Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng

Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

 - Hiểu được thời vụ, quy trình gieo hạt cây rừng.

 - Hiểu rõ công việc chăm sóc vườn gieo ươm

2. Kĩ năng:

 - Chăm sóc vườn gieo ươm

3. Thái độ:

 - Có ý thức tiết kiệm hạt giống

 - Làm việc cẩn thận đúng quy trình

II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Trực quan

- Vấn đáp tìm tòi

- Thảo luận nhóm

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo Viên: Giáo án, tranh phóng to H37,H 38 SGK và tham khảo các tranh ảnh khác về xử lý hạt các cách gieo hạt, quá trình gieo hạt, tranh ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng

2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi

 1)Em cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì? (4đ)

 2) Nêu cách tạo nền đất gieo ươm? (6đ)

Trả lời

- Yêu cầu:

+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.

+ Độ PH từ 6 đến 7 ( Trung tính, ít chua).

+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2- 4o).

+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

- Cách tạo nền đất gieo ươm

a) Luống đất:

- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao 0,15-0,2m, dài 10-15m.

- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.

- Hướng luống: Nam – Bắc.

b) Bầu đất.

- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm bằng nilông sẫm màu.

- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ và 20% phân lân

 

docx 5 trang sontrang 5230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ Lớp 7 - Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24: GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO
 ƯƠM CÂY RỪNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 	
 - Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.
 - Hiểu được thời vụ, quy trình gieo hạt cây rừng.
 - Hiểu rõ công việc chăm sóc vườn gieo ươm
2. Kĩ năng:
 - Chăm sóc vườn gieo ươm
3. Thái độ:
 - Có ý thức tiết kiệm hạt giống
 - Làm việc cẩn thận đúng quy trình
II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phát hiện và giải quyết vấn đề
Trực quan
Vấn đáp tìm tòi
Thảo luận nhóm	
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo Viên: Giáo án, tranh phóng to H37,H 38 SGK và tham khảo các tranh ảnh khác về xử lý hạt các cách gieo hạt, quá trình gieo hạt, tranh ảnh về chăm sóc vườn ươm cây rừng
2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
 1)Em cho biết nơi đặt vườn gieo ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì? (4đ)
 2) Nêu cách tạo nền đất gieo ươm? (6đ)
Trả lời
- Yêu cầu:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
+ Độ PH từ 6 đến 7 ( Trung tính, ít chua).
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2- 4o).
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
- Cách tạo nền đất gieo ươm
a) Luống đất:
- Kích thước: Rộng 0,8- 1m, cao 0,15-0,2m, dài 10-15m.
- Bón phân lót: Hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ.
- Hướng luống: Nam – Bắc.
b) Bầu đất.
- Vỏ bầu hình ống hở hai đầu làm bằng nilông sẫm màu.
- Ruột bầu chứa 80-89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ và 20% phân lân 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động khởi động
-GV: Gieo hạt là khâu kỹ thuật rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tới tỷ lệ sống và phát triển của cây con. Bài học này giúp chúng ta nắm được kỹ thuật gieo hạt, biết chăm sóc vườn ươm.
* Hoạt động hình thành kiến thức
Tìm hiểu các biện pháp kích thích hạt cây rừng nảy mầm 
GV yêu cầu HS đọc SGK
GV: Để kích thích hạt người ta thường dùng các biện pháp nào?
HS: Đốt hạt, tác động bằng lực, kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
GV: Thế nào là xử lí hạt giống trước khi gieo hạt?
HS: Một số hạt vỏ dày và cứng có thể làm bằng cách đốt hạt nhưng không làm cháy hạt. Sau khi đốt trộn hạt với tro để ủ, hàng này vảy nước cho hạt ẩm.
GV: Em hãy kể 1 số loại hạt cần xử lý bằng biện pháp đốt hạt ?
HS: trả lời
GV: Xử lí bằng cách như thế nào?
HS: Với hạt vỏ dày và khó thấm nước có thể tác động một lực lên hạt nhưng không làm hại phôi: gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt. Sau đó ủ hạt trong kho hay cát ẩm.
GV: Loại hạt nào có thể tác động bằng lực và nêu cách làm? Cho vài ví dụ?
GV: Em hãy cho vài ví dụ về xử lý hạt giống bằng nước ấm 
HS cho ví dụ
GV: Em hãy cho biết mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo?
HS: Là làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua lớp vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh đều và diệt trừ mầm mống sâu bệnh.
GV: kết luận.
Tìm hiểu thời vụ và kỹ thuật gieo hạt
Yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1 và cho biết:
GV: Thời vụ là gì?
HS: Thời vụ là một khoảng thời gian trồng một loại cây trồng nào đó. 
GV: Gieo hạt đúng thời vụ có tác dụng gì?
HS: Gieo hạt đúng thợi vụ để giảm công chăm sóc và hạt có tỉ lệ nảy mầm cao.
GV: Thời vụ gieo hạt có tầm quan trọng như thế nào tới số lượng cây mầm thu được?
GV: gieo hạt vào tháng nắng nóng mưa to có tốt không? Vì sao? Mùa gieo hạt ở miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam có giống nhau không?
HS: Không tốt, vì có nhiều hạt chết do khô héo, hạt bị rửa trôi, tốn công che nắng che mưa, tốn công, làm cỏ, xới đất,...
GV: Mùa gieo hạt ở miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam có giống nhau không?
HS: trả lời
GV rút ra kết luận 
GV treo tranh H37/ SGK. Các cách gieo hạt yêu cầu HS nói các cách gieo hạt đã học 
Gọi vài HS trả lời
Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
? Cho biết quy trình gieo hạt cây rừng diễn ra như thế nào?
HS: Quy trình: Gieo hạt -> Lấp đất -> Che phủ -> Tưới nước -> Phun thuốc trừ sâu, bệnh -> Bảo vệ luống gieo.
? Tại sao phải lấp đất sau khi gieo hạt?
HS: Nhằm chống nắng, ngăn chặn rửa trôi hạt, giữ ẩm cho hạt.
? Bảo vệ luống gieo nhằm mục đích gì?
HS: Nhằm phòng trừ sâu bệnh hại, chống chuột và côn trùng ăn hạt và hại cây mầm.
GV: Kết luận, ghi bảng
Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc vườn gieo ươm
GV cho HS quan sát H38 SGK và yêu cầu HS nêu và ghi vào vở bài tập tên và mục đích của từng biện pháp chăm sóc ở vườn gieo ươm.
GV: Ngoài các biện pháp trên còn có những biện pháp nào nữa?
GV: Hạt đã nứt nanh đem gieo những tỷ lệ nảy mầm thấp hãy cho biết những nguyên nhân nào?
* Hoạt động tìm tòi – mở rộng
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/62
 - Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước Bài 26&27:TRỒNG CÂY RỪNG, CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG.
BÀI 24: GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN ƯƠM CÂY RỪNG
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm:
1/ Đốt hạt:
- Có thể đốt những hạt có vỏ dày và cứng.
- Sau đó trộn hạt với tro ủ, hàng ngày vảy nước cho hạt ẩm
2/ Tác động bằng lực: 
- Có thể tác động bằng lực lên hạt có vỏ dày khó thấm nước (trẩu, lim, tràm) bằng cách gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạt.
3/ Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm: (phổ biến)
- Mục đích làm mềm lớp vỏ dày, cứng để dễ thấm nước và mầm dễ phát triển, duy trì mầm mống sâu bệnh
II/ Gieo hạt:
1/ Thời vụ gieo hạt:
- Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm sóc và hạt có tỷ lệ nảy mầm cao
2/ Quy trình gieo hạt:
- Quy trình gieo hạt theo trình tự: 
Gieo hạt -> Lấp đất -> Che phủ -> Tưới nước -> Phun thuốc trừ sâu, bệnh -> Bảo vệ luống gieo.
III/ Chăm sóc vườn gieo ươm cây:
- Chăm sóc vườn ươm bao gồm: che mưa nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_cong_nghe_lop_7_bai_24_gieo_hat_va_cham_soc_vuon.docx