Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1/ Kiến thức:

Hiểu được tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

2/ Kĩ năng :

 Biết phân biệt dúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

 3/Thái độ:

 Coi trọng danh hiêu gia đình văn hóa.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng tư duy, phê phán.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề.

 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1/ Phương pháp và kĩ thuật:

Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm.

 2/ Phương tiện dạy học:

 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.

 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 1/ Khám phá :

 Gia đình là tế bào của xã hội, vậy chúng ta cần phải làm gì? Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.

 2/ Kết nối:

 

doc 79 trang Trịnh Thu Thảo 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
	Tuần 1: Tiết 1:
	Bài 1:	 SỐNG GIẢN DỊ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1/ Kiến thức:
 - Hiểu được khái niệm, biểu hiện của sống giản dị, cần phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.
 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
 - Hiểu thêm về lối sống giản dị của Bác Hồ.
2/ Kĩ năng :
 Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
 3/Thái độ:
 Qúy trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng tư duy, phê phán.
 - Kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng so sánh.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
 - Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.
 - Kĩ thuật trình bày một phút.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung tích hợp.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Chúng ta đến trường với bộ đồng phục rất gọn gàng, lịch sự , không cầu kì, kiểu cách thì người ta gọi là gì? Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
 2/ Kết nối:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC 
 - Gv gọi hs đọc bài trong sgk.
 + 2 hs đọc câu chuyện trong sgk
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs:
C1: Hãy nhận xét về trang phục, lời nói, tác phong của Bác Hồ trong truyện đọc?
C2: Trang phục, tác phong, lời nói của Bác đã tác động đến tình cảm của nhân dân như thế nào? 
+ Hs trả lời và bổ sung nội dung các câu hỏi trên.
 - Gv kết luận các câu trả lời của hs.
 - Gv kể một mẫu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ trong từng bữa cơm. Sau đó yêu cầu hs kể những câu chuyện về Bác nói lên đức tính giản dị,( gv ghi điểm cho hs nếu đạt yêu cầu)
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận và trả lời:
N1: Thế nào là sống giản dị? Cho ví dụ về sống giản dị của Bác Hồ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó hs tự ghi nội dung vào vở.
 - Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
N2: Sống giản dị có biểu hiện như thế nào? Cho một ví dụ về biểu hiện sống giản dị của Bác Hồ trong ăn mặc?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận rồi cho hs tự ghi bài vào vở.
 - Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
 N3: Em hãy phân biệt giản dị với xa hoa, cầu kì ? Giản dị với phô trương hình thức, luộm thuộm, cẩu thả?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv nhận xét, bổ sung và kết luận. 
 - Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
N4: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ về lối sống thường ngày của Bác Hồ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv nhận xét, bổ sung và kết luận. 
 - Gv chuyển sang nội dung khác.
 - Gv đặt câu hỏi cho hs trình bày một phút:
? Sau khi học xong bài này em thấy bản thân cần học tập những điều gì?
 + Hs trả lời trong thời gian một phút.
 - Gv kết luận và chuyển sang nội dung khác.
1/ TRUYỆN ĐỌC
 Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập.
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
a/ Sống giản dị:
 Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.( Là sống đúng mực và hòa hợp với mọi người xung quanh, thể hiện chân thực, trong sáng từ việc đi đứng, nói năng, ăn mặc )
b/ Biểu hiện:
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không cầu kì, kiểu cách.
c/ Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân: Tiết kiệm thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết, được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ. 
- Đối với gia đình: Giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
- Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; Loại trừ được thói hư tật xấu do sống xa hoa, lãng phí, làm lành mạnh xã hội. 
 3/ Thực hành, luyện tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ THỰC TẾ
 - Gv đặt câu hỏi cho hs động não trả lời.
 ? Trong cuộc sống thường ngày,em và các bạn đã sống giản dị chưa? Cho ví dụ cụ thể?
 ? Trong gia đình, em đã thực hiện lối sống giản dị như thế nào? Kể một số việc làm cụ thể? 
 + Hs trả lời các câu hỏi gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập a,b trong sách giáo khoa và bài tập 1,2,3,4 trong sách bài tập.
+ Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs trình bày bài tập và ghi điểm nếu đạt yêu cầu và sửa bài tâp cho hs.
 Gv kết bài : Sống giản dị là phẩm chất đáng quý của mỗi con người cần được phát huy .
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
Hs xem trước bài mới. 
 . 
 ************************************
 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
 Tuần 2: Tiết 2:
	Bài 2:	 TRUNG THỰC
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 	 
	1/ Kiến thức:
 Hiểu được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của trung thực.
2/ Kĩ năng :
 - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
 - Trung thực trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày.
 3/Thái độ:
 Qúy trọng, ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, không đồng tình với những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng tư duy, phê phán.
 - Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giải quyết tình huống.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
 - Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm. 
 - Kĩ thuật trình bày một phút.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta hay giả dối, gian lận thì điều gì sẽ xảy ra ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
 2/ Kết nối:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC 
 - Gv gọi hs đọc bài trong sgk.
 + 1 hs đọc truyện trong sgk.
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs trả lời :
C1: Mikenlanggio có thái độ như thế nào đối với Bramanto?
C2: Vì sao Mikenlanggio lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
 + Hs trả lời và bổ sung nội dung các câu hỏi trên.
 - Gv kết luận các câu trả lời của hs và nhấn mạnh thêm về tính trung thực, thẳng thắn của Mikenlanggio khi đánh giá về Bramanto.
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs:
C1 Trung thực là gì? Nêu ví dụ thể hiện tính trung thực?
+ Hs trả lời và bổ sung ý kiến.
 - Gv kết luận và tự cho hs ghi vào vở.
 - Gv chuyển nội dung sang câu hỏi khác.
C2: Trung thực có biểu hiện như thế nào? Cho một ví dụ ?
+ Hs trả lời và bổ sung ý kiến.
 - Gv kết luận và tự cho hs ghi vào vở.
 - Gv chuyển nội dung sang câu hỏi khác
C3: Trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
 + Hs trả lời và hs khác nhận xét có thể bổ sung ý kiến.
 - Gv kết luận nội dung các câu hỏi trên và cho hs tự trình bày nội dung bài học vào vở mà gv vừa chốt.
 - Hs ghi vở xong gv đặt câu hỏi cho hs trình bày trong một phút.
? Thông qua nội dung bài học này em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
 + Hs trình bày cá nhân 
 - Gv kết luận và chuyển sang nội dung khác. 
1/ TRUYỆN ĐỌC:
Sự công minh chính trực của một nhân tài
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
a/ Khái niệm :
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
 b/ Biểu hiện:
- Thể hiện qua thái độ, hành động, lời nói.
- Thể hiện trong công việc,trong quan hệ với bản thân và với người khác.
c/ Ý nghĩa:
- Đối với bản thân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
 3/ Thực hành, luyện tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ THỰC TẾ
 - Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận nhóm và trả lời.
 N1: Nêu những việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày. 
 N2: Nêu những việc làm thể hiện ngược lại với tính trung thực trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày? 
 N3: Nếu bạn thân em mắc khuyết điểm mà không tự nhận lỗi trong buổi sinh hoạt lớp thì em sẽ làm gì? 
 + Hs trả lời và bổ sung ý kiến.
 - Gv nhận xét, bổ sung câu trả lời của hs rồi đặt câu hỏi phụ:
 ? Trong cuộc sống thường ngày, em có thái độ, suy nghĩ như thế nào đối với người có tính trung thực và những người ngược lại.
 + Hs giải quyết tình huống gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập a,b,c trong sách giáo khoa và bài tập 1,2,3 trong sách bài tập.
+ Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs trình bày bài tập và ghi điểm nếu đạt yêu cầu và sửa bài tâp cho hs.
 - Gv kết bài : Trung thực là một phẩm chất đạo đức mà mỗi người không thể thiếu.
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
- Hs xem trước bài mới. 
	 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
	Tuần 3: Tiết 3:
	Bài 3:	 TỰ TRỌNG 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1/ Kiến thức:
Hiểu được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của tự trọng.
2/ Kĩ năng :
 Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ . Đồng thời phân biệt được những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
 3/Thái độ:
 Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng. 
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng so sánh.
Kĩ năng xác định giá trị.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm, đóng vai.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải và tích hợp.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Trong học tập, nếu em không chịu học bài, làm bài tập thì em tự đánh mất cái gì? Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
 2/ Kết nối: 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
 - Gv gọi hs đọc bài trong sgk
 - Gv cho hs tình huống thảo luận rồi trả lời :
 N1: Vì sao Rôbe lại nhờ em mình đem trả lại tiền cho người mua diêm?
 N2: Việc làm đó nói lên điều gì và đức tính gì?
 N3: Hành động của Rôbe đã tác động như thế nào đến tình cảm của tác giả?
 N4: Em rút ra được bài học gì thông qua câu chuyện trên?
 + Hs thảo luận rồi trả lời.
 + Hs nhóm khác nhóm nhận xét lẫn nhau.
 - Gv nhận xét, bổ sung và kết luận:Tự trọng chúng ta thành công trong công việc và trong cuộc sống.
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs trả lời: 
? Tự trọng là gì? Cho ví dụ về tính tự trọng.
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở.
 - Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
? Nếu bạn em bảo em vượt đèn đỏ để qua đường, biết đó là việc làm sai em có làm không? Vì sao?
? Thiếu tiền đóng học, có bạn rủ em đi cắt trộm dây tiêu để bán, em sẽ làm gì? Vì sao?
? Tự trọng có biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ về biểu hiện của người có tự trọng?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở.
 - Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở
 - Gv chuyển sang nội dung khác.
1/ TRUYỆN ĐỌC:
Một tâm hồn cao thượng
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
a/ Khái niệm:
 Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
b/ Biểu hiện:
 - Cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hóa.
 - Nếp sống gọn gàng, sạch sẽ.
 - Tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa.
 - Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai nhắc nhở hoặc hoặc chê trách.
 c/ Ý nghĩa:
 - Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên, tự hoàn thiện mình.
 - Tránh được việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
 - Được mọi người quý trọng.
 3/ Thực hành, luyện tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ BẢN THÂN
 - Gv đặt câu hỏi cho hs động não trả lời.
 ? Ở trường lớp, em đã từng gây ra lỗi mà không nhận về mình chưa? Hành vi đó là đúng hay sai? Vì sao? 
 ? Trong gia đình em có bao giờ nói dối bố mẹ không ? Việc làm đó có đúng không?Vì sao? 
 + Hs giải quyết các tình huống gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập a, b, c, trong sách giáo khoa và bài tập 1,2,3,4 trong sách bài tập.
 + Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs trình bày bài tập và ghi điểm nếu đạt yêu cầu và sửa bài tâp cho hs.
Gv kết bài : Tự trọng là phẩm chất cần có của mỗi người.
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
Hs xem trước bài mới. 
	 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
	Tuần 4: Tiết 4:
	Bài 5:	 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜ I(Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1/ Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là yêu thương con người.
 - Liên hệ tấm gương yêu thương con người của Bác Hồ.
2/ Kĩ năng :
 Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
 3/Thái độ:
 Quan tâm đến mọi người xung quanh.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng giao tiếp.
 - Kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng phân tích, so sánh.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
 - Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình.
 - Kĩ thuật trình bày một phút.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải và tích hợp.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Tục ngữ có câu: Lá lành đùm lá rách, các em biết ý nghĩa của nó không? Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
 2/ Kết nối:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC 
 - Gv gọi hs đọc bài trong sgk.
 + 2 hs đọc câu chuyện trong sgk
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs:
C1: Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của Bác Hồ đối với gia đình chị Chín?
C2: Qua truyện đọc em hiểu thế nào là yêu thương con người? 
+ Hs trả lời và bổ sung nội dung các câu hỏi trên.
 - Gv kết luận các câu trả lời của hs.
 - Gv kể một mẫu chuyện về tình yêu thương con người của Bác Hồ trong cuộc sống thường ngày. Sau đó yêu cầu hs kể những câu chuyện về Bác ( gv ghi điểm cho hs nếu đạt yêu cầu)
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi cho hs suy nghĩ và trả lời:
? Thế nào là yêu thương con người? Cho ví dụ về yêu thương con người?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở. 
 - Gv đặt câu hỏi cho hs trình bày một phút:
? Sau khi học xong tiết này em học tập được điều gì?
 + Hs trả lời trong thời gian một phút.
 - Gv kết luận và chuyển sang nội dung khác.
1/ TRUYỆN ĐỌC
 Bác Hồ đến thăm người nghèo
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
a/ Yêu thương con người:
 Là quan tâm, giúp đỡ,làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
 3/ Thực hành, luyện tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ THỰC TẾ
 - Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận nhóm và trả lời.
 N1: Trong lớp,em và các bạn đã yêu thương nhau chưa? Cho ví dụ cụ thể?
 N2: Gia đình em đã thể hiện tình yêu thương con người với mọi người xung quanh như thế nào? Kể một số việc làm cụ thể? 
 + Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập a,b trong sách giáo khoa và bài tập 1,2,3,4 trong sách bài tập.
+ Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs trình bày bài tập và ghi điểm nếu đạt yêu cầu và sửa bài tâp cho hs.
 Gv kết bài : Yêu thương con người là phẩm chất đáng quý của mỗi con người cần được phát huy .
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
- Hs xem trước bài mới. 
 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
 Tuần 5: Tiết 5:
	Bài 5:	 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI(Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 	 
	1/ Kiến thức:
 Hiểu được biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người.
2/ Kĩ năng :
 Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
 3/Thái độ:
 Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác của con người.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng tư duy, phê phán.
 - Kĩ năng giao tiếp.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
 - Phương pháp động não, đàm thoại, đóng vai. 
 - Kĩ thuật trình bày một phút.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải và tích hợp
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta hay thờ ơ với những người nghèo khổ hơn mình thì điều gì sẽ xảy ra ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
 2/ Kết nối:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG
 - Gv chia lớp thành hai nhóm và cho 2 tình huống để hs thảo luận nhóm đặt lời thoại rồi đóng vai.
TH1: Anh Nam mới ở trại cải tạo về, một số bạn cùng xóm với em bảo là phải tránh xa anh ấy vì anh là người xấu. Vậy em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?
TH2: Bạn Hải cùng lớp với em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, em cùng các bạn trong lớp làm gì để giúp đỡ bạn? 
 + Hs thảo luận tự đặt lời thoại rồi sau đó đóng vai.
 + Hs nhận xét nội dung và cách thể hiện vai diễn của các bạn.
 - Gv nhận xét, bổ sung và kết luận câu trả lời của hs. 
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs:
C1: Yêu thương con người có những biểu hiện như thế nào?
+ Hs trả lời và bổ sung ý kiến.
 - Gv kết luận và tự cho hs ghi vào vở.
 - Gv kể cho hs nghe câu chuyện nói về tình yêu thương con người của Bác Hồ rồi sau đó chuyển nội dung sang câu hỏi khác.
C2: Yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? Cho một ví dụ ?
+ Hs trả lời và bổ sung ý kiến.
 - Gv kết luận nội dung các câu hỏi trên và cho hs tự trình bày nội dung bài học vào vở mà gv vừa chốt.
 - Hs ghi vở xong gv đặt câu hỏi cho hs suy nghĩ và trình bày trong một phút.
? Thông qua nội dung bài học này em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
 + Hs trình bày cá nhân trong thời gian một phút.
 - Gv kết luận và chuyển sang nội dung khác. 
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
 b/ Biểu hiện:
- Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác.
- Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn.
- Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác.
c/ Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân: Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; Được mọi người yêu quý, kính trọng. 
- Đối với xã hội: Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội trong sạch, lành mạnh.
 3/ Thực hành, luyện tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ THỰC TẾ
 - Gv đặt câu hỏi cho hs trả lời.
 C1: Nêu những việc làm thể hiện tình yêu thương con người?
 C2: Nêu những việc làm thể hiện ngược lại với tình yêu thương con người?
 + Hs trả lời và bổ sung ý kiến.
 - Gv nhận xét, bổ sung câu trả lời của hs rồi đặt câu hỏi phụ:
 ? Trong cuộc sống thường ngày, em có thái độ, suy nghĩ như thế nào đối với người có tình yêu thương con người và những người ngược lại.
 + Hs giải quyết tình huống gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
*** GV triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
 - 4 tổ sưu tầm 4 bức tranh: Chủ đề “Lăng kính yêu thương” báo cáo tiết 17
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập c, d trong sách giáo khoa và bài tập 5,6,7,8 trong sách bài tập.
+ Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs trình bày bài tập và ghi điểm, sửa bài tâp cho hs.
 - Gv kết bài : Yêu thương con người luôn nhận được sự kính trọng của mọi người đối với mình, được sống thanh thản. 
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
- Hs xem trước bài mới. 
	 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
	Tuần 6: Tiết 6:
	Bài 6:	 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	1/ Kiến thức:
Hiểu được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
2/ Kĩ năng :
 Biết thể hiện tự trọng trong những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hằng ngày. 
 3/Thái độ:
 Kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo. 
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng tư duy, phê phán.
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Trong cuộc đời của mỗi chúng ta nếu không có sự dìu dắt, dạy dỗ của thầy, cô giáo thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là nội dung chính của tiết học hôm nay.
 2/ Kết nối: 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
 - Gv gọi hs đọc bài trong sgk
 - Gv cho hs tình huống rồi trả lời :
 C1: Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của học sinh cũ đối với thầy Bình?
 C2: Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? 
 + Hs trả lời.
 - Gv nhận xét, bổ sung và kết luận: Tôn sư trọng đạo là biết ơn thầy, cô giáo đã và đang dạy mình ở mọi lúc, mọi nơi.
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận và trả lời: 
N1: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Cho ví dụ về tính tôn sư trọng đạo?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở.
 - Gv chuyển sang nhận xét nội dung câu hỏi khác.
N2: Tôn sư trọng đạo có biểu hiện như thế nào?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở.
 - Gv chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
N3: Nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh ngày nay?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv nhận xét, bổ sung và chuyển sang nội dung câu hỏi khác.
N4: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv kết luận sau đó cho hs tự ghi nội dung vào vở
 - Gv chuyển sang nội dung khác.
1/ TRUYỆN ĐỌC:
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
a/ Khái niệm về tôn sư trọng đạo:
 - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
 - Coi trọng và làm theo những điều dạy bảo.
 - Có những hành động đền đáp công ơn của thầy, cô giáo.
b/ Biểu hiện:
 - Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy, cô giáo. 
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm thầy cô vui lòng.
 - Quan tâm thăm hỏi thầy, cô.
 - Nhớ ơn thầy, cô đã dạy mình.
 c/ Ý nghĩa:
 - Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.
 - Đối với xã hội: Giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội.
 - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần giữ gìn và phát huy.
 3/ Thực hành, luyện tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ BẢN THÂN
 - Gv đặt câu hỏi cho hs động não trả lời.
 ? Ở trường lớp, em đã thể hiện tính tôn sư trọng đạo như thế nào?
 ? Đối với thầy cô giáo cũ có cần thể hiện tính tôn sư trọng đạo không? Vì sao?
 + Hs giải quyết các tình huống gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác
*** GV triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
 - 4 tổ vẽ 4 bức tranh: Chủ đề “Lăng kính yêu thương” báo cáo tiết 17
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập a, b, c, trong sách giáo khoa và bài tập 1,2,3,4 trong sách bài tập.
 + Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs trình bày bài tập và ghi điểm nếu đạt yêu cầu và sửa bài tâp cho hs.
Gv kết bài : Tôn sư trọng đạo là truyền thống đáng quý của dân tộc ta..
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
Hs xem trước bài mới. 
 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
 Tuần 7: Tiết 7:
	Bài 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 	 
	1/ Kiến thức:
Hiểu được khái niệm của đoàn kết, tương trợ.
 2/ Kĩ năng :
 Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
 3/Thái độ:
 - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
 - Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
 - Kĩ năng hợp tác.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
 - Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải và tích hợp.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta luôn cảm thông, chia sẻ với người khác thì chắc chắn sẽ góp phần đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Đó là nội dung bài học hôm nay.
 2/ Kết nối:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC 
 - Gv gọi hs đọc bài trong sgk.
 + 1 hs đọc bài trong sgk.
 - Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận và trả lời :
N1: Hãy cho biết những chi tiết nói lên sự khó khăn mà lớp 7A gặp phải khi lao động san sân bóng?
N2: Để giúp lớp 7A giải quyết khó khăn, các bạn 7B đã làm gì?
 + Hs trả lời và bổ sung nội dung các câu hỏi trên.
 - Gv kết luận các câu trả lời của hs và nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của tínhđoàn kết và tương trợ.
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs trả lời:
? Đoàn kết, tương trợ là gì? Cho ví dụ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv nhận xét, kết luận và cho hs tự ghi vào vở.
 - Gv chuyển nội dung sang câu hỏi khác.
? Hãy cho biết Bác Hồ có câu nói gì về tinh thần thần đoàn kết? Ý nghĩa của câu nói đó là gì?
? Trong tập thể các em đã thể hiện được tinh thần đoàn kết chưa? Cho ví dụ?
+ Hs trả lời các câu hỏi vừa nêu.
- Gv kết luận và chuyển sang nội dung khác. 
1/ TRUYỆN ĐỌC
 Một buổi lao động
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
a/ Khái niệm :
Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, sẻ chia và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
 3/ Bài tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ THỰC TẾ
 - Gv đặt câu hỏi cho hs động não trả lời.
 ? Trong học tập, lao động em đã thể hiện tính đoàn kết, tương trợ như thế nào? 
 ? Gia đình bạn em gặp hoàn cảnh khó khăn, em sẽ làm gì? 
 + Hs giải quyết các tình huống gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
 HĐ4: LÀM BÀI TẬP TRONG SGK VÀ SBT
 - Gv hướng dẫn hs làm các bài tập a,b,c trong sách giáo khoa và bài tập 1,2,3,4 trong sách bài tập.
 + Hs tự làm vào vở 
 - Gv gọi môt vài hs làm bài tập và ghi điểm nếu đạt yêu cầu và sửa bài tâp cho hs.
 - Gv kết bài : Đoàn kết, tương trợ là đức tính đáng quý cần có ở mỗi người.
4/ Vận dụng:
Gv nhắc hs về nhà làm số bài tập còn lại trong sgk và sbt.
Hs biết vận dụng nội dung đã học vào trong thực tế.
 - Hs xem trước bài mới. 
 Ngày soạn : 
	Ngày dạy : 
 Tuần 8: Tiết 8:
	Bài 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 	 
	1/ Kiến thức:
Hiểu được biểu hiện và ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.
 2/ Kĩ năng :
 Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
 3/Thái độ:
 - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
 - Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
 - Kĩ năng hợp tác.
 III/ PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1/ Phương pháp và kĩ thuật:
 - Phương pháp động não, đàm thoại, thảo luận nhóm.
 - Kĩ thuật trình bày một phút.
 2/ Phương tiện dạy học:
 Sgk, sgv, sbt, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải và tích hợp.
 IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1/ Khám phá :
 Trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta luôn cảm thông, chia sẻ với người khác thì chắc chắn sẽ góp phần đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội. Đó là nội dung bài học hôm nay.
 2/ Kết nối:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HĐ1: THẢO LUẬN NHÓM - ĐÓNG VAI
- Gv cho hs thảo luận nhóm, tìm lời thoại rồi đóng vai:
N1: Buổi lao động dọn vệ sinh đầu năm học được phân công cụ thể cho từng tổ, tuy nhiên vì một số lí do cá nhân mà tổ 4 vắng đến 3 bạn nên công việc của tổ chưa hoàn thành. Là thành viên của lớp các em sẽ làm gì?
N2: Buổi học nhóm bắt đầu mà vẫn thấy Minh chưa đến, bạn bạn ấy lại học yếu nhất nhóm.Các bạn ấy nghĩ đến nhà bạn ấy xa và chắc xe đạp lại bị hỏng. Là bạn cuàng nhóm với Minh em sẽ làm gì? 
+ Hs thảo luận xong thì đóng vai.
- Gv gọi hs nhận xét sau đó kết luận và chuyển sang nội dung khác.
 HĐ2: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
 - Gv đặt câu hỏi đàm thoại cho hs trả lời:
C1: Đoàn kết, tương trợ có biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv nhận xét, kết luận và cho hs tự ghi vào vở.
C2: Bản thân em có những hành động gì thể hiện biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn?
 - Gv chuyển nội dung sang câu hỏi khác. 
 C3: Đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào? Cho một ví dụ ?
 + Hs trả lời và bổ sung.
 - Gv nhận xét, kết luận và cho hs tự ghi vào vở.
- Gv đặt câu hỏi cho hs suy nghĩ và trình bày trong một phút.
? Thông qua nội dung bài học này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
 + Hs trình bày cá nhân trong thời gian một phút.
 - Gv kết luận và chuyển sang nội dung khác. 
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC
b/ Biểu hiện:
- Giúp đỡ, liên kết, đùm bọc lẫn nhau để tạo nên sức mạnh.
- Hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt được hiệu quả cao trong học tập, lao động, vui chơi giải trí...vì mục tiêu chung.
b/ Ý nghĩa
- Giúp ta dễ dàng hòa nhập với mọi người và được mọi người yêu quý.
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
 3/ Bài tập:
 HĐ3: LIÊN HỆ THỰC TẾ
 - Gv đặt câu hỏi cho hs động não trả lời.
 ? Trong cuộc sống em đã thể hiện tính đoàn kết, tương trợ như thế nào? 
 ? Trong gia đình mội người đã thể hiện tinh thần tương trợ nhau như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
 + Hs giải quyết các tình huống gv vừa nêu.
 - Gv bổ sung nội dung câu trả lời của hs sau đó chuyển sang nội dung khác.
 HĐ4: LÀM B

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2016.doc