con đực ghép đôi con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi 
GV: Chọn phối nhằm mục đích gì?
HS: Chọn phối nhằm mục đích phát huy tác dụng của chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng.
GV: Hãy cho một số ví dụ về chọn phối 
HS: suy nghĩ cho ví dụ
GV bổ sung, ghi bảng
HS ghi bài.
GV yêu cầu HS đọc thông tin I.2 SGK và trả lời các câu hỏi:
GV: Dựa vào cơ sở nào mà có phương pháp chọn phối thích hợp?
HS: Dựa vào mục đích của công tác giống mà có những phương pháp chọn phối khác nhau
GV: Có mấy phương pháp chọn phối? 
HS: Có 2 phương pháp chọn phối:
+ Chọn phối cùng giống 
+ Chọn phối khác giống 
GV: Muốn nhân lên một giống tốt thì phải làm sao?
HS trả lời
GV giải thích ví dụ 
* Hoạt động tìm tòi – mở rộng
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/88,90,92
 - Yêu cầu HS về nhà đọc trước Bài 35,36
Chủ Đề: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
 BÀI 32,33,34: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC.
MỘT SỐ PP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ
NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
 1.Sự sinh trưởng:
- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ: Sự sinh trưởng của ngan:
- 1 ngày tuổi cân nặng 42g
- 1 tuần tuổi cân nặng 79g.
- 2 tuần tuổi cân nặng 152g.
 2.Sự phát dục:
- Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
VD: Chó mở mắt.
 Dạ dày trâu bò tiêu hóa được cỏ.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- Bên trong: Di truyền.
- Bên ngoài: Nuôi dưỡng, chăm sóc.
III.Khái niệm về chọn giống vật nuôi:
 Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi
IV.Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:
1.Phương pháp chọn lọc giống hàng loạt:
 - Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống.
2.Phương pháp kiểm tra năng suất :
- Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống .
V.Chọn phối:
1. Thế nào là chọn phối:
 Chọn con đực đem ghép đôi với con cái cùng một loài cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
2.Các phương pháp chọn phối:
 Tùy theo mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau
Chọn phối cùng giống 
 - Chọn phối khác giống
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_cong_nghe_lop_7_bai_32_den_34_su_sinh_truon.docx