Kế hoạch trải nghiệm sáng tạo môn Toán Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Du

Kế hoạch trải nghiệm sáng tạo môn Toán Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Du

- Lực lượng tham gia: GV, HS

- Tài liệu học tập: SGK toán lớp 7, tập 2.

- Dụng cụ học tập: Vài miếng bìa đồng chất, bút viết, giấy A4, A0, kéo, thước kẻ, que nhọn, sợi dây mềm.

-Thiết bị hỗ trợ: Máy vi tính

- Thời gian tổ chức: gồm 2 tiết:

+ Tiết 1(Tiết 52): Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại lớp.

+ Tiết 2, 3 (Tiết 57, 58): Học sinh lớp báo cáo kết quả trải nghiệm sáng tạo theo nhóm (tổ).

 

docx 3 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 2130
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch trải nghiệm sáng tạo môn Toán Lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU	KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
TỔ CHUYÊN MÔN TOÁN 	 	 	 MÔN TOÁN LỚP 7
1. Kế hoạch thực hiện trong chương trình	
Tuần
Tiết
Tên bài/chủ đề Hình học
Tên bài/chủ đề Hình học
29
51
§3. Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác. Bất đẳng thức tam giác.
52
Luyện tập
Bắt đầu tổ chức hoạt động Trải nghiệm sáng tạo: Trò chơi với các hình tam giác (Sách TNST Lớp 7)
32
57
§6. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
Báo cáo chủ đề Trò chơi với các hình tam giác
58
Luyện tập
2. Nội dung giao nhiệm vụ và báo cáo
Các hoạt động
Chủ đề 1: TRÒ CHƠI VỚI CÁC HÌNH TAM GIÁC
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Lực lượng tham gia: GV, HS
- Tài liệu học tập: SGK toán lớp 7, tập 2. 
- Dụng cụ học tập: Vài miếng bìa đồng chất, bút viết, giấy A4, A0, kéo, thước kẻ, que nhọn, sợi dây mềm.
-Thiết bị hỗ trợ: Máy vi tính
- Thời gian tổ chức: gồm 2 tiết:
+ Tiết 1(Tiết 52): Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại lớp.
+ Tiết 2, 3 (Tiết 57, 58): Học sinh lớp báo cáo kết quả trải nghiệm sáng tạo theo nhóm (tổ).
Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin
- HS tìm hiểu lại kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng.
- HS tìm hiểu khái niệm và các tính chất về đường trung tuyến.
- HS tìm hiểu các loại tam giác, phân biệt và biết cách vẽ trung tuyến của các loại tam giác: nhọn, vuông, tù, cân, đều.
Hình thành ý tưởng
- Học sinh lấy ý tưởng về sự cân bằng của mọi sự vật hiện tượng trong đời sống.
Điều tra và xử lí số liệu điều tra
* Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị và xây dựng quy tắc trò chơi
- Cắt các hình tam giác có hình dạng khác nhau. Kích thước các cạnh từ 10-20cm từ các miếng bìa
- Đặt tam giác lên đầu que nhọn dựng đứng sao cho tam giác thăng bằng.
- Đánh dấu điểm tiếp xúc giữa tam giác với đầu que nhọn.
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi
- Thống nhất luật chơi
- Chơi trò chơi tìm điểm thăng bằng của tam giác.
- Xác định người chiến thắng:
 + Kiểm tra các tam giác hợp lệ	
 + Đếm số tam giác hợp lệ để xác định người chiến thắng.
Báo cáo sản phẩm
*HS thực hiện trên lớp: Thảo luận, trao đổi về kết quả thu được từ trò chơi
- Kẻ đường trung tuyến thứ ba của một tam giác hợp lệ.
- Nhận xét vị trí của điểm cân bằng và đường trung tuyến thứ ba.
- Đo khoảng cách từ một đỉnh đến điểm cân bằng và khoảng cách từ điểm cân bằng tới trung điểm cạnh đối diện với đỉnh đó.
- Rút ra các kiến thức thu được từ trò chơi.
Đánh giá các hoạt động
- GV nêu tiêu chí đánh giá của hoạt động: 
Về sản phầm:
+ Các tam giác hợp lệ thu được có điểm cân bằng trùng với giao điểm của ba đường trung tuyến
+ Các kiến thức tổng hợp trên giấy A4 đảm bảo chính xác
Về hoạt động: Đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá các hoạt động đã thực hiện và mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các tiêu chí trên.
 PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG	 Đông Hà, ngày 20 tháng 09 năm 2018
 .	 Giáo viên
	Lê Phương Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_trai_nghiem_sang_tao_mon_toan_lop_7_truong_thcs_ngu.docx