Giáo án Toán học 7 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
Hệ thống kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
2. Kỹ năng.
Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng //. Biết cách kiểm tra xem 2 đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song. Bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng //, vuông góc để chứng minh các bài tập.
3. Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn sáng tạo.
- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
- Nhanh nhẹn, linh hoạt trong tư duy hình học.
- Tính chính xác, chăm chỉ
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
§10. LÀM TRÒN SỐ Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày dạy: từ ngày 26/10 đến ngày. 31/10 Lớp dạy: 7A1 Tiết: từ tiết 29 đến tiết 29 Số tiết: 1. I. Mục tiêu 1. Kiến thức. Học sinh nêu được quy ước, ý nghĩa của việc làm tròn số. 2. Kỹ năng. Vận dụng quy ước làm tròn số để áp dụng trong thực tế và giải các bài toán liên quan. 3. Thái độ. - Chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. 4. Định hướng phát triển năng lực - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến làm tròn số. - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV. 5. Định hướng phát triển phẩm chất: - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. - Tính chính xác, kiên trì trong tính toán tỉ lệ II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học - Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm - Phương tiện thiết bị dạy học: Máy tính Casio, Máy tính, Tivi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính, thước thẳng Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng. IV. Hoạt động trên lớp 1. Hoạt động khởi động (5p) Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung - Phát biểu kết luận về mối quan hệ của số hữu tỉ và số thập phân. - Làm bài 91/SBT. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35p) HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: làm tròn số đơn giản (40p) Mục tiêu: Học sinh làm tròn được các số thập phân đơn giản. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Làm tròn được số thập phân đến hàng đơn vị. *GV : Cùng học sinh xét ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị. Hướng dẫn: - Biểu diễn các số thập phân 4,3 và 4,9 lên trục số. - So sánh về khoảng cách vị trí của số thập phân 4,3 với vị trí số 4 và số 5 trên trục số ?. - So sánh về khoảng cách vị trí của số thập phân 4,9 với vị trí số 4 và số 5 trên trục số ? *HS : Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : Ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn so với 5 nên ta viết 4,3 4. Tương tự, 4,9 gần với 5 so với 4 nên ta viết 4,9 5. Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ. *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta làm thế nào ?. *HS : Trả lời. *GV : Nhận xét. Yêu cầu học sinh làm ?1. Điền số thích hợp vào ô trống sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị: 5,4 ; 5,8 ; 4,5 . *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 2 và ví dụ 3 trong SGK- trang 35, 36. Làm tròn số đến hàng nghìn có gì khác với làm tròn đến hàng đơn vị ?. *HS : Thực hiện và trả lời. 1. Ví dụ: Ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị. *Nhận xét. Ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn so với 5 nên ta viết 4,3 4. Tương tự, 4,9 gần với 5 so với 4 nên ta viết 4,9 5. Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ. * Tóm lại: Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất. ?1. Điền số thích hợp vào ô trống sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị: 5,4 5 ; 5,8 6 ; 4,5 5 Hoạt động 2: Quy ước làm tròn số (19’) Mục tiêu: Học sinh nắm được hai quy ước làm tròn số. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Làm tròn được số thập phân theo yêu cầu. *GV : - Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất. - Làm tròn số 542 đến hàng chục. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn số 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0. *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : - Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai. - Làm tròn số 1537 đến hàng trăm. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0 *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. a, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba. b, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai. c, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất. *HS : Hoạt động nhóm nhỏ. *GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. 2. Quy ước làm tròn số. * Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn số 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0. Ví dụ: - Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất: 86,149 86,1 - Làm tròn số 542 đến hàng chục: 542 540. * Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0 Ví dụ: - Làm tròn số 7,923; 17,418 đến chữ số thập phân thứ hai: 7,923 7,9; 17,418 17,4 - Làm tròn số 1537 đến hàng trăm: 1537 1600. ?2. a, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba : 79,3826 79,383 b, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai: 79,3826 79,38 c, Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất: 79,3826 79,4 Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (1p) - Cho Hs nhắc lại nhiều lần qui tắc làm tròn số. - Làm các bài tập 73,74 /SGK. Dặn dị về nh - Học qui tắc. - Làm 78,80,81/SGK V. Rút kinh nghiệm. BÀI TẬP BÀI 10 Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày dạy: từ ngày 26/10 đến ngày. 31/10 Lớp dạy: 7A1 Tiết: từ tiết 30 đến tiết 30 Số tiết: 1. I. Mục tiêu 1. Kiến thức. Học sinh làm thành thạo việc làm tròn số, vận dụng thành thạo quy tắc làm tròn số. 2. Kỹ năng. Vận dụng quy ước làm tròn số để áp dụng trong thực tế và giải các bài toán liên quan. 3. Thái độ. - Chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. 4. Định hướng phát triển năng lực - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến làm tròn số. - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV. 5. Định hướng phát triển phẩm chất: - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. - Tính chính xác, kiên trì trong tính toán tỉ lệ II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học - Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm - Phương tiện thiết bị dạy học: Máy tính Casio, Máy tính, Tivi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính, thước thẳng Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng. IV. Hoạt động trên lớp 1. Hoạt động khởi động Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung B. Hoạt động hình thành kiến thức: (40p) HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả (10p) Mục tiêu: Học sinh tính và làm tròn được các số thập phân đơn giản. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Làm tròn được số thập phân đến chữ số thập phân thứ 2 *GV: - Cho HS làm bài 99/SBT - Yêu cầu HS sử dụng máy tính để tìm kết quả. - Làm bài 100/SBT. Thực hiện phép tính rồi làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai. *HS: Hai học sinh ln bảng thực hiện Học sinh dng my tính trong bi 100. *GV: yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét và đánh giá. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 1. Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả Bài 99/SBT a. 1= 1,666 1,67 b. 5= 5,1428 5,14 c. 4= 4,2727 4,27 Bài 100/SBT a. 5,3013 + 1,49 + 2,364 + 0,154 9,31 b. (2,635 + 8,3) – (6,002 + 0,16) 4,77 c. 96,3 . 3,007 289,57 d. 4,508 : 0,19 23,73 Hoạt động 2: Áp dụng qui ước làm tròn số để ước lượng kết quả. (15p) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các quy ước để làm tròn. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Làm tròn được kết quả của những bài toán thực tế. Bài 78/SGK - Tính đường chéo của màn hình ti vi *HS: Hoạt động theo nhóm. Ghi kết quả vào bảng phụ và đại diện nhóm lên trình by. Bài 80/SGK - Tính đường chéo của màn hình ti vi *HS: Hoạt động theo nhóm. Ghi kết quả vào bảng phụ và đại diện nhóm lên trình bày. 2. Áp dụng qui ước làm tròn để tính kết quả. Bài 78/SGK Ta có: 1in = 2,54 cm Vậy đường chéo ti vi sẽ là: 2,54.21 53,34cm Kết luận: 21in 53,34cm Bài 80/SGK Ta có 1 lb 0,45kg Vậy 1kg sẽ là x lb x 1 : 0,45 2,22 lb Kết luận: 1kg 2,22 lb Hoạt động 3: Một số ứng dụng của làm tròn số trong thực tế (14p) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các quy ước để làm tròn. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Làm tròn được kết quả của những bài toán thực tế. - Cho HS hoạt động nhóm 97,98/SBT. *HS: Thực hiện. -GV Hướng dẫn cho HS thực hiện 3. Một số ứng dụng của làm tròn số trong thực tế. Cách 1: 73,95 : 14,2 74:14 5 CÁch 2: 73,95 : 14,2 5,2077 5 d. Cách 1: 3 Cách 2: 2,42602 2 Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (1p) - Cho Hs nhắc lại qui ước làm tròn số. - Làm thêm bài 104,105/SBT. - Xem lại các nài tập đã làm trên lớp - Chuẩn bị máy tính bỏ ti cho tiết sau.Đọc trước bài 11” Số vơ tỉ.Khái niệm căn bậc hai.” V. Rút kinh nghiệm. HÌNH: ÔN TẬP GIỮA KỲ I Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày dạy: từ ngày 26/10 đến ngày. 31/10 Lớp dạy: 7A1 Tiết: từ tiết 31 đến tiết 31 Số tiết: 1. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức. Hệ thống kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song. 2. Kỹ năng. Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng //. Biết cách kiểm tra xem 2 đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song. Bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng //, vuông góc để chứng minh các bài tập. 3. Thái độ. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. - Cẩn thận, chính xác, trung thực. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn sáng tạo. - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song. - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV. 5. Định hướng phát triển phẩm chất - Nhanh nhẹn, linh hoạt trong tư duy hình học. - Tính chính xác, chăm chỉ II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học - Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm - Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng, thước thẳng, thước đo độ, ê ke. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke. Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke. IV. Hoạt động trên lớp 1. Hoạt động khởi động (5P) Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Hs1: Phát biểu định nghĩa hai góc đối đỉnh Phát biểu định lí hai góc đối đỉnh Hs2: Phát biểu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc Phát biểu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng. Hs3: Phát biểu dấu hiệu (định lí) nhận biết hai đường thẳng song song. B. Hoạt động hình thành kiến thức: (40p) HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Ôn tập kiến thưc về đường thẳng vuông góc, đường thẳng //. (20p) Mục tiêu: Hệ thống kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng //. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Từ các hình vẽ HS nhắc lại được các kiến thức đã học. - GV dùng bảng phụ vẽ sẵn hình 1? Các hình sau minh hoạ cho các kiến thức nào đã học? * Điền vào chỗ trống ở bảng phụ: a. Hai góc đối đỉnh là b. Hai đường thẳng vuông góc với nhau là c. Đường trung trực của đoạn thẳng là d. Hai đường thẳng // với nhau là e. Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b có một cặp SLT bằng nhau thì f. Nếu một đường thnẳg cắt hai đường thẳng // thì g. Nếu a c, b c thì h. Nếu a // c, b // c thì * Bài tập trắc nghiệm : a. Hai góc đối đỉnh bằng nhau. b. Hai góc bằng nhau thìđối đỉnh. c. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau. d. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc. e. Đường trung trực của đoạn thẳng đi qua trung điểm của nó. * Bài tập 54. Chú ý: câu sai vẽ hình minh hoạ sai. a. Đ b. S c. S d. S 1. BT 54 (SGK): - 5 cặp đường thẳng vuông góc là: d1 d8 ; d3 d4 ; d3 d7 d1 d2 ; d3 d5 - 4 cặp đường thẳng // là: d8 // d2 ; d4 // d5 ; d4 // d7 ; d5 // d7 Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập (19p) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng //. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: vẽ được hình theo yêu cầu bài toán, ghi được GT-KL và chứng minh được định lí đơn giản. Hs: Làm bài tập 58 Gv: Gọi Hs nhận xét, chốt kết quả, cách trình bày. Hs: Làm bài tập 59 Gv: Gọi Hs nhận xét, chốt kết quả, cách trình bày. Hs: Làm bài tập 59 Gv: Gọi Hs nhận xét, chốt kết quả, cách trình bày. 115o x? BT58SGK/104 Vì a^b, c^b Þ a//c Þ x=180o – 115o = 65o (hai góc trong cùng phía) BT59SGK/104 60o A 5 C E 1 6 B D 110o 4 3 2 G ÐE1 = ÐC1 = 60O. ÐG2 = ÐD1 = 110O. ÐG3 = 180O – G2 = 70O. ÐD4 = ÐD1 = 110O. ÐA5 = ÐE1 = 60O. ÐB6 = ÐG3 = 70O. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (1p) - Phát biểu lại các định lí - Xem lại các bài tập đã sửa ở tiết ôn tập - Tuần 9 kiểm tra giữa kỳ1. V. Rút kinh nghiệm. ĐẠI: ÔN TẬP GIỮA KỲ I Ngày soạn: 22/10/2020 Ngày dạy: từ ngày 26/10 đến ngày. 31/10 Lớp dạy: 7A1 Tiết: từ tiết 32 đến tiết 32 Số tiết: 1. I. Mục tiêu 1. Kiến thức. Học sinh biết vận dụng các kiến thức lí thuyết đã học vào giải các bài tập về giá trị tuyệt đối, tính chất của tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. 2. Kỹ năng. Có kĩ năng vận dụng đúng các kiến thức lí thuyết vào giải bài tập. Biết vận dụng các kiến thức vào giải các bài toán thực tế về tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. 3. Thái độ. - Chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm. 4. Định hướng phát triển năng lực - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV. 5. Định hướng phát triển phẩm chất: - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. - Tính chính xác, kiên trì trong tính toán tỉ lệ II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học - Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình - Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm - Phương tiện thiết bị dạy học: Máy tính Casio, Máy tính, ti vi III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính, thước thẳng Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng. IV. Hoạt động trên lớp 1. Hoạt động khởi động Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Không B. Hoạt động hình thành kiến thức: (45’) HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Thực hiện phép tính (20’) Mục tiêu: Học sinh ôn tập lại các phép tính trên Q Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Tính đúng các bài toán cộng, trừ, nhân, chia các số hữ tỉ GV: Gọi 4 học sinh lên làm bài tập 96 (tr48-SGK) Cả lớp :thực hiện GV: theo dõi,nhận xét ,chốt lại - Nhận xét đánh giá trong 2 phút - Giáo viên chốt lại trong 2 phút GV: Cho HS sử dụng máy tính GV:Cho HS làm bài tập số 97 SGK. HS: Học sinh hoạt động nhóm trong 5 phút GV: Nhận xét đánh giá trong 2 phút Giáo viên chốt lại trong 2 phút - Để tính nhanh chúng ta cần sử dụng hợp lí các tính chất kết hợp, giao hoán - a. b= b.a 9 a.(b.c) = (a.b).c HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 1. Thực hiện phép tính. Bài tập 96 (tr48-SGK) Bài tập số 97 SGK. ( -6,37. 0,4). 2,5=-6,37. (0,4.2,5)=-6,37. (-0,125).(-5,3).8= (-1,25.8).(-5,3)=(-1).(-5,3)= 5,3 (-2,5).(-4).(-7,9)=((-2,5).(-4)).(-7,9)=-7,913 (-0,375).4 . (-2)3= ( (-(-0,375).(-8)). =3. =13 2. Dạng toán tìm số chưa biết. Bài 101: Tìm x, biết: = 2,5 x= 2,5 và x=-2,5. = -1,2 Không tìm được số hữu tỉ x nào để = -1,2 c. + 0,573=2 = 2- 0,573=1,427 x=1,427 và x=-1,427 d. -4= -1 =3 x+ = -3 và x+ =3 x= và x= Hoạt động 2: Củng cố kiến thức giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ (10’) Mục tiêu: Học sinh hiểu được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Ghi lại được công thức giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ GV: - Hãy định nghĩa giấ trị tuyệt đối của một số hữu tỉ? HS: - GTTĐ của số hữu tỉ a là khoảng cách từ điểm a tới điểm 0 trên trục số Học sinh hoạt động cá nhân trong 3 phút hoàn thiện bài tập Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng trình bày trong 3 phút Câu a,b, HS trung bình yếu Câu d, GV hướng dẫn Nhận xét đánh giá trong 3 phút Giáo viên chốt lại trong 2 phút = x nếu x 0 - x nếu x <0 = x nếu x 0 - x nếu x <0 Hoạt động 3: Vận dụng tính chất của tỉ lệ thức giải bài toán chia theo tỉ lệ (10’) Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại tính chất của tỉ lệ thức. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải được các bài toán tỉ lệ thức. GV: Hai số a,b tỉ lệ với các số 3;5 điều đó có nghĩa gì? HS: = Học sinh hoạt động cá nhân trong 5 phút hoàn thịên bài tập Trình bày lời giải trong 3 phút Nhận xét đánh giá trong 2 phút Giáo viên chốt lại trong 2 phút - Để giải được bài toán có lời văn dạng trên chúng ta cần sứ dụng các khái niệm đã học : tính chất của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau 2. Vận dụng tính chất của tỉ lệ thức giải bài toán Bài 103: Gọi số tiền lãi của hai tổ là a,b đồng; a,b >0 Vì số tiền lãi chia theo tỉ lệ nên: = theo tính chất của tỉ lệ thức ta có: = = = = 1 600 000 a= 1 600 000.3= 4 800 000 b=1 600 000.5= 8 000 000 Kết luận: - Số tiền lãi của hai tổ là:4 800 000; 8 000 000 Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò (5 p) Củng cố nhanh những kiến thức của phần ôn tập. - Học lí thuyết: Như phần ôn tập, ôn lại các bài tập trọng tâm. - Chuẩn bị tốt cho kiểm tra giữa kỳ 1. V. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_7_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc